Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
LIÊN TỊCH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC | Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 1998 |
HƯỚNG DẪN XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Thực hiện điều 11, Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp, Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính đã ban hành Thông tư số 21/LB-TT ngày 17/6/1993 hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp. Qua hơn 4 năm thực hiện đến nay tiêu chuẩn và chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp cần phải sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế. Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Bộ Tài chính hướng dẫn việc xếp hạng doanh nghiệp nhà nước như sau:
1. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh theo Luật doanh nghiệp nhà nước và Nghị định 59/CP ngày 3/10/1996 hướng dẫn Luật này;
2. Doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích theo Luật doanh ngF16.hiệp nhà nước và Nghị định số 56/CP ngày 02/10/1996 của Chính phủ hướng dẫn Luật doanh nghiệp nhà nước.
Sau đây gọi chung là doanh nghiệp nhà nước.
Việc xếp hạng và xếp lương đối với viên chức quản lý Tổng Công ty Nhà nước thành lập theo các Quyết định số 90/TTg và 91/TTg ngày 7/3/1994 của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện theo quy định tại Quyết định số 185/TTg ngày 28/3/1996 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số 110/CP ngày 18/11/1997 của Chính phủ, không thuộc đối tượng áp dụng Thông tư này. Trừ các doanh nghiệp thành viên của doanh nghiệp hạng đặc biệt vẫn được xếp hạng theo quy định và hướng dẫn tại thông tư này.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ XEM XÉT XẾP HẠNG
Doanh nghiệp chỉ được xem xét xếp hạng nếu có đủ các điều kiện sau đây:
1 Có mức vốn Nhà nước (vốn chủ sở hữu) đến thời điểm xếp hạng có từ 1 tỷ đồng trở lên;
1. Việc xếp hạng doanh nghiệp được xác định theo 2 nhóm chỉ tiêu: mức độ phức tạp quản lý và hiệu quả sản xuất, kinh doanh.
2. Khi tính điểm để xếp hạng doanh nghiệp, các chỉ tiêu doanh thu (doanh số), lợi nhuận, nộp ngân sách tại thời điểm đề nghị phải loại trừ yếu tố trượt giá (nếu có) theo thông báo của Tổng cục Thống kê so với tiêu chuẩn, chỉ tiêu gốc ban hành kèm theo Thông tư này. Doanh nghiệp không có lợi nhuận thì không có điểm của chỉ tiêu lợi nhuận, nếu doanh nghiệp bị lỗ thì bị trừ điểm.
3. Tất cả các doanh nghiệp nhà nước đã xếp hạng và xếp lương theo quy định và hướng dẫn tại Thông tư số 21/LB-TT ngày 17/6/1993 đều thực hiện xem xét để xếp lại hạng theo quy định tại Thông tư này.
4. Sau 3 năm (tròn 36 tháng) kể từ ngày có quyết định xếp hạng, cơ quan ra quyết định xếp hạng có trách nhiệm xem xét, xếp lại hạng doanh nghiệp.
5. Viên chức quản lý, lãnh đạo doanh nghiệp được xếp hạng nào thì mức lương chức vụ của cán bộ quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) và phụ cấp chức vụ lãnh đạo được xếp và hưởng theo hạng đó. Không bảo lưu mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo của hạng cũ. Trường hợp chuyển sang làm công việc khác thì phải căn cứ vào công việc mới đảm nhận để xếp lại lương theo công việc mới, chức vụ mới.
IV. CHỈ TIÊU VÀ TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG
Chỉ tiêu xếp hạng và tỷ trọng điểm của từng nhóm chỉ tiêu được quy định như sau:
1. Nhóm chỉ tiêu độ phức tạp quản lý chiếm 50% - 60% tổng số điểm, gồm các chỉ tiêu cụ thể:
a) Vốn sản xuất, kinh doanh (vốn chủ sở hữu): là tổng số vốn thuộc sở hữu Nhà nước do doanh nghiệp quản lý xác định đến thời điểm xếp hạng, bao gồm:
- Vốn kinh doanh (mã số 411 trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp);
- Quỹ đầu tư phát triển (mã số 414 trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp);
- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản (mã số 418 trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp);
- Quỹ dự phòng tài chính (mã số 415 trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp);
b) Doanh thu: được xác định theo quy định tại điều 20, 21, chương III, Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 và Nghị định số 56/CP ngày 2/10/1996 của Chính phủ và theo điểm 1 và điểm 2, mục A, Thông tư số 76 TC/TCDN ngày 15/11/1996 của Bộ Tài chính.
c) Đầu mối quản lý: là số đơn vị hạch toán phụ thuộc hoặc hạch toán báo sổ trực thuộc doanh nghiệp.
d) Trình độ công nghệ sản xuất:
Trình độ công nghệ sản xuất được căn cứ vào thế hệ máy móc, thiết bị, chia thành 3 mức:
- Công nghệ cao: Sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất hiện đại, đạt trình độ của các nước phát triển, các nước trong khu vực;
- Công nghệ trung bình: Sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất đạt trình độ trung bình của các nước phát triển, các nước trong khu vực;
- Công nghệ thấp: Sử dụng máy móc, thiết bị, công nghệ sản xuất còn lại.
Các Bộ, ngành cần cụ thể hoá chỉ tiêu này phù hợp với thực tế sản xuất, kinh doanh của ngành sau khi có ý kiến của Liên Bộ.
e) Số lượng lao động: là số lao động thực tế sử dụng tính bình quân năm.
2. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh chiếm 40 - 50% tổng số điểm, trong đó gồm các chỉ tiêu cụ thể:
a) Lợi nhuận thực hiện: xác định theo quy định tại điều 30, chương III, Qui chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 59/CP ngày 3/10/1996 của Chính phủ, bao gồm:
- Lãi hoạt động kinh doanh (mã số 20);
- Lợi tức hoạt động tài chính (mã số 40);
- Lợi tức bất thường (mã số 50).
Chi tiết các khoản lãi và lợi tức này được phản ánh tại biểu số B02, kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh trong chế độ báo cáo tài chính ban hành kèm theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính.
b)Nộp ngân sách nhà nước: phản ánh số thực nộp vào ngân sách nhà nước theo số phát sinh trong kỳ (không kể số thiếu của kỳ trước nộp kỳ này) bao gồm các loạị thuế và các khoản nộp khác theo quy định của Nhà nước trong năm báo cáo, (không tính các khoản thuế xuất nhập khẩu, đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế, kinh phí công đoàn, các khoản tiền phạt, phụ thu).
c) Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ lệ % giữa lợi nhuận thực hiện trên vốn nhà nước hiện có đến cuối năm tài chính tại doanh nghiệp (áp dụng đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động sản xuất, kinh doanh).
Riêng đối với doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích, nhóm chỉ tiêu hiệu quả sản xuất, kinh doanh tính điểm như sau:
- Nếu doanh nghiệp có chỉ tiêu nộp ngân sách và lợi nhuận: nhóm chỉ tiêu hiệu quả tính điểm theo quy định tại tiết a, b, điểm 2 nói trên;
Số liệu để tính điểm xếp hạng doanh nghiệp là số liệu theo báo cáo quyết toán tài chính của hai năm liền kề trước năm đề nghị xếp hạng, đồng thời có số liệu thực hiện đến thời điểm đề nghị để tham khảo.
Ví dụ: Doanh nghiệp A, tháng 7/1999 có văn bản đề nghị xếp hạng. Số liệu để tính điểm xếp hạng là số liệu theo báo cáo quyết toán tài chính năm 1997 và 1998. Số liệu tham khảo là số liệu thực hiện 6 tháng đầu năm 1999.
Đối với doanh nghiệp mới thành lập, chưa đủ số liệu để tính điểm xếp hạng thì căn cứ vào luận chứng kinh tế - kỹ thuật, cơ quan có thẩm quyền cân đối với các doanh nghiệp đã được xếp hạng, tạm thời ra quyết định xếp từ hạng II trở xuống trong thời gian không quá 2 năm và gửi về Liên Bộ để theo dõi, kiểm tra, sau đó hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện xếp hạng theo đúng quy định và hướng dẫn tại Thông tư này.
1. Bảng tiêu chuẩn xếp hạng:
Dựa trên cơ sở số liệu quyết toán tài chính và căn cứ vào chỉ tiêu xếp hạng nêu trên, để bảo đảm thống nhất quản lý Nhà nước và cân đối về tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp, Liên Bộ ban hành Phụ lục số 01 kèm theo Thông tư này "Tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp của ngành hoặc nhóm ngành" áp dụng chung trong cả nước.
2. Cách tính điểm khi các chỉ tiêu nằm trong giới hạn điểm tối thiểu và điểm tối đa của bảng điểm tiêu chuẩn, theo công thức sau:
Đdn = [ x (Đmax - Đmin)] + Đmin
Trong đó:
Đdn- điểm tính được theo chỉ tiêu;
Tdn- Giá trị chỉ tiêu tính điểm của doanh nghiệp;
Tmin- Giá trị tối thiểu của chỉ tiêu tính điểm trong bảng tiêu chuẩn;
Tmax - Giá trị tối đa của chỉ tiêu tính điểm trong bảng tiêu chuẩn;
Đmax- điểm tối đa của chỉ tiêu tính điểm trong bảng tiêu chuẩn;
Đmin- điểm tối thiểu của chỉ tiêu tính điểm trong bảng tiêu chuẩn.
Ví dụ: doanh nghiệp A thuộc ngành xây lắp có chỉ tiêu doanh thu (Tdn) năm báo cáo để xem xét xếp hạng doanh nghiệp là 25 tỷ đồng; Tmin là 5 tỷ đồng; Tmax là 40 tỷ đồng; Đmin là 5 điểm; Đmax là 14 điểm. Theo công thức nêu trên thì điểm của chỉ tiêu doanh thu doanh nghiệp A sẽ là:
Đdn = (điểm)
3. Đối với doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tổng hợp nhiều ngành, nghề thì trên cơ sở ngành, nghề được phép kinh doanh, lấy mặt hàng có doanh thu (doanh số) chiếm tỷ trọng lớn nhất để chọn tiêu chuẩn xếp hạng.
Ví dụ: Doanh nghiệp B thuộc ngành cơ khí, trong chức năng, nhiệm vụ chính được cơ quan có thẩm quyền cho phép sản xuất các sản phẩm cơ khí, sản xuất mặt hàng thép xây dựng và kinh doanh máy móc thiết bị. Doanh thu các sản phẩm cơ khí chiếm tỷ trọng 25% tổng doanh thu, doanh thu sản phẩm thép xây dựng chiếm tỷ trọng 40% tổng doanh thu, doanh thu kinh doanh máy móc, thiết bị chiếm tỷ trọng 35% tổng doanh thu của doanh nghiệp. Theo quy định nêu trên, doanh nghiệp B được chọn tiêu chuẩn xếp hạng ngành Luyện kim tương ứng với tỷ trọng doanh thu lớn nhất là 40% để xem xét xếp hạng.
4. Các trường hợp được cộng thêm điểm:
a) Doanh nghiệp (trụ sở Văn phòng doanh nghiệp) đóng trên địa bàn có phụ cấp khu vực:
- Nơi có mức phụ cấp khu vực 0,3 và 0,4 : cộng thêm 3 điểm;
- Nơi có mức phụ cấp khu vực 0,5 : cộng thêm 5 điểm;
- Nơi có mức phụ cấp khu vực 0,7 trở lên : cộng thêm 7 điểm.
b) Doanh nghiệp vượt mức lợi nhuận theo quy định:
- Lợi nhuận thực hiện cao hơn mức lợi nhuận tối đa trong bảng tiêu chuẩn quy định từ 10% đến dưới 30% thì được cộng thêm 1 điểm;
- Lợi nhuận thực hiện cao hơn mức lợi nhuận tối đa trong bảng tiêu chuẩn quy định từ 30% đến dưới 50% thì được cộng thêm 2 điểm;
- Lợi nhuận thực hiện cao hơn mức lợi nhuận tối đa trong bảng tiêu chuẩn quy định từ 50% đến dưới 100% thì được cộng thêm 3 điểm;
- Lợi nhuận thực hiện cao hơn mức lợi nhuận tối đa trong bảng tiêu chuẩn quy định từ 100% trở lên thì được cộng thêm 4 điểm.
5. Trường hợp doanh nghiệp bị lỗ trừ điểm như sau:
- Nếu số lỗ phát sinh chiếm tỷ lệ dưới 30% so với vốn nhà nước thì trừ 2 điểm;
- Nếu số lỗ phát sinh chiếm tỷ lệ từ 30% trở lên so với vốn nhà nước thì trừ 4 điểm.
V. THỦ TỤC HỒ SƠ, QUẢN LÝ XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP
1. Thủ tục, hồ sơ đề nghị xếp hạng doanh nghiệp:
a) Trách nhiệm của doanh nghiệp: căn cứ quy định, hướng dẫn tại Thông tư này, doanh nghiệp tự tính điểm theo các chỉ tiêu, dự kiến xếp hạng và gửi công văn về cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng (doanh nghiệp địa phương gửi về Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; doanh nghiệp trung ương gửi về Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; doanh nghiệp trực thuộc Tổng Công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 gửi về Hội đồng quản trị Tổng Công ty), hồ sơ đề nghị xếp hạng gồm có:
- Công văn đề nghị xếp hạng của doanh nghiệp;
- Bảng tính điểm theo các chỉ tiêu của doanh nghiệp;
b). Trách nhiệm của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994 (gọi tắt là cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng doanh nghiệp).
- Tiếp nhận, xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị xếp hạng của doanh nghiệp, tính điểm theo hướng dẫn và ra quyết định xếp hạng doanh nghiệp từ hạng II trở xuống.
Chậm nhất là 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, phải ra quyết định xếp hạng hoặc trả lời cho doanh nghiệp biết lý do chưa xếp hạng. Nếu quá thời hạn 30 ngày mà không trả lời thì doanh nghiệp được xếp lương theo hạng đã đề nghị.
- Tiếp nhận, xem xét, kiểm tra hồ sơ đề nghị xếp hạngI của doanh nghiệp, tính điểm theo hướng dẫn và có công văn đề nghị kèm theo hồ sơ của doanh nghiệp gửi về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội xem xét, thoả thuận trước khi cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng.
c. Trách nhiệm của Liên Bộ Lao động-Thương binh và xã hội- Bộ Tài chính:
- Bộ Lao động - Thương binh và xã hội có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị xếp hạng I. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ đề nghị xếp hạng, có văn bản gửi lấy ý kiến của Bộ Tài chính;
- Bộ Tài chính có trách nhiệm kiểm tra các số liệu báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp và có văn bản trả lời Bộ Lao động - Thương binh và xã hội trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
Sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị xếp hạng, Liên Bộ phải có văn bản trả lời cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng. Quá thời hạn 30 ngày nêu trên, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập theo Quyết định số 91/TTg được quyền ra quyết định xếp hạng theo hạng đã đề nghị.
2. Quản lý doanh nghiệp đã được xếp hạng:
Sau 3 năm, kể từ ngày được xếp hạng, các doanh nghiệp và các cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng phải tổng hợp và báo cáo tình hình các chỉ tiêu xếp hạng thực hiện trong 3 năm để xem xét việc nâng hạng, xuống hạng hoặc giữ hạng theo quy định như sau:
a. Đối với doanh nghiệp: phải tổng hợp số liệu theo các chỉ tiêu xếp hạng (theo mẫu số 1) báo cáo cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng (Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị Tổng công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994).
b. Đối với các cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng doanh nghiệp:
- Trên cơ sở báo cáo của doanh nghiệp, có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp số liệu của tất cả các doanh nghiệp từ hạng I đến hạng IV thuộc thẩm quyền quản lý (theo mẫu số 2) gửi báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.
- Trên cơ sở số liệu báo cáo của các doanh nghiệp, tính lại điểm các chỉ tiêu xếp hạng theo quy định, sau đó điều chỉnh hoặc giữ nguyên hạng theo số điểm doanh nghiệp đạt được. Riêng doanh nghiệp đề nghị nâng lên hạng I, thủ tục hồ sơ gửi về Liên Bộ vẫn theo điểm 1, mục V nói trên.
Đến thời hạn các doanh nghiệp không có báo cáo theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền quyết định xếp hạng ra văn bản xếp xuống một hạng và thực hiện cho đến khi doanh nghiệp có đầy đủ báo cáo sẽ xem xét xếp lại hạng theo số điểm thực tế đạt được.
VI. XẾP LƯƠNG ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
1. Xếp lương theo hạng doanh nghiệp đối với viên chức quản lý doanh nghiệp.
Việc xếp lương đối với viên chức quản lý doanh nghiệp phải căn cứ vào hạng doanh nghiệp được xếp và hệ số mức lương hiện hưởng để xếp theo quy định, cụ thể như sau:
a) Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng thấp hơn hệ số mức lương bậc 1 thì chuyển xếp vào hệ số mức lương bậc 1 và thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ ngày có quyết định xếp hạng doanh nghiệp.
Ví dụ 1: Bà B là trưởng phòng của doanh nghiệp hạng II, được xếp lương bậc 2, ngạch chuyên viên chính, hệ số mức lương 3,54 và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo là 0,3; tổng hệ số lương hiện hưởng là 3,84 (3,54 + 0,3). Tháng 3 năm 1999 bà B được bổ nhiệm Phó Giám đốc doanh nghiệp nói trên. Bà B được xếp lương bậc 1, chức danh Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng II, hệ số mức lương 4,32. Thời gian xét nâng bậc lương tính từ khi có quyết định xếp bậc 1, chức danh Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng II.
Trường hợp, tổng hệ số lương (gồm hệ số mức lương cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu, nếu có) hiện hưởng bằng hoặc thấp hơn hệ số mức lương bậc 1, nhưng khoảng thấp hơn đó không bằng 70% khoảng chênh lệch giữa hệ số lương bậc 1 và bậc 2 thì thời gian xem xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương cũ.
Ví dụ 2: Ông C là chuyên viên chính doanh nghiệp hạng I, được xếp lương bậc 6, ngạch chuyên viên chính, hệ số 4,66 từ tháng 6/1997 và hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,18; tổng hệ số lương hiện hưởng là 4,84. Tháng 4/1998 Ông C được bổ nhiệm Phó Giám đốc doanh nghiệp nêu trên thì Ông C được xếp vào bậc 1, chức danh Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng I, hệ số mức lương là 4,98. Thời gian xét nâng bậc lương tính từ tháng 6/1997, vì:
b) Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng cao hơn hệ số mức lương bậc 1 nhưng thấp hơn hệ số mức lương bậc 2 thì xếp vào bậc 1 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu, thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ khi có quyết định xếp bậc lương cũ. Khi được nâng lương lên bậc 2 thì thôi hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu.
Ví dụ 3: Ông N là trưởng phòng của cơ quan Bộ, được xếp lương bậc 6, ngạch chuyên viên chính, hệ số mức lương 4,75 từ tháng 10/1998 và hệ số phụ cấp chức vụ 0,4; tổng hệ số lương hiện hưởng là 5,15 (4,75 + 0,4). Tháng 1/1999 Ông N được bổ nhiệm Giám đốc doanh nghiệp hạng II, thì được xếp vào bậc 1 chức danh Giám đốc doanh nghiệp hạng II, hệ số mức lương 4,98 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu là 0,17 (5,15 - 4,98). Thời gian xét nâng bậc lương đối với Ông N tính từ tháng 10/1998.
d) Nếu hệ số mức lương chức vụ hoặc hệ số mức lương chuyên môn, nghiệp vụ cộng phụ cấp chức vụ và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) hiện hưởng bằng hệ số mức lương bậc 2 thì chuyển xếp lương vào bậc 2. Trường hợp tổng hệ số lương hiện hưởng cao hơn hệ số mức lương bậc 2 thì vẫn xếp vào hệ số mức lương bậc 2 và hưởng chế độ chênh lệch bảo lưu.
Ví dụ 4: Ông D là Vụ trưởng, được xếp lương bậc 3, ngạch chuyên viên cao cấp, hệ số mức lương là 5,54 và hệ số phụ cấp chức vụ là 0,8; tổng hệ số lương hiện hưởng là 5,54 + 0,8 = 6,34; khi Ông D được bổ nhiệm Giám đốc doanh nghiệp hạng I thì được xếp vào bậc 2 có hệ số mức lương 6,03 và hưởng hệ số chênh lệch bảo lưu 0,31 (6,34 - 6,03).
2) Xếp lại lương viên chức quản lý (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) và phụ cấp chức vụ lãnh đạo khi hạng của doanh nghiệp thay đổi.
Khi hạng của doanh nghiệp thay đổi thì xếp lại hệ số mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo của viên chức quản lý doanh nghiệp theo hạng mới, không bảo lưu hệ số mức lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo hạng cũ.
a) Trường hợp doanh nghiệp được nâng hạng hoặc phải xếp xuống hạng: khi doanh nghiệp có quyết định xếp hạng cao hơn hoặc thấp hơn hạng cũ thì hệ số mức lương của các chức danh quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng) được xếp lại lương theo nguyên tắc: bậc 1 hạng cũ vào bậc 1 hạng mới, bậc 2 hạng cũ vào bậc 2 hạng mới.
Ví dụ 5: Ông X là giám đốc doanh nghiệp hạng II, đang xếp lương bậc 2, hệ số mức lương là 5,26. Năm 1999 doanh nghiệp của Ông X được xét nâng lên hạng I thì Ông X được xếp lương vào bậc 2 doanh nghiệp hạng I, hệ số mức lương là 6,03.
Ví dụ 6: Bà Y là giám đốc doanh nghiệp hạng I, đang xếp lương bậc 1, hệ số mức lương là 5,72. Năm 1999 doanh nghiệp của Bà Y được xếp hạng II thì Bà Y được xếp lương vào bậc 1 doanh nghiệp hạng II, hệ số mức lương là 4,98.
Đối với doanh nghiệp phải xuống hạng, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực; Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng quản trị Tổng Công ty thành lập theo Quyết định 91/TTg ngày 7/3/1994, căn cứ vào tình hình cụ thể và xu hướng phát triển của doanh nghiệp có thể xem xét, cho phép doanh nghiệp bảo lưu hạng cũ trong thời hạn không quá 1 năm. Sau đó xem xét, tính điểm và xếp hạng theo đúng quy định.
Trường hợp đặc biệt, viên chức quản lý doanh nghiệp (Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng) có quá trình công tác lâu năm, đã qua nhiều chức vụ lãnh đạo, sắp đến tuổi nghỉ hưu (trên 57 tuổi đối với nam và trên 52 tuổi đối với nữ) thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền xếp hạng và xếp lương xem xét, bảo lưu lương cũ cho đến khi nghỉ hưu.
b) Trường hợp doanh nghiệp giữ nguyên hạng cũ: thì tiền lương của các chức danh quản lý doanh nghiệp được giữ nguyên như cũ và xem xét nâng bậc lương theo quy định.
3. Xếp lại lương khi viên chức quản lý doanh nghiệp chuyển làm việc khác:
Trường hợp viên chức quản lý doanh nghiệp thôi giữ chức vụ quản lý, chuyển sang làm công việc khác, thì xếp lại lương theo nguyên tắc: " làm công việc gì, giữ chức vụ gì thì hưởng lương theo công việc đó, chức vụ đó ", không bảo lưu mức lương cũ hoặc chuyển ngang sang mức lương mới tương đương.
Khi nhận công việc mới, căn cứ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ mà công việc mới đòi hỏi, chức danh tiêu chuẩn quy định tại Thông tư số 04/1998/TT-BLĐTBXH ngày 4/4/1998 để xếp lại lương, trước khi chuyển xếp, lấy hệ số mức lương hiện hưởng trừ đi hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo được thiết kế trong mức lương chức vụ theo bảng Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Hệ số mức lương còn lại được chuyển xếp vào bậc gần nhất có hệ số mức lương tương đương của các ngạch thuộc bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành phục vụ trong doanh nghiệp. Thời gian nâng bậc tính từ khi xếp hệ số mức lương trước khi chuyển xếp.
Ví dụ 7: Ông A là Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng II thuộc Tổng công ty X, hiện xếp lương bậc 1/2 chức danh Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng II, hệ số mức lương 4,32 từ tháng 5/1997. Ông A được điều động làm Trưởng phòng Kế hoạch Tổng công ty từ tháng 9/1999. Việc chuyển xếp lương của Ông A được thực hiện như sau:
- Lấy hệ số mức lương hiện hưởng là 4,32 trừ đi hệ số phụ cấp chức vụ thiết kế trong hệ số mức lương là 0,5 được hệ số 3,82 (4,32 - 0,5 = 3,82).
- Lấy hệ số còn lại là 3,82 xếp vào bậc 3, ngạch chuyên viên chính, hệ số 3,82 của bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong doanh nghiệp. Ngoài ra Ông A còn được hưởng phụ cấp chức vụ trưởng phòng theo hạng của Tổng Công ty. Thời gian xét nâng bậc của Ông A được tính từ tháng 5/1997.
Ví dụ 8: Bà B là Giám đốc doanh nghiệp hạng I của Tổng công ty Y, được xếp lương bậc 2/2 chức danh Giám đốc doanh nghiệp hạng I, hệ số mức lương 6,03 từ tháng 12/1996. Tháng 5/1999 Bà B được điều động về làm chuyên viên tại Văn phòng Tổng Công ty. Tương tự như ví dụ trên, Bà B được xếp vào bậc 3, ngạch chuyên viên cao cấp, bảng lương viên chức chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ trong doanh nghiệp, hệ số mức lương 5,15 (vì 6,03 - 0,8 = 5,23 gần với hệ số 5,15). Thời gian nâng bậc tính từ tháng 12/1996.
Trường hợp đặc biệt viên chức quản lý doanh nghiệp có quá trình công tác lâu năm, đã qua nhiều chức vụ lãnh đạo, sắp đến tuổi nghỉ hưu (trên 57 tuổi đối với nam và trên 52 tuổi đối với nữ) thì xem xét, xử lý cụ thể như tại điểm 2 nêu trên.
1. Trên cơ sở các chỉ tiêu, tiêu chuẩn quy định, hướng dẫn tại Thông tư này, các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg hướng dẫn các doanh nghiệp tính điểm theo quy định, xem xét, ra quyết định xếp từ hạng II đến hạng IV đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý trên cơ sở số điểm doanh nghiệp đạt được.
Đối với doanh nghiệp hạng I, trên cơ sở đề nghị của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg, Bộ Lao động thương binh và xã hội xem xét có văn bản thoả thuận sau khi trao đổi ý kiến với Bộ Tài chính.
- Trường hợp doanh nghiệp không đủ điều kiện để xếp hạng theo quy định tại mục II Thông tư này hoặc không đủ điểm xếp hạng IV, thì các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg xem xét xếp lương cho chức danh quản lý cao nhất theo nguyên tắc: không được xếp hệ số mức lương (kể cả phụ cấp chức vụ) cao hơn hệ số mức lương của Phó Giám đốc doanh nghiệp hạng IV. Các chức danh quản lý và lãnh đạo còn lại hệ số mức lương được xếp phải thấp hơn hệ số mức lương của chức danh quản lý cao nhất.
- Trường hợp doanh nghiệp nằm trong danh sách cổ phần hoá, giải thể, phá sản hoặc sáp nhập thì viên chức quản lý doanh nghiệp được giữ nguyên lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) cho đến khi doanh nghiệp được cổ phần hoá, giải thể, sáp nhập, phá sản. Đến lúc đó viên chức quản lý được xếp lại lương theo công việc hoặc chức vụ đảm nhiệm của đơn vị mới.
2. Sau khi ra quyết định xếp hạng đối với các doanh nghiệp thuộc quyền quản lý, Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg có trách nhiệm gửi 1 bản quyết định xếp hạng và số liệu tính điểm theo các chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp (theo mẫu số 3) về Bộ Lao động - Thương binh và xã hội để theo dõi, kiểm tra.
Căn cứ vào việc tính điểm và quyết định xếp hạng của Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg, Liên Bộ sẽ tổ chức kiểm tra và xử lý những trường hợp sai phạm theo quy định hiện hành.
Thủ trưởng Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Liên Bộ về việc xếp hạng doanh nghiệp theo quy định.
3. Đối với các đơn vị thành viên trực thuộc doanh nghiệp hạng I trở xuống: viên chức quản lý đơn vị thành viên được xếp lương chuyên môn, nghiệp vụ và hưởng phụ cấp chức vụ như Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng theo hạng doanh nghiệp được xếp. Trường hợp cần thiết phải xếp hạng thì báo cáo Liên Bộ xem xét, xử lý cụ thể.
4. Đối với các doanh nghiệp chưa có tiêu chuẩn xếp hạng thì các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Hội đồng quản trị Tổng Công ty 91/TTg cần tiến hành xây dựng tiêu chuẩn bổ sung hoặc vận dụng tiêu chuẩn quy định tại Thông tư này. Trước khi thực hiện có văn bản đề nghị Liên Bộ thoả thuận hoặc quy định bổ sung.
5. Từ năm 1999 trở đi, khi tính điểm xếp hạng hoặc xem xét, điều chỉnh lại hạng doanh nghiệp thì chỉ tiêu doanh thu, nộp ngân sách và lợi nhuận phải loại trừ yếu tố trượt giá trên cơ sở chỉ số giá cả chung so với năm 1998 theo số liệu do Tổng cục Thống kê công bố. Công thức tính loại trừ yếu tố trượt giá như sau:
Txs =
Trong đó:
- Txs là chỉ tiêu x sau khi loại trừ yếu tố trượt giá;
- Txt là chỉ tiêu x chưa loại trừ yếu tố trượt giá.
- Hcg là chỉ số giá của năm đề nghị xếp hạng so với năm 1998
Ví dụ: Theo quyết toán tài chính, năm 2000 doanh nghiệp A đạt doanh thu 300 tỷ đồng và năm 2001 đạt 350 tỷ đồng. Tháng 6 năm 2002 doanh nghiệp đề nghị xem xét xếp lại hạng. Theo thông báo của Tổng cục Thống kê thì chỉ số giá cả của các năm như sau:
- Năm 1999 bằng 1,07 (tức tăng 7%) so với năm 1998;
- Năm 2000 bằng 1,08 (tức tăng 8%) so với năm 1999;
- Năm 2001 bằng 1,06 (tức tăng 6%) so với năm 2000.
Như vậy chỉ tiêu doanh thu để tính điểm theo bảng tiêu chuẩn xếp hạng đối với doanh nghiệp A sau khi loại trừ yếu tố trượt giá theo các năm sẽ là:
Năm 2000: Txs = tỷ đồng
Năm 2001: Txs = tỷ đồng
6. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 21/LB-TT ngày 17/6/1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính và các Thông tư của các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực về hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp.
Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ảnh về Liên bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Tài chính xem xét, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG |
Nơi nhận: |
|
TIÊU CHUẨN XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP
(ban hành kèm theo Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 1998)
1. NGÀNH CƠ KHÍ
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý |
| 60 |
1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng) | ≥ 20 2 - < 20 < 2 | 15 5 - 14 4 |
2. Doanh thu (tỷ đồng) | ≥ 30 3 - < 30 < 3 | 15 5 - 14 4 |
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm |
| 5 |
4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 800 100 - < 800 < 100
≥ 3 0,1 - < 3 < 0,1 ≥ 1 0,1 - < 1 < 0,1 ≥ 8 1 - < 8 < 1 |
10 7 2 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
2. NGÀNH ĐIỆN (sản xuất, kinh doanh điện)
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng) |
≥ 200 5 - < 200 < 5 ≥ 300 40 - < 300 < 40 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 |
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm |
| 5 |
4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 80 5 - < 80 < 5 ≥ 20 1 - < 20 < 1 ≥ 12 2 - < 12 < 2 |
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
3. NGÀNH LUYỆN KIM
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng) |
≥ 70 5 - < 70 < 5 ≥ 150 5 - < 150 < 5 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 |
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm |
| 5 |
4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 15 2 - < 15 < 2 ≥ 3 0,2 - < 3 < 0,2 ≥ 8 1 - < 8 < 1 |
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
4. NGÀNH ĐIỆN TỬ - TIN HỌC
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I. Độ phức tạp quản lý 1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng) |
≥ 18 3 - < 18 < 3 ≥ 90 5 - < 90 < 5 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 |
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm |
| 5 |
4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%): |
≥ 500 50 - < 500 < 50
≥ 12 2 - < 12 < 2 ≥ 8 1 - < 8 < 1 ≥ 15 2 - < 15 < 2 |
10 7 2 10 4 - 9 3 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1- 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
5. NGÀNH HÓA CHẤT
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng) |
≥ 40 3 - < 40 < 3 ≥ 70 5 - < 70 < 5 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 |
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm |
| 5 |
4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 10 1 - < 10 < 1 ≥ 3 0,2 - < 3 < 0,2 ≥ 12 2 - < 12 < 2 |
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
6. NGÀNH THAN, KHAI THÁC KHOÁNG SẢN
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng) |
≥ 40 5 - < 40 < 5 ≥ 75 5 - < 75 < 5 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 |
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm |
| 5 |
4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 5 0,5 - < 5 < 0,5 ≥ 2 0,2 - < 2 < 0,2 ≥ 10 1 - < 10 < 1 |
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
7. LÂM TRƯỜNG, XÍ NGHIỆP GIỐNG CÂY LÂM NGHIỆP
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I. Độ phức tạp quản lý 1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Tài nguyên Rừng (triệu m3)
4. Diện tích rừng và đất rừng (nghìn ha)
5. Lao động (người)
II. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
|
≥ 5 1 - < 5 < 1 ≥ 12 1 - < 12 < 1 ≥ 1 0,3 - < 1 < 0,3 ≥ 15 5 - < 15 < 5 ≥ 1000 100 - <1000 < 100
≥ 0,7 0,1 - < 0,7 < 0,1 ≥ 0,5 0,05 - < 0,5 < 0,05 | 65 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 4 - 9 3 10 4 - 9 3 15 5 - 14 4 35 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
8. CHẾ BIẾN LÂM SẢN
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I. Độ phức tạp quản lý 1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 10 1 - < 10 < 1 ≥ 25 2 - < 25 < 2
≥ 700 100 - < 700 < 100
≥ 1,5 0,2 - < 1,5 < 0,2 ≥ 1 0,1 - < 1 < 0,1 ≥ 12 2 - < 12 < 2 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
9. NÔNG NGHIỆP (Cà phê, Cao su có tiêu chuẩn riêng)
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý
1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng) |
≥ 6 1 - < 6 < 1 ≥ 10 1 - <10 < 1 | 65 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 |
3. Quy trình sản xuất | - Sản xuất giống gốc nguyên chủng - Sản xuất giống - Sản xuất đại trà | 15 10 6 |
4. Đầu mối quản lý: 2 đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm |
| 5 |
5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng) | ≥ 800 100 - < 800 < 100
≥ 1,7 0,2 - < 1,7 < 0,2 ≥ 1 0,1 - < 1 < 0,1 | 15 5 - 14 4 35 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
10. NGÀNH DỆT
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ: - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 70 5 - < 70 < 5 ≥ 150 10 - <150 < 10
≥ 1500 100 - < 1500 < 100
≥ 8 1 - < 8 < 1 ≥ 2,5 0,2 - < 2,5 < 0,2 ≥ 10 2 - < 10 < 2 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
11. NHỰA, SÀNH SỨ, THỦY TINH
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I.Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ: - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 40 5 - < 40 < 5 ≥ 50 5 - < 50 < 5
≥ 1000 100 - <1000 < 100
≥ 7 1- < 7 < 1 ≥ 2,5 0,2 - < 2,5 < 0,2 ≥ 12 2 - < 12 < 2 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
12. CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I. Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ: - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 40 5 - < 40 < 5 ≥ 50 5 - < 50 < 5
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 10 1- < 10 < 1 ≥ 3 0,3 - < 3 < 0,3 ≥ 10 1 - < 10 < 1 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
13. MAY - GIÀY - DA
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ: - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 25 3 - < 25 < 3 ≥ 40 5 - < 40 < 5
≥ 1500 100 - < 1500 < 100
≥ 3 0,3 - < 3 < 0,3 ≥ 2,5 0,2 - < 2,5 < 0,2 ≥ 15 2 - < 15 < 2 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
14. GIẤY - GỖ - DIÊM
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I. Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ: - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 40 5 - < 40 < 5 ≥ 50 5- < 50 < 5
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 5 0,5 - < 5 < 0,5 ≥ 1,5 0,2 - < 1,5 < 0,2 ≥ 10 1 - < 10 < 1 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
15. RƯỢU - BIA - THUỐC LÁ
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ: - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 80 5 - < 80 < 5 ≥ 250 20 - < 250 < 20
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 120 10 - < 120 < 10 ≥ 10 1 - < 10 < 1 ≥ 20 4 - < 20 < 4 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%)
|
≥ 8 1 - < 8 < 1 ≥ 40 5 - < 40 < 5
≥ 800 100 - < 800 < 100
≥ 2 0,2 - < 2 < 0,2 ≥ 0,8 0,1 - < 0,8 < 0,1 ≥ 15 2 - < 15 < 2 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 75 - 89 | 50 - 74 | 30 - 49 |
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 200 20 - < 200 < 20 ≥ 300 20 - < 300 < 20
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 20 3 - < 20 < 3 ≥ 10 1 - < 10 < 1 ≥ 12 2 - < 12 < 2 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 75 - 89 | 50 - 74 | 28 - 49 |
18. SẢN XUẤT VẬT LIỆU XÂY DỰNG (ngoài xi măng)
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 8 1 - < 8 < 1 ≥ 15 2 - < 15 < 2
≥ 600 100 - < 600 < 100
≥ 1 0,2 - < 1 < 0,2 ≥ 0,8 0,1 - < 0,8 < 0,1 ≥ 15 2 - < 15 < 2 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 75 - 89 | 50 - 74 | 28 - 49 |
19. KHẢO SÁT THIẾT KẾ TƯ VẤN XÂY DỰNG
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
5. Lao động có trình độ đại học trở lên (%)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 3 0,3 - < 3 < 0,3 ≥ 15 2 - < 15 < 2
≥ 300 50 - < 300 < 50 ≥ 90 40 - < 90 < 40
≥ 1,5 0,2 - < 1,5 < 0,2 ≥ 0,8 0,1 - < 0,8 < 0,1 ≥ 30 5 - < 30 < 5 | 55 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 5
10 4 - 9 3 10 2 - 9 1 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
20. TRẮC ĐỊA BẢN ĐỒ
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 25 3 - < 25 < 3 ≥ 20 3 - < 20 < 3
≥ 700 100 - < 700 < 100
≥ 1 0,1 - < 1 < 0,1 ≥ 0,8 0,1 - < 0,8 < 0,1 ≥ 8 1 - < 8 < 1 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
21. BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm |
≥ 80 5 - < 80 < 5 ≥ 80 5 - < 80 < 5 | 65 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 5 |
4. Trình độ công nghệ: - Tỷ lệ thiết bị kỹ thuật số tin học so với tổng giá trị thiết bị. |
≥ 60% < 60% |
8 5 |
- Tỷ lệ thiết bị tự động - cơ giới so với tổng giá trị thiết bị | ≥ 60% < 60% | 5 3 |
- Sử dụng nhân công 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Tỷ lệ doanh thu/vốn (%)
3. Yêu cầu phục vụ xã hội: % xã có điện thoại so với tổng số xã |
≥ 1500 100 - < 1500 < 100
≥ 5 0,5 - < 5 < 0,5 ≥ 1,5 1,2 - < 1,5 < 1,2 ≥ 95 10 - < 95 < 10 | 2 12 5 - 11 4 35 20 6 - 19 5 5 3 1 10 3 - 9 2 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
22. VẬN TẢI SÔNG
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 15 3 - < 15 < 3 ≥ 30 5 - < 30 < 5
≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 1,5 0,2 - < 1,5 < 0,2 ≥ 0,5 0,05 - < 0,5 < 0,05 ≥ 8 1 - < 8 < 1 | 60 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 5
15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
23. CẢNG SÔNG
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 10 1 - < 10 < 1 ≥ 12 2 - < 12 < 2
≥ 800 100 - < 800 < 100
≥ 0,8 0,1 - < 0,8 < 0,1 ≥ 0,5 0,05 - < 0,5 < 0,05 ≥ 10 1 - < 10 < 1 | 60 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 5
15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
24. VẬN TẢI BIỂN
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Phạm vi hoạt động
4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 150 10 - < 150 < 10 ≥ 250 25 - < 250 < 25 Có vận tải Âu, á, Mỹ, Phi Vận tải Đông nam Á Trong nước ≥ 1000 100 - < 1000 < 100
≥ 8 1 - < 8 < 1 ≥ 4 0,4 - < 4 < 0,4 ≥ 8 1 - < 8 < 1 | 55 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 7 3 15 5 - 14 4 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
25. CẢNG BIỂN
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 150 15 - < 150 < 15 ≥ 100 10 - < 100 < 10
≥ 1500 100 - < 1500 < 100
≥ 15 2 - < 15 < 2 ≥ 6 0,5 - < 6 < 0,5 ≥ 8 1 - < 8 < 1 | 60 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 5
15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp |
| II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
26. DOANH NGHIỆP BẾN XE
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Luồng tuyến phục vụ (số luồng tuyến)
5. Số lượt đầu xe thông qua bến (triệu lượt/năm)
6. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 8 1 - < 8 < 1 ≥ 10 1 - < 10 < 1
≥ 50 10 - < 50 < 10 ≥ 0,4 0,1 - < 0,4 < 0,1 ≥ 300 50 - < 300 < 50
≥ 2 0,2 - < 2 < 0,2 ≥ 1 0,1 - < 1 < 0,1 ≥ 15 2 - < 15 < 2 | 60 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 5
10 4 - 9 3 5 2 - 4 1 10 4 - 9 3 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90- 100 | 75 - 89 | 50 - 74 | 28 - 49 |
27. VẬN TẢI Ô TÔ
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 10 2 - < 10 < 2 ≥ 10 2 - < 10 < 2
≥ 500 100 - < 500 < 100
≥ 1,5 0,2 - < 1,5 < 0,2 ≥ 0,8 0,1 - < 0,8 < 0,1 ≥ 12 2 - < 12 < 2 | 60 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 5
15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
28. BẢO HIỂM
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I. Độ phức tạp quản lý 1. Số loại nghiệp vụ bảo hiểm
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Số lượng lao động
II. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp Ngân sách trên địa bàn (tỷ đồng)
2. Hiệu quả nghiệp vụ kinh doanh (% số nghiệp vụ kinh doanh lãi) |
≥ 40 5 - < 40 < 5 ≥ 45 5 - < 45 < 5
≥ 200 50 - < 200 < 50
≥ 2 0,2- < 2 < 0,2 ≥ 100 30 - < 100 < 30 | 55 25 6 - 24 5 15 5 - 14 4 5
10 4 - 9 3 45 20 6 - 19 5 25 6 - 24 5 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
29. DƯỢC PHẨM
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
Đối với đông dược, hóa dược
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ sản xuất - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 20 2 - < 20 < 2 ≥ 50 5 - < 50 < 5 ≥ 40 5 - < 40 < 5
≥ 500 100 - < 500 < 100
≥ 3 0,3 - < 3 < 0,3 ≥ 2 0,2 - < 2 < 0,2 ≥ 12 2 - < 12 < 2 | 60 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 5
5 3 1 10 4 - 9 3 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I. Độ phức tạp quản lý 1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Số loại hình xổ số: Mối loại hình sổ xố 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm
4. Phạm vi hoạt động
5. Số lượng lao động (người)
II. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp Ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận (tỷ đồng) |
≥ 15 2 - < 15 < 2 ≥ 500 50 - < 500 < 50
- Cả nước - Liên tỉnh - Tỉnh ≥ 120 25 - < 120 < 25
≥ 150 15 - < 150 < 15 ≥ 30 3- < 30 < 3 | 55 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 2 10 4 - 9 3 45 20 6 - 19 5 25 6 - 24 5 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
31. CHI NHÁNH NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I. Độ phức tạp quản lý 1) Tỷ trọng vốn huy động của chi nhánh/ tổng số vốn huy động của hệ thống |
≥ 5 % 1% - < 5 % < 1% | 60 25 7 - 24 6 |
2) Tỷ trọng doanh thu thực hiện của chi nhánh/tổng doanh thu toàn hệ thống | ≥ 5 % 1% - < 5 % < 1% | 20 6 - 19 5 |
3) Số đầu mối quản lý (áp dụng cho Ngân hàng Nông nghiệp và Ngân hàng Công thương): |
|
|
- Mỗi đầu mối 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm - Hoặc tỷ trọng dư nợ cho vay bình quân của chi nhánh/ tổng dư nợ cho vay bình quân của hệ thống (áp dụng cho NH đầu tư và phát triển và NH ngoại thương) |
≥ 5 % 2% - < 5% < 2% | 5 5 2 - 4 1 |
3) Số lao động
II/ Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1) Tỷ trọng các khoản nộp NS của chi nhánh/ tổng các khoản nộp ngân sách của hệ thống | ≥ 300 50 - < 300 < 50
≥ 5 % 0,5% - < 5 % < 0,5% | 10 4 - 9 3 40 15 5 - 14 4 |
2) Tỷ trọng lợi nhuận thực hiện của chi nhánh/tổng lợi nhuận của hệ thống. | ≥ 6% 0,5 %-< 6 % < 0,5 % | 25 6 - 24 5 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
32. DỊCH VỤ DU LỊCH
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
5. Địa điểm hoạt động - Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố loại II - Các tỉnh còn lại II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 35 4 - < 35 < 4 ≥ 50 5 - < 50 < 5
≥ 500 50 - < 500 < 50
≥ 4 0,4 - < 4 < 0,4 ≥ 4 0,4 - < 4 < 0,4 ≥ 15 2 - < 15 < 2 | 55 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
10 4 - 9 3
1 3 5 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối ký kết với khách nước ngoài
4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 10 1 - < 10 < 1 ≥ 50 5 - < 50 < 5 ≥ 50 10 - < 50 < 10 ≥ 200 50 - < 200 < 50
≥ 5 0.5 - < 5 < 0,5 ≥ 4 0,4 - < 4 < 0,4 ≥ 40 10 - < 40 < 10 | 55 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 4 - 9 3 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Chất lượng phục vụ
4. Lao động (người)
5. Số buồng phục vụ
II Hiệu quả SXKD 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3.Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 40 5 - < 40 < 5 ≥ 50 5 - < 50 < 5 1 sao 2 sao 3 sao 4 sao 5 sao ≥ 400 50 - < 400 < 50 ≥ 150 50 - < 150 < 50
≥ 6 1 - < 6 < 1 ≥ 4 0,5 - < 4 < 0,5 ≥ 15 2- < 15 < 2 | 55 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 2 4 6 8 10 10 4 - 9 3 5 3 2 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
35. DỊCH VỤ ĐÔ THỊ
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
5. Địa bàn hoạt động: - Thành phố Hà nội và Thành phố Hồ Chí Minh - Thành phố loại II - Các tỉnh, Thành phố còn lại II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng) |
≥ 8 1 - < 8 < 1 ≥ 15 2 - < 15 < 2
≥ 600 50 - < 600 < 50
≥ 1 0,1 - < 1 < 0,1 ≥ 0,6 0,1 - < 0,6 < 0,1 | 60 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
15 5 - 14 4
1 3 5 40 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 75 - 89 | 50 - 74 | 28 - 49 |
36. XUẤT BẢN
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng): (chỉ tính riêng vốn dùng xuất bản)
2.Doanh thu (tỷ đồng)
3. Phạm vi hoạt động phục vụ đối tượng
4. Lao động (người)
5. Trang xuất bản trong năm |
≥ 1,5 0,2 - < 1,5 < 0,2 ≥ 3 0,3 - < 3 < 0,3 - Trong nước và quốc tế - Trong nước - Địa phương ≥ 100 50 - < 100 < 50 - Cứ 1000 trang được 1 điểm, tối đa không quá 15 điểm | 60 10 4 - 9 3 15 5 - 14 4 5 3 1 5 4 3 15 |
6. Sách có giá trị sử dụng lâu dài, sách tái bản (không kể sách giáo khoa tái bản) theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa - Thông tin | ≥ 50 % 10% - < 50% < 10% | 5 2 - 4 1 |
7. Sách phục vụ thiếu nhi, dân tộc ít người, người có trình độ cao, xuất khẩu (nếu không xuất bản sách thiếu nhi thì không được tính điểm) | ≥ 30 % 10% - < 30% < 10% | 5 3 2 |
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Sản lượng xuất bản thực hiện |
- Cứ 10 tít sách được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm | 40 10 |
| - Cứ 3 vạn sách xuất bản được 1 điểm, tối đa không quá 10 điểm | 10 |
2. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
3. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng) | ≥ 0,3 0,03 - < 0,3 < 0,03 ≥ 0,2 0,02 - < 0,2 < 0,02 | 10 3 - 9 2 10 3 - 9 2 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
37. DOANH NGHIỆP IN
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Trình độ công nghệ: - Công nghệ cao - Công nghệ trung bình - Công nghệ thấp 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 20 2 - < 20 < 2 ≥ 70 5 - < 70 < 5
≥ 500 50 - < 500 < 50
≥ 3,5 0,3 - < 3,5 < 0,3 ≥ 2 0,2 - < 2 < 0,2 ≥ 12 2 - < 12 < 2 | 55 20 6 - 19 5 15 5 - 14 4 5
5 3 1 10 4 - 9 3 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 10 1- 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối quản lý được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
5. Số chủng loại mặt hàng kinh doanh (sách và văn hóa phẩm) 5.1 Số lượng sách bán ra (triệu bản)
5.2 Số lượng văn hóa phẩm bán ra (triệu bản)
|
≥ 5 0,5 - < 5 < 0,5 ≥ 50 5 - < 50 < 5
≥ 100 50 - < 100 < 50
≥ 3 0,5 - < 3 < 0,5 ≥ 7 0,2 - < 7 < 0,2 | 65 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 5
5 4 3
10 4 - 9 3 5 2 - 4 1 |
6. Trình độ cán bộ: |
|
|
- Từ phó phòng trở lên có trình độ đạI học phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tiêu chuẩn Nhà nước ban hành. | ≥ 100 % 50 % - < 100 % < 50 % | 5 2 - 4 1 |
- Cán bộ nghiệp vụ có chứng chỉ đáp ứng nhu cầu. | ≥ 100 % 50 % - < 100 % < 50 % | 5 2 - 4 1 |
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng) |
≥ 1,5 0,2 - < 1, 5 < 0,2 ≥ 0,8 0,1- < 0,8 < 0,1 | 35 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
39. MỸ THUẬT VÀ NHIẾP ẢNH
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
|
≥ 3 0,3 - < 3 < 0,3 ≥ 15 3 - < 15 < 3 | 75 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 |
3. Quy trình sáng tác và thể hiện tác phẩm |
|
|
| - 1 tác phẩm được Hội đồng nghiệm thu quốc gia hoặc Chính phủ duyệt được 5 điểm | Chỉ tiêu này tối đa không quá 25 điểm |
| - 1 tác phẩm được Hội đồng nghiệm thu tỉnh, thành phố, Bộ duyệt được 3 điểm | |
| - 1 tác phẩm được Hội đồng nghiệm thu huyện, thị xã duyệt được 2 điểm | |
4. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1điểm, tối đa không quá 5 điểm |
| 5 |
5. Lao động (người)
6. Trình độ cán bộ | ≥ 100 50 - < 100 < 50 | 5 4 3 |
- Từ trưởng phòng trở lên có trình độ đại học đúng ngành | Đạt 20 % được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm | 5 |
- Độ ngũ sáng tác, chuyên môn, nghiệp vụ (đạt trình độ đại học) | ≥ 70% 40 - < 70% < 40 % | 5 2 - 4 1 |
II Hiệu quả SX kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng) |
≥ 0,6 0,1 - < 0,6 < 0,1 ≥ 0,4 0,05 - < 0,4 < 0,05 | 25 10 4 - 9 3 15 5 - 14 4 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
40. PHÁT HÀNH PHIM VÀ CHIẾU BÓNG
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
|
≥ 10 1 - < 10 < 1 ≥ 50 5 - <50 < 5 | 55 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 |
3. Đầu mối quản lý: 2 đầu mối quản lý được 1 điểm, riêng Fa Fim TW 1 đầu mối quản lý được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm. |
| 5 |
4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Số lượt người xem phim: 1 triệu lượt người xem được 1 điểm, tói đa không quá 10 điểm. Đối với Fa Fim TW cứ cung cấp cho các tỉnh 10 % phim được tính 2 điểm tối đa không quá 10 điểm | ≥ 300 50 - < 300 < 50
≥ 3 0,3 - <3 < 0,3 ≥ 1 0,1 - < 1 < 0,1 | 10 4 - 9 3 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 10 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
41. DỊCH VỤ THƯƠNG MẠI
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. % vốn tham gia sản xuất, kinh doanh
3. Doanh thu (tỷ đồng)
4. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) |
≥ 12 1 - < 12 < 1 ≥ 95 85 - < 95 < 85 ≥ 50 5 - < 50 < 5
≥ 500 50 - < 500 < 50
≥ 8 1 - < 8 < 1 ≥ 5 0,5 - < 5 < 0,5
≥ 45 10 - < 45 < 10 | 50 15 5 - 14 4 5 3 1 15 5 - 14 4 5
10 4 - 9 3 50 15 5 - 14 4 25 7 - 24 6
10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
Riêng xăng dầu
2.% vốn tham gia sản xuất, kinh doanh
3. Doanh thu (tỷ đồng)
Riêng xăng dầu
4. Đầu mối quản lý: Mỗi đầu mối được 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
Riêng xăng dầu
3. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn (%) |
≥ 20 2 - < 20 < 2 ≥ 25 5 - < 25 < 5 ≥ 95 85 - < 95 < 85 ≥ 100 10 - < 100 < 10 ≥ 200 20 - < 200 < 20
≥ 500 50 - < 500 < 50
≥ 10 1 - < 10 < 1 ≥ 3 0,3 - < 3 < 0,3 ≥ 8 0,8 < 8 < 0,8 ≥ 20 2 < 20 < 2 | 55 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 5 3 1 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 5
10 5 - 9 4 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90- 100 | 70- 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
43. ĐÁNH CÁ BIỂN
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Trình độ và qui mô sản xuất 3.1 Tổng công suất tàu (1.000 cv)
3.2 Tổng sản lượng cá (tấn)
4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 20 4 - < 20 < 4 ≥ 40 6 - < 40 < 6
≥ 10 2 - < 10 < 2 ≥ 8000 1000 - < 8000 <1000 ≥ 1500 100 - < 1500 < 100
≥ 3 0,3 - < 3 < 0,3 ≥ 0,5 0,1 - < 0,5 < 0,1 ≥ 8 1 - < 8 < 1 | 60 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4
7 3 - 6 2 8 3 - 7 2 15 5 - 14 4 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
44. CHẾ BIẾN THỦY SẢN ĐÔNG LẠNH
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: mỗi đầu mối quản lý 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm. 4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 20 4 - < 20 < 4 ≥ 40 6 - < 40 < 6
≥ 1.000 100 - < 1.000 < 100
≥ 4 0,4 - < 4 < 0,4 ≥ 1 0,1 - < 1 < 0,1 ≥ 12 2 - < 12 < 2 | 55 20 6 -19 5 15 5 - 14 4 5
15 5 - 14 4 45 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
45. CHẾ BIẾN NƯỚC MẮM
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Đầu mối quản lý: mỗi đầu mối quản lý 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Sản lượng thực hiện 1000 lít hạng I qui đổi/năm
5. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng)
3. Tỷ suất lợi nhuận (%) |
≥ 2 0,2 - < 2 < 0,2 ≥ 6 0,6 - < 6 < 0,6
≥ 10.000 2000 - < 10.000 < 2000 ≥ 500 50 - < 500 < 50
≥ 0,6 0,1- < 0,6 < 0,1 ≥ 0,4 0,05 - < 0,4 < 0,05 ≥ 25 3 - < 25 < 3 | 60 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 5
5 2 - 4 1 10 4 - 9 3 40 15 5 - 14 4 15 5 - 14 4 10 1 - 9 0 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 28 - 49 |
46. NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Doanh thu (tỷ đồng)
3. Qui mô SX: 3.1. Đối với mặt nước lớn a. Diện tích (ha)
b. Sản lượng cá (tấn cá thịt/năm)
3.2. Đ.với ao hồ nhỏ, sông cụt a. Diện tích (ha)
b. Sản lượng cá (tấn cá thịt/năm)
3.3. Sản xuất cá giống a. Diện tích (ha)
b. Sản lượng cá (triệu cá giống/năm)
4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Nộp ngân sách (tỷ đồng)
2. Lợi nhuận thực hiện (tỷ đồng) |
≥ 2 0,2 - < 2 < 0,2 ≥ 2,5 0,3 - < 2,5 < 0,3
≥ 20.000 2.000 - < 20.000 < 2.000 ≥ 250 50 - < 250 < 50
≥ 300 100 - < 300 < 100 ≥ 150 30 - < 150 < 30
≥ 40 10 - < 40 < 10 ≥ 50 10 - < 50 < 10 ≥ 300 50 - < 300 < 50
≥ 0,4 0,05 - < 0,4 < 0,05 ≥ 0,3 0,05 - < 0,3 < 0,05 | 65 20 6 - 19 5 20 6 - 19 5 15
5 2 - 4 1 10 4 - 9 3
5 2 - 4 1 10 4 - 9 3
5 2 - 4 1 10 4 - 9 3 10 4 - 9 3 35 15 5 - 14 4 20 6 - 19 5 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
47. VÀNG BẠC, ĐÁ QUÝ (áp dụng đối với Tổng Công ty Vàng, Bạc, Đá quý)
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý |
| 60 |
1. Tỷ trọng vốn kinh doanh của công ty/ tổng số vốn sản xuất, kinh doanh của tổng Công ty | ≥ 7% 1% - < 7% < 1% | 20 6 - 19 5 |
2. Tỷ trọng doanh số của Cty/ tổng doanh số của Tổng Công ty | ≥ 7% 1% - < 7% < 1% | 25 7 - 24 6 |
3. Số lượng cửa hàng bán hàng: mỗi cửa hàng 1 điểm, tối đa không quá 5 điểm 4. Lao động (người)
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Tỷ trọng các khoản nộp ngân sách Nhà nước/tổng số các khoản nộp của tổng công ty |
≥ 150 30 - < 150 < 30
≥ 7% 1% - < 7% < 1% | 5
10 4 - 9 3 40 15 5 - 14 4 |
2. Tỷ trọng lợi nhuận của Công ty/ tỷ trọng lợi nhuận của Tổng Công ty | ≥ 7% 1% - < 7% < 1% | 25 7 - 24 6 |
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
48. DOANH NGHIỆP THỦY NÔNG
Chỉ tiêu | Giá trị | Điểm |
I Độ phức tạp quản lý 1. Vốn sản xuất, kinh doanh (tỷ đồng)
2. Vận hành công trình đầu mối |
≥ 300 30 - < 300 < 30 | 50 20 6 - 19 5 |
- Tổng dung tích các hồ chứa nước (triệu m3) å W | ≥ 1000 500 - < 1000 < 500 | 6 3 - 5 2 |
- Tổng công suất lắp đạt trạm bơm tưới, tiêu, tưới tiêu kết hợp å (KW) | ≥ 15.000 5000 - < 15.000 < 5000 | 6 3 - 5 2 |
- Tổng lưu lượng cống đầu mối tưới, tiêu å Q (m3/s) | ≥ 50 < 50 | 3 2 |
3. Phạm vi hoạt động của doanh nghiệp
4. Lao động
II Hiệu quả sản xuất, kinh doanh 1. Diện tích được tưới | - Liên tỉnh - Tỉnh - Liên huyện (≥ 3 huyện) - Liên huyên (< 3 huyện) - Huyện ≥ 350 50- < 350 < 50
≥ 70.000 5000 - < 70.000 < 5000 | 5 4 3 2 1 10 4 - 9 3 50 30 7 - 29 6 |
2. Diện tích tiêu (kể cả ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu chua, xổ phèn) (ha) | ≥ 100.000 10.000 - < 100.000 < 10.000 | 10 4 - 9 3 |
3. Tổng doanh thu trên 1ha được tưới gồm thủy lợi phí, thu khác | ≥ 400 100 - < 400 < 100 | 10 4 - 9 3 |
T = (ngàn đồng/ha) |
|
|
BẢNG ĐIỂM XẾP HẠNG
Hạng doanh nghiệp | I | II | III | IV |
Điểm doanh nghiệp đạt được | 90 - 100 | 70 - 89 | 50 - 69 | 30 - 49 |
BẢNG QUY ĐỊNH HỆ SỐ PHỤ CẤP CHỨC VỤ THIẾT KẾ TRONG HỆ SỐ MỨC LƯƠNG CHỨC VỤ CỦA CÁC CHỨC DANH QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
(Kèm theo Thông tư số 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC ngày 31 tháng 12 năm 1998)
1. Doanh nghiệp hạng đặc biệt
- Giám đốc: 1,1
- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,9
2. Tổng Công ty 90/TTg
- Giám đốc: 0,9
- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,8
3. Doanh nghiệp hạng I
- Giám đốc: 0,8
- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,6
4. Doanh nghiệp hạng II
- Giám đốc: 0,6
- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,5
5. Doanh nghiệp hạng III
- Giám đốc: 0,5
- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,4
6. Doanh nghiệp hạng IV
- Giám đốc: 0,4
- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,3
7. Doanh nghiệp không được xếp hạng
- Giám đốc: 0,3
- Phó giám đốc, Kế Toán trưởng: 0,2
- 1Thông tư liên tịch 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2Công văn số 4317/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc xếp hạng I đối với CTCP Pin-Ắc quy MN
- 3Công văn số 146/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp
- 4Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 5Thông tư liên tịch 21/TT-LB năm 1993 thi hành NĐ 26/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp, Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tài chính hướng dẫn thực hiện xếp hạng doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 25/2007/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31/12/2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư 01/BXD-VKT năm 1994 hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 8Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư liên tịch 23/2005/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng và xếp lương đối với thành viên chuyên trách Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng công ty nhà nước do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư liên tịch 21/TT-LB năm 1993 thi hành NĐ 26/CP quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong doanh nghiệp, Liên bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Tài chính hướng dẫn thực hiện xếp hạng doanh nghiệp do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; Bộ Tài chính ban hành
- 3Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BLĐTBXH-BTC bổ sung Thông tư 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC về việc xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao đông- Thương binh và Xã hội và Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 25/2007/QĐ-BLĐTBXH công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đến hết ngày 31/12/2006 nay đã hết hiệu lực pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Công văn số 4317/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội về việc xếp hạng I đối với CTCP Pin-Ắc quy MN
- 2Công văn số 146/LĐTBXH-TL của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp
- 3Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 4Quyết định 90-TTg năm 1994 về việc tiếp tục sắp xếp doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 91-TTg năm 1994 về việc thí điểm thành lập tập đoàn kinh doanh do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Doanh nghiệp Nhà nước 1995
- 7Quyết định 185-TTg năm 1996 về doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 59-CP năm 1996 ban hành Quy chế quản lý tài chính và hạch toán kinh doanh đối với doanh nghiệp Nhà nước
- 9Nghị định 56-CP năm 1996 về doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích
- 10Thông tư 76-TC/TCDN-1996 hướng dẫn chế độ quản lý doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ tại doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 11Nghị định 110/1997/NĐ-CP bổ sung hệ số mức lương chức vụ quản lý và phụ cấp chức vụ lãnh đạo doanh nghiệp kèm theo Nghị định 26/CP năm 1993
- 12Quyết định 1141-TC/QĐ/CĐKT năm 1995 về chế độ kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 13Thông tư 01/BXD-VKT năm 1994 hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 14Tiêu chuẩn ngành 14TCN131:2002 về Trang thiết bị quản lý trong hệ thống công trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu
Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 31/12/1998
- Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính
- Người ký: Lê Duy Đồng, Trần Văn Tá
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra