Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10031:2013
EN 1377:1996
THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH ACESULFAME K TRONG CÁC CHẾ PHẨM TẠO NGỌT - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ
Foodstuffs - Determination of acesulfame K in table top sweetener preparations - Spectrometric method
TCVN 10031:2013 hoàn toàn tương đương với EN 1377:1996;
TCVN 10031:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
THỰC PHẨM - XÁC ĐỊNH ACESULFAME K TRONG CÁC CHẾ PHẨM TẠO NGỌT - PHƯƠNG PHÁP ĐO PHỔ
Foodstuffs - Determination of acesulfame K in table top sweetener preparations - Spectrometric method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo phổ để xác định hàm lượng acesulfame K có trong các chế phẩm tạo ngọt dạng rắn có chứa acesulfame K.
Phép thử liên phòng thử nghiệm được tiến hành trên các viên tạo ngọt [1].
2. Tài liệu viện dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4851 (ISO 3696), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
3. Nguyên tắc
Chuẩn bị dung dịch mẫu thử bằng cách hòa tan chế phẩm tạo ngọt trong nước. Đo quang phổ để xác định hàm lượng acesulfame K ở bước sóng có độ hấp thụ cực đại khoảng 227 nm.
4. Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước ít nhất là loại 3 theo TCVN 4851 (ISO 3696), trừ khi có quy định khác.
4.1. Chất chuẩn acesulfame K, có hàm lượng tối thiểu 99 % tính theo chất khô
CHÚ THÍCH: Để biết thêm thông tin về việc nhận biết và độ tinh khiết, xem [2].
4.2. Dung dịch gốc acesulfame K, r(C4H4NO4SK) » 0,8 g/l1).
Hòa tan khoảng 400,0 mg chất chuẩn acesulfame K (4.1), cân chính xác đến 0,1 mg, trong nước đựng trong bình định mức 500 ml, rồi thêm nước đến vạch.
4.3. Dung dịch chuẩn acesulfame K, r(C4H4NO4SK) » 8 mg/l.
Dùng pipet lấy 5,00 ml dung dịch gốc acesulfame K (4.2) cho vào bình định mức 500 ml, rồi thêm nước đến vạch.
CHÚ THÍCH: Có thể sử dụng thêm các dung dịch có nồng độ nằm trong dải tuyến tính để dựng đường chuẩn.
5. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ thông thường của phòng thử nghiệm và cụ thể như sau:
5.1. Máy đo phổ, thích hợp để đo trong dải UV.
5.2. Cuvet thạch anh, có chiều dài đường quang 1 cm.
6. Cách tiến hành
6.1. Xác định khối lượng trung bình viên tạo ngọt
Xác khối lượng của ít nhất 20 viên tạo ngọt, chính xác đến 0,1 mg, rồi tính khối lượng trung bình (m2) của một viên.
CHÚ THÍCH: Để tăng độ chính xác, nên sử dụng 100 viên.
6.2. Chuẩn bị dung dịch mẫu thử
Hòa tan một lượng chế phẩm tạo ngọt đã nghiền nhỏ (m0), tương đương
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-5:2002 (ISO 5725-5 : 1998) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10032:2013 (EN 1378:1996) về Thực phẩm – Xác định aspartame trong các chế phẩm tạo ngọt – Phương pháp sắc kí lỏng hiệu năng cao
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10036:2013 (ISO 26642:2010) về Thực phẩm – Xác định chỉ số glycaemic (GI) và khuyến nghị cách phân loại thực phẩm
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10031:2013 (EN 1377:1996) về Thực phẩm – Xác định acesulfame K trong các chế phẩm tạo ngọt – Phương pháp đo phổ
- Số hiệu: TCVN10031:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra