Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

22 TCN 258 - 99

QUY TRÌNH KỸ THUẬT

KIỂM ĐỊNH CẦU ĐƯỜNG SẮT

(Ban hành kèm theo Quyết định số 2563/2000/QĐ-BGTVT, ngày 1/9/2000)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CƠ BẢN

1.1. PHẠM VI ÁP DỤNG

Quy trình kiểm định cầu đường sắt này được áp dụng trong công tác kiểm định các loại cầu sau :

- Kết cấu nhịp dầm thép hoặc dàn thép có mặt cầu trần hoặc mặt cầu BTCT không liên hợp với kết cấu bằng thép.

- Kết cấu nhịp dầm BTCT thường có máng ba lát, thi công đúc tại chỗ hoặc lắp ghép.

- Mố trụ cầu bằng vật liệu đá xây, bê tông, BTCT, palê thép (kết cấu tạm).

- Móng của mố trụ thuộc dạng móng trên nền tự nhiên, móng giếng chìm, móng cọc.

Các cầu được xét ở đây nằm trên tuyến đường sắt quốc gia khổ 1435mm hoặc khổ 1000mm hoặc khổ đường kết hợp 1435mm và 1000mm, không hạn chế về điều kiện vùng địa lý và khí hậu.

Quy trình này cũng được dùng để kiểm định các cầu đi chung đường sắt và đường ô tô.

Quy trình này chỉ dẫn về các yêu cầu khảo sát điều tra cầu cũ trên đường sắt, về cách tính toán lại kết cấu nhịp và mố trụ, móng của cầu cũ, các yêu cầu thử cầu dưới tải trọng khai thác thường xuyên hoặc tải trọng đặc biệt thử cầu, chỉ dẫn cách phân tích các số liệu tính toán và số liệu đo đạc khảo sát để chẩn đoán về trạng thái kỹ thuật của cầu, khả năng thông xe và năng lực chịu tải giới hạn của cầu.

Quy trình này cũng chỉ dẫn cách tính toán đẳng cấp của cầu thép và của đoàn tàu thực tế cần xét để cung cấp các thông tin chung về các cầu trên một tuyến hoặc một đoạn tuyến, giúp cho việc đưa ra các quyết định về tổ chức khai thác vận tải đường sắt.

1.2. PHẠM VI KHÔNG ÁP DỤNG HOẶC PHẠM VI ĐƯỢC THAM KHẢO ÁP DỤNG

Quy trình này không áp dụng cho các trường hợp sau :

- Kết cấu nhịp BTCT dự ứng lực.

- Kết cấu nhịp vòm và khung bằng bất cứ vật liệu nào.

Những trường hợp khác có thể áp dụng Quy trình này chỉ để lấy kết quả tham khảo.

1.3. MỐI QUAN HỆ CỦA QUY TRÌNH NÀY VỚI CÁC QUY TRÌNH CẦU KHÁC CỦA BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI BAN HÀNH

Khi kiểm định cầu đi chung cầu đường sắt và đường bộ, ngoài những quy định của Quy trình này cần tuân theo những quy định có liên quan đến phần cầu dành cho ô tô của Quy trình kiểm định cầu ô tô (về tải trọng xe, khổ giới hạn.v.v.)

Phần kiểm toán tổng thể cầu dưới tác dụng của dòng nước (cách tính toán thủy văn, thủy lực) được làm theo các chỉ dẫn như của Quy trình thiết kế cầu mới, Quy trình tính toán lưu lượng theo phương pháp dòng chảy mưa rào, đã được Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Khi thử tải cầu cần tham khảo Quy trình thử nghiệm cầu của Bộ Giao thông vận tải.

1.4. MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC QUY TRÌNH, TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG KHÁC

Trong khi áp dụng Quy trình này cần tham khảo các tiêu chuẩn xây dựng có liên quan đến điều kiện khí hậu Việt Nam, tải trọng gió, vùng động đất.v.v. do Bộ Xây dựng ban hành.

1.5. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA THUẬT NGỮ VỀ KIỂM ĐỊNH CẦU TRONG QUY TRÌNH NÀY

Kiểm định: Toàn bộ các công tác điều tra, đo đạc tính toán, thử tải, phân tích mọi mặt nhằm đánh giá tình trạng kỹ thuật của cầu cũ.

Đẳng cấp cầu: Trị số nhỏ nhất trong số các đẳng cấp của các bộ phận kết cấu cầu.

Đẳng cấp hoạt tải: Tỷ số giữa hoạt tải tương đương của đoàn tàu đang xét với hoạt tải rải đều tương đương của đoàn tàu đơn vị chuẩn T-1, được xét trên cùng một đường ảnh hưởng nội lực đang xét của cấu kiện cầu.

1.6. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH CẦU

1.6.1. Thời điểm và tình huống

Công tác kiểm định cầu được thực hiện trong các tình huống sau:

+ Khi cần đánh

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 258:1999 về quy trình kỹ thuật kiểm định cầu đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành.

  • Số hiệu: 22TCN258:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/09/2000
  • Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo:
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản