Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10032:2013

EN 1378:1996

THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH ASPARTAME TRONG CÁC CHẾ PHẨM TẠO NGỌT – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Foodstuffs – Determination of aspartame in table top sweetener preparations – Method by high performance liquid chromatography

Lời nói đầu

TCVN 10032:2013 hoàn toàn tương đương với EN 1378:1996;

TCVN 10032:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

THỰC PHẨM – XÁC ĐỊNH ASPARTAME TRONG CÁC CHẾ PHẨM TẠO NGỌT – PHƯƠNG PHÁP SẮC KÍ LỎNG HIỆU NĂNG CAO

Foodstuffs – Determination of aspartame in table top sweetener preparations – Method by high performance liquid chromatography

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) để xác định aspartame có trong các chế phẩm tạo ngọt.

Phép thử liên phòng thử nghiệm được tiến hành trên các viên tạo ngọt [1].

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kĩ thuật và phương pháp thử.

3. Nguyên tắc

Xác định aspartame trong dung dịch chế phẩm tạo ngọt thích hợp trong nước bằng HPLC, sau đó phát hiện bằng đo quang trong dải UV. Việc nhận biết aspartame dựa vào thời gian lưu và xác định bằng phương pháp ngoại chuẩn sử dụng diện tích pic hoặc chiều cao pic.

4. Thuốc thử

Chỉ sử dụng các loại thuốc thử tinh khiết phân tích và nước ít nhất là loại 1 theo TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác.

4.1. Chất chuẩn aspartame, có hàm lượng tối thiểu 98% tính theo chất khô và không lớn hơn 102% (xem 6.2). Hao hụt khối lượng khi sấy không vượt quá 4,5 %. Chất chuẩn này phải tinh khiết dùng cho sắc kí, được bảo quản nơi thoáng mát và khô.

CHÚ THÍCH Để biết thêm thông tin về việc nhận biết và độ tinh khiết, xem [2].

4.2. Dung dịch kali dihydro orthophosphat, c(KH2PO4) = 0,0125 mol/l1).

4.3. Metanol, thích hợp dùng cho phân tích HPLC.

4.4. Axit orthophosphoric.

4.5. Pha động dùng cho HPLC

Trộn 70 phần thể tích dung dịch kali dihydro orthorphosphat (4.2) với 30 phần thể tích metanol (4.3), rồi chỉnh pH đến 4,5 bằng axit phosphoric (4.4). Loại bỏ phần hạt bằng bộ lọc màng (5.2).

Sau khi tiến hành phương pháp này, cần bơm nước qua thiết bị HPLC để tránh bị ăn mòn do tiếp xúc lâu dài với chất rửa giải có chứa phosphat cũng như tránh hiện tượng tắc nghẽn xảy ra do phosphat kết tủa.

4.6. Dung dịch chuẩn aspartame

Nghiền nhỏ ít nhất khoảng 1,5 g chất chuẩn aspartame (4.1), sau đó cân ngay khoảng 200 mg (m1) chất chuẩn aspartame đã nghiền chưa sấy, chính xác đến 0,1 mg, rồi hòa tan trong pha động (4.5) trong bình định mức 1 000 ml (V2), thêm pha động đến vạch.

Bảo quản chất chuẩn aspartame đã nghiền nhỏ còn lại. Tiến hành xác định ngay hao hụt khối lượng khi sấy (LD) (xem 6.2)

Chuẩn bị dung dịch chất chuẩn trong ngày thử nghiệm.

Có thể sử dụng thêm các dung dịch có nồng độ nằm trong dải tuyến tính để dựng đường chuẩn.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10032:2013 (EN 1378:1996) về Thực phẩm – Xác định aspartame trong các chế phẩm tạo ngọt – Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao

  • Số hiệu: TCVN10032:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản