Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
HẦM ĐƯỜNG SẮT VÀ HẦM ĐƯỜNG Ô TÔ - TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ
(Ban hành theo Quyết định số 12/UBXD ngày 5-2-1988)
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế mới và thiết kế mở rộng hầm qua núi cho đường sắt khổ 1435 mm (đường đơn hoặc đường đôi) và đường ô tô có một hoặc nhiều làn xe từ cấp I và cấp IV
Tiêu chuẩn này không áp dụng để thiết kế hầm xe điện ngầm, hầm qua sông, hầm dẫn nước, hầm đặt cáp điện cũng như những công trình ngầm khác (hầm làm ga đường sắt, hầm làm ga ra ô tô…)
1.2. Khi thiết kế hầm nên hết sức tránh các vùng đang có trượt lở, hoặc sắp trượt lở, những vùng có nhiều hang động cac-tơ. Khi phải qua những vùng đó cần có biện pháp ngăn ngừa, gia cố kết cấu hầm bảo đảm khả năng làm việc và ổn định
1.3. Thiết kế hầm phải phù hợp với các tiêu chuẩn về: Sử dụng (khai thác), an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp, phòng hỏa, đồng thời phải phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế đường sắt khổ 1435 mm. TCVN 4117 - 85 và tiêu chuẩn thiết kế đường ôtô TCVN 4054 - 85
1.4. Hầm phải đảm bảo giao thông an toàn, liên tục và tốn ít công duy tu, bảo dưỡng nhất trong suốt quá trình sử dụng
1.5. Khi thiết kế hầm phải căn cứ vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật của tuyến đường và luận chứng kinh tế - kỹ thuật riêng của công trình hầm được cấp có thẩm quyền duyệt, đồng thời có xét đến yêu cầu của quốc phòng.
1.6. Khi thiết kế hầm phải căn cứ vào tài liệu đo đạc, khảo sát địa chất công trình và địa chất thủy văn. Nội dung của công tác khảo sát này phải phù hợp với quy định trong tiêu chuẩn khảo sát cho xây dựng. Nguyên tắc cơ bản TCVN 4419 – 87 và phù hợp với quy trình khảo sát chuyên ngành
1.7. Hầm đường sắt và hầm đường ô tô được thiết kế theo tiêu chuẩn vĩnh cửu, có độ bền cấp I
1.8. Các kết cấu và thiết kế của hầm phải áp dụng thiết kế điển hình
Cần cố gắng sử dụng các vật liệu và thiết bị chế tạo trong nước một cách hợp lý và tiết kiệm
1.9. Trong thiết kế cần lưu ý để thi công hầm với tốc độ nhanh, có khả năng cơ giới hóa và công xưởng hóa ở mức cao nhất
2.1. Vị trí của hầm được lựa chọn theo các tiêu chuẩn: Kinh tế - kỹ thuật; địa chất và địa chất thủy văn, địa hình, điều kiện thông gió, phù hợp với yêu cầu của quốc phòng, đồng thời phải kết hợp chặt chẽ với thiết kế tổng thể của tuyến đường và mặt bằng và trắc đạc
2.2. Khi chọn độ cao của hầm cần so sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giữa phương án đi thấp và phương án đi cao kể cả hệ thống đường dẫn lên dốc ngoài của hầm
2.3. Vị trí của hầm trên trắc dọc được lựa chọn trên cơ sở:
So sánh các chỉ tiêu kinh tế - kỹ thuật giữa làm đường đào và làm hầm, trong đó bao gồm vốn xây dựng cơ bản và chi phí duy tu bảo quản;
Đảm bảo sự ổn định hiện tại và lâu dài của ta luy đường đào và ta luy đỉnh hầm, đồng thời đảm bảo chiều dày tối thiểu của tầng đất trên nóc hầm để khỏi gây ra sập lở khi bắt đầu thi công đào ngầm và đổ vỏ hầm có chiều dày hợp lý
2.4. Không đặt cửa hầm trên vùng trượt lở, vùng có mực nước ngầm cao hay giữa khe tụ nước. Khi vị trí cửa hầm qua vùng bãi có khả năng ngập nước thì đáy rãnh thoát nước cạnh cửa hầm phải đặt cao hơn mực nước cao nhất (tính cả chiều cao nước dâng và chiều cao sóng vỗ) ứng với tần suất 0,3% là 0,5m.
2.5. Phải đặt cửa hầm tránh các chướng ngại cản gió và hướng cửa hầm về phía hướng gió chủ yếu để tăng khả năng thông gió tự nhiên của hầm.
2.6. Trường hợp chiều dày của tầng đất phủ trên nóc hầm quá mỏng không thể dùng phương pháp đào ngầm, khi hai hầm có cửa liên tiếp cách nhau dưới 6m mà có ta luy đỉnh hầm quá cao, hoặc hầm qua vùng địa chất xấu có thể xảy ra sụt lở khi thi công, có thể sử dụng hầm trần. Khi đó vị trí cửa hầm được kéo dài ra phía ngoài, đủ để đảm bảo không gây ra sụt lở cho ta luy đỉnh hầm sau này.
2.7. Khi gặp các lớp đá nằm nghiêng, trục hầm phải đi theo hướng vuông góc với đường phương. Trường hợp các lớp đá nằm ngang hay có độ dốc nhỏ từ 30<
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:1985 về đường ôtô - tiêu chuẩn thiêt kế do Chủ nhiệm Ủy ban xây dựng cơ bản Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4419:1987 về khảo sát cho xây dựng - nguyên tắc cơ bản
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4117:1985 về đường sắt khổ 1435 mm - tiêu chuẩn thiết kế
- 4Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 258:1999 về quy trình kỹ thuật kiểm định cầu đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4054:1998 về đường ô tô - Yêu cầu thiết kế
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13346:2021 về Công trình phòng chống đất sụt trên đường ô tô - Yêu cầu khảo sát và thiết kế
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4527:1988 về hầm đường sắt và hầm đường ô tô - tiêu chuẩn thiết kế
- Số hiệu: TCVN4527:1988
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1988
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra