QUY PHẠM KỸ THUẬT VỀ NUÔI CÁ SẤU NƯỚC NGỌT
1.1. Mục tiêu, nội dung
Quy phạm kỹ thuật này quy định các kỹ thuật chủ yếu trong gây nuôi sinh sản Cá sấu nước ngọt (Crocodylus siamensis Linnaeus, 1785) bao gồm các quy định về chuồng trại; kỹ thuật chọn giống; kỹ thuật ấp trứng; kỹ thuật chăm sóc con non; kỹ thuật chăn nuôi; thức ăn; kỹ thuật chọn đàn sinh sản hậu bị; công tác thú y; vệ sinh môi trường; vận chuyển đối với trại gây nuôi sinh sản biệt lập loài Cá sấu nước ngọt.
1.2. Đối tượng và phạm vi áp dụng
Quy phạm kỹ thuật này áp dụng cho các trại nuôi trên phạm vi cả nước, là cơ sở cho cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quản lý, theo dõi và đánh giá quy mô, năng lực sản xuất của các trại nuôi sinh sản Cá sấu nước ngọt. Quy phạm này cũng giúp Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam tổng hợp, xem xét, đánh giá và xây dựng đề xuất đăng ký các trại gây nuôi sinh sản Cá sấu nước ngọt với Ban thư ký Công ước về Buôn bán Quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES).
- Gây nuôi sinh sản biệt lập: Là quá trình tạo ra trứng hoặc con non từ kết quả của việc trao đổi giao tử hoặc giao phối giữa các cặp bố, mẹ được nuôi trong môi trường có kiểm soát mà không cần bổ sung nguồn giống từ tự nhiên, trừ những lần bổ sung nhằm tránh hiện tượng đồng huyết và cận huyết.
- Nuôi sinh sản: Là quá trình nhân giống động vật trong môi trường có kiểm soát.
- Nguồn giống sinh sản: Là các cá thể động vật ban đầu được sử dụng để sản xuất ra các thế hệ kế tiếp trong trại nuôi. Nguồn giống sinh sản phải có nguồn gốc hợp pháp. Việc khai thác nguồn giống sinh sản không được làm ảnh hưởng đến sự tồn tại của loài đó trong tự nhiên.
- Thế hệ:
Thế hệ F1: Là các cá thể được sinh ra trong môi trường có kiểm soát, trong đó có ít nhất bố hoặc mẹ được khai thác từ tự nhiên hoặc hợp tử được hình thành từ tự nhiên.
Thế hệ F2 hoặc kế tiếp: Là các cá thể được sinh ra bởi các cặp bố mẹ được sinh ra trong môi trường có kiểm soát.
- Trại vệ tinh: Là trại nhận nuôi Cá sấu thương phẩm do trại gây nuôi sinh sản biệt lập cung cấp.
- Giao phối đồng huyết, cận huyết: Là quá trình cho các cá thể sinh sản có quan hệ họ hàng trong ba thế hệ liên tiếp giao phối với nhau.
-Thuần chủng: Là cá thể còn giữ nguyên các đặc điểm sinh học của tổ tiên loài đó, không bị lai tạp với loài khác.
3.1. Tiêu chuẩn về chuồng trại
Trại nuôi Cá sấu cần được bố trí tách biệt với nơi ở của người, trại phải đảm bảo chắc chắn không để Cá sấu thoát ra ngoài gây nguy hiểm cho người, vật nuôi.
3.1.1. Chuồng nuôi Cá sấu bố mẹ
Tuỳ thuộc vào quy mô của trại để xây dựng chuồng nuôi Cá sấu sinh sản, tuy nhiên phải đáp ứng được các tiêu trí sau:
- Có phần diện tích mặt nước chiếm khoảng 1/2 diện tích chuồng hoặc trại nuôi, xung quanh có trồng cây xanh tạo bóng mát để Cá sấu lên làm ổ và đẻ trứng. Bên trên phần mặt nước cần bố trí một phần diện tích có mặt đất xốp hoặc cát để Cá sấu làm ổ.
- Giữa phần mặt nước và mặt đất cần xây một gờ bê tông có cạnh được làm tròn, nhẵn để tránh làm xước da bụng Cá sấu, đồng thời ngăn không cho đất hoặc cát trôi xuống phần diện tích nước. Phần gờ bê tông này cũng cần đảm bảo không làm ảnh hưởng đến các cá thể Cá sấu mang thai khi di chuyển lên bờ hoặc xuống nước.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 28TCN 123:1998 về quy trình nuôi cá chép V1 thương phẩm do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 213:2004 về quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 214:2004 về quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá ba sa do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 04TCN 86:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi trăn đất và trăn gấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 04TCN 125:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi rắn hổ mang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Tiêu chuẩn ngành 28TCN 123:1998 về quy trình nuôi cá chép V1 thương phẩm do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 213:2004 về quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá tra do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 214:2004 về quy trình kỹ thuật nuôi thâm canh cá ba sa do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 4Tiêu chuẩn ngành 04TCN 86:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi trăn đất và trăn gấm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Tiêu chuẩn ngành 04TCN 125:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi rắn hổ mang do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Tiêu chuẩn ngành 04TCN 87:2006 về quy phạm kỹ thuật nuôi cá sấu nước ngọt do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 04TCN87:2006
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 31/12/2006
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định