Điều 21 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Xe được kiểm tra theo quy định tại các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan. Trường hợp kiểm tra ngoài Đơn vị kiểm tra thì không phải sử dụng thiết bị kiểm tra khí thải.
2. Chụp ảnh tổng thể tại địa điểm kiểm tra ở vị trí chéo góc khoảng 45° từ phía trước bên cạnh xe hoặc phía sau góc đối diện thể hiện rõ hình dáng và ảnh biển số của Xe; trường hợp chưa có biển số thì phải chụp ảnh số khung hoặc ảnh bản cà số khung để in trên Giấy CNAT. Trên ảnh có thể hiện thời gian chụp.
3. Kết quả kiểm tra Xe được ghi vào Biên bản kiểm tra ATKT & BVMT Xe (sau đây viết tắt là Biên bản kiểm tra Xe) theo mẫu quy định tại Phụ lục XX ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Cấp Giấy CNAT, Tem kiểm tra, Phiếu kết quả kiểm định
a) Xe kiểm tra đạt yêu cầu theo quy định thì được cấp: Giấy CNAT và Tem kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục XXII và Phụ lục XXIII ban hành kèm theo thông tư này. Giấy CNAT và Tem kiểm tra được in từ phần mềm Quản lý xe máy chuyên dùng; Phiếu kết quả kiểm định (đối với thiết bị nâng nêu tại điểm 2 mục VI Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này) theo mẫu quy định tại Phụ lục XXI ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thời hạn hiệu lực của Giấy CNAT, Tem kiểm tra, Phiếu kết quả kiểm định quy định tại mục a khoản này là 12 tháng. Giấy CNAT và Tem kiểm tra phải có cùng một seri;
c) Giấy CNAT, Tem kiểm tra, Phiếu kết quả kiểm định quy định tại điểm a khoản này hết hiệu lực khi: Nội dung Giấy CNAT không phù hợp với thông số kỹ thuật thực tế của Xe; Xe được cấp Giấy CNAT mới; đã có khai báo mất của Chủ xe; đã có thông báo thu hồi của các Đơn vị kiểm tra; Xe bị tai nạn đến mức không đảm bảo an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định; bị hư hỏng, rách nát;
d) Giấy CNAT, Tem kiểm tra, Phiếu kết quả kiểm định cấp tại điểm a khoản này khi bị mất, bị hỏng (rách, sửa chữa, nhàu nát hoặc có hư hỏng khác) chỉ cấp lại sau khi Xe đã được kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu theo quy định tại
Thông tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
- Điều 5. Trình tự, cách thức thực hiện
- Điều 6. Phương thức kiểm tra
- Điều 7. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 8. Hồ sơ thiết kế
- Điều 9. Thẩm định thiết kế
- Điều 10. Kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình
- Điều 11. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm
- Điều 12. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất (COP)
- Điều 13. Cấp Giấy chứng nhận kiểu loại
- Điều 14. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt
- Điều 15. Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại
- Điều 16. Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo
- Điều 17. Nghiệm thu chất lượng Xe cải tạo
- Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng Xe cải tạo
- Điều 19. Hồ sơ kiểm tra
- Điều 20. Trình tự, cách thức thực hiện
- Điều 21. Nội dung kiểm tra
- Điều 22. Cấp phôi Giấy CNAT, Tem kiểm tra và báo cáo công tác kiểm tra
- Điều 23. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
- Điều 24. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Điều 25. Trách nhiệm của Đơn vị kiểm tra
- Điều 26. Trách nhiệm của người nhập nhập khẩu
- Điều 27. Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, lắp ráp, cải tạo
- Điều 28. Trách nhiệm của Chủ xe
- Điều 29. Phí và lệ phí
- Điều 30. Lưu trữ hồ sơ