- 1Luật Thuế Doanh thu 1990
- 2Nghị định 351-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Luật Thuế doanh thu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Nghị định 388-HĐBT năm 1991 về Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 4Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 5Thông tư liên tịch 28-LB/TT năm 1993 bổ sung chế độ tiền lương mới đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Tài chính-Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 01/BXD-VKT | Hà Nội, ngày 27 tháng 1 năm 1994 |
HƯỚNG DẪN XẾP HẠNG DOANH NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG
Thi hành Nghị định số 26/CP ngày 23/5/1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp; Thông tư hướng dẫn số 21/LB-TT ngày 17/6/1993 của Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính và công văn thỏa thuận số 21/LĐTBXH - TL ngày 4 tháng 1 năm 1994 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; Bộ Xây dựng hướng dẫn tạm thời xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng như sau:
Việc xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng nhằm mục đích:
1. Xếp lương chức vụ đối với viên chức quản lý doanh nghiệp ngành Xây dựng
2. Xác định mức phụ cấp chức vụ đối với viên chức giữ chức vụ trưởng phòng, phó trưởng phòng và tương đương trở xuống.
3. Bố trí sử dụng hợp lý viên chức chuyên môn, nghiệp vụ trên cơ sở bảng lương quy định của Nhà nước.
4. Đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với từng doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp, đơn vị được cấp có thẩm quyền của Nhà nước quyết định thành lập và được cấp giấy phép hoạt động hoặc tạm thời hoạt động, bao gồm:
1. Doanh nghiệp xây dựng được thành lập theo Nghị định 388/HĐBT ngày 20/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc ban hành quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước.
2. Doanh nghiệp thuốc các thành phần kinh tế khác.
1. Việc xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng được xác định theo hai nhóm chỉ tiêu:
- Hiệu quả sản xuất kinh doanh
- Độ phức tạp về quản lý
Xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng được phân biệt theo loại hình sản xuất kinh doanh gồm: xếp lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, đô thị, khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng, sản xuất xi măng, không phân biệt theo cấp quản lý doanh nghiệp.
2. Hạng của doanh nghiệp trong xây dựng gồm một hạng đặc biệt và bốn hạng (từ hạng I đến hạng IV). Trong cùng một Bộ, ngành, địa phương không nhất thiết phải có đủ các hạng.
3. Phân cấp xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng.
a. Doanh nghiệp hạng đặc biệt không tính chỉ tiêu xếp hạng theo Thông tư này. Bộ xây dựng hoặc Bộ chủ quản sẽ đề nghị Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Tài chính trình Thủ tướng Chính chủ quyết định theo quy định tại Thông tư số 21/LB-TT ngày 17 tháng 6 năm 1993.
b. Doanh nghiệp hạng I do Bộ, ngành chủ quản hoặc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đề nghị Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - tài chính thỏa thuận trước khi ra quyết định.
c. Doanh nghiệp từ hạng II trở xuống do Bộ, ngành chủ quản hoặc ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét quyết định.
d. Các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, nếu cần thiết phải xếp hạng thì thực hiện theo quy định tại mục II Thông tư số 28/LB-TT ngày 2/12/1993 của Liên bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính.
e. Đối với các đơn vị là cấp trên trực tiếp của doanh nghiệp (như Tổng Công ty, Liên hiệp các xí nghiệp v.v...) không xếp hạng theo chỉ tiêu xếp hạng của Thông tư này, mà căn cứ vào thực tế hoạt động, chức năng nhiệm vụ của đơn vị có phương án chuyển xếp từ lương cũ sang lương mới cho các viên chức quản lý gửi về Bộ (nếu đơn vị trực thuộc Bộ) hoặc ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố (nếu đơn vị trực thuộc địa phương quản lý) để cân đối tổng hợp báo cáo Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Tài chính thỏa thuận trước khi quyết định.
4. Thời hạn để xem xét thay đổi hạng doanh nghiệp la năm.
Chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp ngành xây dựng xác định theo 2 nhóm chỉ tiêu đối với từng loại hình doanh nghiệp.
Số liệu để tính điểm theo các chỉ tiêu xếp hạng lấy theo số liệu quyết toán năm 1992 đã được cơ quan tài chính cấp trên đại diện Bộ tài chính hoặc Sở Tài chính và cơ quan thuế địa phương xác nhận và thực hiện kế hoặc năm 1993 đến thời điểm xếp hạng có đối chiếu tham khảo tình hình thực hiện các năm 1990 và 1991.
Đối với doanh nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh nhiều loại sản phẩm, khi xếp hạng doanh nghiệp cần lưu ý đến chức năng được phép hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp và doanh thu loại sản phẩm nào chiếm tỉ trọng lớn sẽ là căn cứ chính để chọn loại hình doanh nghiệp.
Để đảm bảo cân đối chung giữa các đơn vị thuộc Trung ương và địa phương, có xem xét đến đặc điểm tình hình cụ thể của từng vùng, tổng số điểm để xếp hạng doanh nghiệp của các doanh nghiệp thuộc địa phương quản lý được nhân với hệ số 1,1; các doanh nghiệp thuộc tỉnh miền núi quản lý, các doanh nghiệp đặt trụ sở và hoạt động tại các huyện miền núi hải đảo xa xôi được nhân với hệ số 1,2.
Các chỉ tiêu cụ thể xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng:
A. Hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Đối với lĩnh vực xây lắp: Sản xuất vật liệu xây dựng khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng: 55 điểm.
- Đối với lĩnh vực dịch vụ đô thị: 50 điểm
- Đối với lĩnh vực sản xuất xi măng: 60 điểm
1. Doanh thu: bao gồm doanh thu về tiêu thụ sản phẩm kinh doanh dịch vụ chính và phụ tính theo đồng tiền Việt nam như doanh thu quy định tại luật thuế doanh thu và Nghị định số 351/HĐBT ngày 2/10/1990 quy định chi tiết thi hành luật thuế doanh thu.
Đối với các doanh nghiệp thiết kế và tư vấn xây dựng doanh thu là giá trị thiết kế phí và dịch vụ tư vấn.
2. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước:
Bao gồm các khoản nộp: Các loại thuế, khấu hao cơ bản và các khoản nộp khác theo quy định của Nhà nước.
3. Lợi nhuận thực hiện: là lợi nhuận thu được của doanh nghiệp sau khi hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước (chưa kể thuế lợi tức).
4. Tỷ suất lợi nhuận thực hiện trên vốn giao: được tính bằng tỷ lệ % lợi nhuận trên vốn.
B. Độ phức tạp quản lý:
- Đối với lĩnh vực xây lắp; sản xuất vật liệu xây dựng; khảo sát thiết kế và tư vấn xây dựng: 45 điểm
- Đối với lĩnh vực dịch vụ đô thị: 50 điểm
- Đối với lĩnh vực xi măng: 40 điểm
1. Vốn sản xuất kinh doanh: bao gồm tổng số vốn được giao thuộc nguồn ngân sách Trung ương hoặc địa phương cấp và nguồn vốn tự bổ sung được xác định theo quy định hiện hành
2. Trình độ công nghệ sản xuất: được đánh giá theo trình độ tiên tiến của thiết bị sản xuất chính, mức độ cơ giới hóa,tự động hóa, chủng loại mặt hàng kinh doanh.
3. Độ phức tạp về mặt xã hội: được áp dụng đối với lĩnh vực quản lý đô thị và được đánh giá theo loại đô thị.
4. Phạm vi hoạt độn hoặc số đầu mối quản lý: được đánh giá theo mức độ hẹp, trung bình và rộng được cụ thể hóa trong bảng tiêu chuẩn phân hạng.
Số đầu mối quản lý là các đơn vị sản xuất kinh doanh dịch vụ trực thuộc doanh nghiệp như: Xí nghiệp, xưởng, phân xưởng, đội... (không kể số phòng ban trên cơ quan doanh nghiệp).
5. Số lượng lao động: tính theo số lao động có việc làm trong danh sách trả lương của doanh nghiệp (trừ số lao động hợp đồng theo vụ, việc).
Theo khung điểm quyết định trên đây doanh nghiệp không đủ điểm để xếp hạng IV thì không xếp hạng. Xếp lương mới cho các viên chức quản lý doanh nghiệp theo quy định tại điểm 5 mục II Thông tư số 28/LBTT ngày 2/12/1993 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội - Tài chính.
1. Căn cứ chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp quy định trong Thông tư này, các Bộ, ngành chủ quản - ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiến hành xếp hạng doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và gửi kết quả đã xếp hạng về Bộ xây dựng (Viện Kinh tế Xây dựng) để Bộ Xây dựng tổng hợp báo cáo Chính phủ.
2. Đối với các đơn vị xây dựng chuyên ngành giao thông vận tải, đề nghị Bộ Giao thông vận tải có hệ số điều chỉnh tăng chỉ tiêu xếp hạng doanh nghiệp quy định tại Thông tư này để bảo đảm quan hệ hợp lý về hạng doanh nghiệp trong ngành giao thông vận tải.
3. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01 tháng 4 năm 1993. Bãi bỏ các quy định trước đây về phân loại, xếp hạng các xí nghiệp, liên hiệp các xí nghiệp, Công ty, Tổng công ty.
4. Trong quá trình thực hiện nếu vướng mắc, đề nghị các Bộ, ngành, địa phương phản ánh về Bộ xây dựng giải quyết.
| BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG |
- 1Quyết định 09/2006/QĐ-BXD công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 2Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 24/1999/QĐ-TTg về việc xếp hạng đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 821/1999/QĐ/BLĐTBXH ban hành tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp Cà phê do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Thông tư liên tịch 17/1998/TTLT-BLĐTBXH-BTC hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp Nhà nước do Bộ Lao động, thương binh và xã hội - Bộ Tài chính ban hành
- 2Quyết định 24/1999/QĐ-TTg về việc xếp hạng đặc biệt doanh nghiệp Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Thuế Doanh thu 1990
- 4Nghị định 351-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Luật Thuế doanh thu do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Nghị định 388-HĐBT năm 1991 về Quy chế thành lập và giải thể doanh nghiệp Nhà nước do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 6Nghị định 26-CP năm 1993 quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp
- 7Thông tư liên tịch 28-LB/TT năm 1993 bổ sung chế độ tiền lương mới đối với công nhân, viên chức trong các doanh nghiệp do Bộ Tài chính-Bộ Lao động, thương binh và xã hội ban hành
- 8Quyết định 821/1999/QĐ/BLĐTBXH ban hành tiêu chuẩn xếp hạng doanh nghiệp Cà phê do Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 01/BXD-VKT năm 1994 hướng dẫn xếp hạng doanh nghiệp trong xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 01/BXD-VKT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/01/1994
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Ngô Xuân Lộc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/04/1993
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực