- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5617:1991 về ngũ cốc - phương pháp xác định aflatoxin do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4994:1989 về rây thử cho ngũ cốc do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4996:1989 (ISO 7971-1986) về ngũ cốc - phương pháp xác định dung trọng "khối lượng của 100 lít" - Phương pháp chuẩn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4846:1989 (ISO 6540-1980) về ngô - Phương pháp xác định hàm lượng ẩm (ngô bột, ngô hạt) do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979)
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5258:1990 (CODEX STAN 153 - 1985) về ngô (hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
NGÔ HẠT - YÊU CẦU KỸ THUẬT VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ
Tiêu chuẩn này thay thế cho 10 TCN 149-91 và quy định các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu cho ngô hạt thương phẩm.
TCVN 5451-1991 (ISO 950:1979) Ngũ cốc - Lấy mẫu (dạng hạt)
TCVN 4846 - 89 (ISO 6540:1980) Ngô - Phương pháp xác định độ ẩm (ngô bột và ngô hạt)
TCVN 4996 - 89 (ISO7971:1980) Ngũ cốc - Phương pháp xác định dung trọng "khối lượng của 100 lít". Phương pháp chuẩn.
TCVN 5258 - 90 (CODEX STAN 153 - 1985). Ngô hạt
TCVN 4994 - 89 (ISO 5223:1983). Sàng thí nghiệm dùng cho ngũ cốc
TCVN 5617 - 1991 Ngũ cốc - Phương pháp xác định hàm lượng Aflatoxin
Theo mục đích của tiêu chuẩn này, áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Ngô hạt: Bao gồm các hạt ngô đã được tách khỏi lõi ngô.
3.2. Ngô vỡ và ngô non.
3.2.1. Ngô vỡ: Tất cả những phần lọt qua sàng có đường kính lỗ 4,8mm và nằm lại trên sàng có đường kính lỗ 2,4mm sau khi đã loại bỏ tạp chất khỏi mẫu ngô.
3.2.2. Hạt ngô non: Hạt chưa chín hoặc chưa phát triển hoàn toàn. Hạt ngô non cũng có thể lọt qua sàng 4.8mm.
3.3. Hạt hư hỏng hoàn toàn: Hạt ngô và mảnh ngô bị biến chất rõ rệt do thời tiết, sâu bệnh, nhiệt, côn trùng, nấm mốc, nảy mầm hoặc do các nguyên nhân khác.
3.3.1. Hạt hư hỏng do nhiệt: Hạt ngô và mảnh ngô bị biến đổi màu sắc tự nhiên do nhiệt phá huỷ.
3.3.2. Hạt sâu bệnh: Hạt bị hư hỏng nhìn được bằng mắt thường do sâu bệnh, côn trùng và các vi sinh vật khác tấn công.
3.4. Hạt khác màu: Hạt ngô có màu khác với màu đặc trưng của hạt ngô đã được quy định.
3.5. Tạp chất: Toàn bộ phần lọt qua sàng có đường kính lỗ 2,4mm và những phần không phải là ngô còn lại trên sàng này và những hạt ngô bị hư hỏng hoàn toàn.
3.5.1. Tạp chất hữu cơ: Bao gồm các hạt ngũ cốc khác, các hạt lạ, rơm rác, xác côn trùng và mảnh xác côn trùng.
3.5.2. Tạp chất vô cơ: Mảnh đá, đất cát, sỏi sạn, mảnh kim loại lẫn trong ngô.
4.1. Trong buôn bán ngô hạt thường được chia làm 3 loại: ngô vàng, ngô trắng và ngô hỗn hợp.
4.1.1. Ngô vàng: Ngô có hạt màu vàng và chứa không nhiều hơn 5% hạt ngô có màu khác. Hạt ngô vàng có lẫn vết đỏ nhạt cũng có thể coi là ngô vàng.
4.1.2. Ngô trắng: Ngô có hạt màu trắng và chứa không nhiều hơn 2% hạt ngô khác màu. Hạt ngô màu trắng có lẫn vết màu vàng nhạt hoặc hồng nhạt cũng có thể coi là ngô trắng.
4.1.3. Ngô hỗn hợp: Ngô không có mầu sắc đáp ứng được quy định đối với các nhóm ngô vàng, ngô trắng ở các điều từ 4.1.1 đến 4.1.2.
4.2. Cũng có thể phân loại ngô hạt theo ngô đá, ngô răng ngựa, hỗn hợp ngô đá và răng ngựa và ngô nếp.
4.2.1. Ngô đá: Ngô có bất kỳ màu sắc gì, bao gồm không ít hơn 95% là hạt ngô đá.
4.2.2. Ngô răng ngựa (ngô vết lõm): Ngô có bất kỳ màu sắc gì, bao gồm không ít hơn 95% là hạt ngô răng ngựa.
4.2.3.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 27/2002/QĐ-BNN về Tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 867/1998/QĐ-BYT về Danh mục tiêu chuẩn vệ sinh đối với lương thực, thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5617:1991 về ngũ cốc - phương pháp xác định aflatoxin do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4994:1989 về rây thử cho ngũ cốc do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4996:1989 (ISO 7971-1986) về ngũ cốc - phương pháp xác định dung trọng "khối lượng của 100 lít" - Phương pháp chuẩn do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4846:1989 (ISO 6540-1980) về ngô - Phương pháp xác định hàm lượng ẩm (ngô bột, ngô hạt) do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5451:1991 (ISO 950 – 1979)
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5258:1990 (CODEX STAN 153 - 1985) về ngô (hạt) do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5258:2008 (CODEX STAN 153-1985, Rev. 1-1995) về ngô (hạt)
Tiêu chuẩn ngành 10 TCN 513:2002 về ngô hạt - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 10TCN513:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 15/04/2002
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định