Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

04TCN-64-2003

TIÊU CHUẨN CÔNG NHẬN GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP
(Ban hành kèm theo quyết định số 188/2003/QĐ-BNN ngày 23 tháng 01 năm 2003)

Chương 1.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về quản lý và kỹ thuật cho các loại giống cây lâm nghiệp, bao gồm cây mẹ lấy giống, rừng giống, vườn giống và giống mới chọn tạo được dùng để lấy hạt, lấy hom và lấy các thực liệu sinh dưỡng khác.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các tổ chức, cá nhân người Việt Nam và người nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực giống cây lâm nghiệp trên lãnh thổ Việt Nam.

2. Thuật ngữ, định nghĩa và điều kiện sử dụng

2.1. Giống cây lâm nghiệp (còn gọi là Giống cây rừng) là một bộ phận của giống cây trồng bao gồm các thực liệu để nghiên cứu, chọn tạo, nhân và sử dụng trong sản xuất lâm nghiệp, Giống cây lâm nghiệp được chia thành Giống tạm thời, Giống tiến bộ kỹ thuật và Giống quốc gia.

- Giống tạm thời là các loại cây mẹ lấy giống, rừng giống và vườn giống chưa qua khảo nghiệm. Giống tạm thời chỉ được dùng ở vùng sinh thái có giống đó.

- Giống tiến bộ kỹ thuật là các loại giống đã qua Khảo nghiệm cơ bản, chưa qua Khảo nghiệm mở rộng, sau khi qua Khảo nghiệm mở rộng trên một hoặc một số điều kiện sinh thái đại diện mới được công nhận Giống quốc gia.

- Giống quốc gia là giống đã qua Khảo nghiệm cơ bản và Khảo nghiệm mở rộng và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) công nhận. Giống quốc gia được khảo nghiệm ở vùng sinh thái nào thì sử dụng ở vùng sinh thái đó hoặc ở nơi có điều kiện sinh thái tương tự, khi trồng ở vùng khác phải qua khảo nghiệm.

2.2. Giống cây lâm nghiệp mới chọn tạo (gọi tắt là Giống mới chọn tạo) là giống mới được chọn lọc (Giống chọn lọc) hoặc lai tạo (Giống lai), Giống đa bội, Giống biến nạp gen v.v… Giống mới chọn tạo phải qua khảo nghiệm và được Bộ NN&PTNT công nhận là Giống tiến bộ kỹ thuật hoặc Giống quốc gia mới được sử dụng.

- Giống chọn lọc là giống được chọn từ rừng tự nhiên, hoặc từ rừng trồng, từ rừng giống hay vườn giống.

- Giống lai là giống được tạo ra bằng sự thụ phấn của các cây bố mẹ có kiểu gen khác nhau.

- Giống đa bội là giống có số nhiễm sắc thể ở tế bào sôma nhiều hơn giống nhị bội (2n) bình thường.

- Giống biến nạp gen là giống được tạo ra bằng cách thay đổi hoặc đưa thêm một hoặc một số gen. Giống biến nạp gen chỉ được đưa vào sử dụng khi được Bộ NN&PTNT cho phép.  

Giống mới chọn tạo phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:

- Có tính khác biệt về một hoặc một số đặc tính chủ yếu như hình thái, hoặc năng suất, hoặc khả năng chống chịu với sâu bệnh và/hoặc với các điều kiện bất lợi.

- Có tính đồng nhất về kiểu hình.

- Có tính ổn định trong sinh sản (hữu hình hoặc sinh dưỡng).

- Chưa có trong danh mục Giống quốc gia và danh mục Giống được bảo hộ).

2.3. Giống cây lâm nghiệp được bảo hộ (gọi tắt là Giống được bảo hộ) là giống cây lâm nghiệp đã được cấp Văn bằng bảo hộ (theo Nghị định số 13/2001/NĐ-CP).

2.4. Giống cây lâm nghiệp địa phương (gọi tắt là Giống địa phương) là giống được lấy từ rừng tự nhiên hoặc có nguồn gốc từ rừng tự nhiên tại địa phương nơi lấy giống. Giống địa phương là một bộ phận của Giống bản địa (giống được lấy từ rừng tự nhiên hoặc các loại rừng có nguồn gốc từ rừng tự nhiên trong nước).

2.5. Giống cây lâm nghiệp nhập nội (gọi tắt là Giống nhập nội) là giống được nhập vào nơi mới trong hay ngoài khu phân bố tự nhiên của nó và

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 04TCN-64:2003 về tiêu chuẩn chọn giống cây lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 04TCN-64:2003
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 23/01/2003
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản