- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7116:2002 (ISO 2588: 1985) về Da - Lấy mẫu - Số các mẫu đơn cho một mẫu tổng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7117:2007 (ISO 2418: 2002) về Da - Phép thử hoá, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7126:2010 (ISO 4044 : 2008) về Da - Phép thử hóa học - Chuẩn bị mẫu thử hoá
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7149:2007 (ISO 385:2005) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Buret
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10049:2013
ISO 5397:1984
DA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ VÀ "CHẤT DA" - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Leather - Determination of nitrogen content and "hide substance" - Titrimetric method
Lời nói đầu
TCVN 10049:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 5397:1984.
TCVN 10049:2013 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Theo Schroder và Passler, việc xác định "chất da" từ hàm lượng nitơ được dựa trên thực tế là, các chất khô đã loại tro và chất béo ở da sống của các loại động vật khác nhau ở mức độ nào đó sẽ khác nhau, nhưng hàm lượng nitơ ở một số loại động vật hầu như không đổi.
DA - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NITƠ VÀ "CHẤT DA" - PHƯƠNG PHÁP CHUẨN ĐỘ
Leather - Determination of nitrogen content and "hide substance" - Titrimetric method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chuẩn độ để xác định hàm lượng nitơ và "chất da" của da.
Phương pháp này áp dụng được cho tất cả các loại da thuộc.
CHÚ THÍCH: Các chất chứa nitơ khác (ví dụ một số thuốc hãm, tanin tổng hợp, chất béo cation và thuốc nhuộm) làm sai lệch giá trị của "chất da". Nếu có mặt các vật liệu này, thì sẽ không thu được kết quả chính xác đối với "chất da".
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7149 (ISO 385), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Buret.
ISO 2418:1972[1], Leather - Laboratory samples - Location and identification (Da - mẫu phòng thí nghiệm - Vị trí nhận dạng);
ISO 2588:1973[2], Leather - Determination of shrinkage temperature (Da - Xác định nhiệt độ co);
ISO 4044:1977[3], Leather - Preparation of chemical test samples (Da - Chuẩn bị mẫu thử hóa)
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Chất da (hide substance)
Hàm lượng các chất chứa nitơ, được tính từ hàm lượng nitơ bằng cách nhân với hệ số 5,62.
4. Nguyên tắc
Phân hủy mẫu thử bằng phương pháp Kjeldahl. Chưng cất amoniac giải phóng ra bằng một trong các phương pháp thông thường. Xác định hàm lượng nitơ bằng cách chuẩn độ amoniac với axit sulfuric hoặc axit clohyđric, sử dụng chỉ thị phenolphtalein.
5. Thuốc thử
Trong quá trình phân tích, chỉ sử dụng thuốc thử có độ tinh khiết phân tích đã được công nhận và chỉ sử dụng nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương.
5.1. Axit sulfuric bốc khói, [7 % (m/m) SO3 tự do] hoặc axit sulfuric 90 % (m/m).
5.2. Hỗn hợp xúc tác
Có thể sử dụng bất kỳ hỗn hợp xúc tác nào rút ngắn được thời gian mẫu. Ví dụ các hỗn hợp sau:
a) 100 mg đến CuSO4 khan
từ 6 g đến 8 g K2SO4 khan
b) 10 g selen
25 g CuSO4 khan
350 g K2SO4 khan
Chuẩn bị chất xúc tác gốc (tốt nhất là trộn trong máy nghiền) theo tỉ lệ khoảng 5 g chất xúc tác với 3 g mẫu thử.
5.3. Axit boric, dung dịch borat t
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10061-1:2013 (ISO 17076-1:2012) về Da - Xác định độ bền mài mòn - Phần 1: Phương pháp Taber
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10061-2:2013 (ISO 17076-2:2011) về Da - Xác định độ bền mài mòn - Phần 2: Phương pháp đĩa cầu Martindale
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10062:2013 (ISO 17227:2002) về Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền của da khi sấy khô
- 1Quyết định 4267/QĐ-BKHCN năm 2013 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7116:2002 (ISO 2588: 1985) về Da - Lấy mẫu - Số các mẫu đơn cho một mẫu tổng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7117:2007 (ISO 2418: 2002) về Da - Phép thử hoá, cơ lý và độ bền màu - Vị trí lấy mẫu
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7126:2010 (ISO 4044 : 2008) về Da - Phép thử hóa học - Chuẩn bị mẫu thử hoá
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7149:2007 (ISO 385:2005) về Dụng cụ thí nghiệm bằng thuỷ tinh - Buret
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10061-1:2013 (ISO 17076-1:2012) về Da - Xác định độ bền mài mòn - Phần 1: Phương pháp Taber
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10061-2:2013 (ISO 17076-2:2011) về Da - Xác định độ bền mài mòn - Phần 2: Phương pháp đĩa cầu Martindale
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10062:2013 (ISO 17227:2002) về Da - Phép thử cơ lý - Xác định độ bền của da khi sấy khô
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10049:2013 (ISO 5397:1984) về Da - Xác định hàm lượng nitơ và "chất da" - Phương pháp chuẩn độ
- Số hiệu: TCVN10049:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực