Chương 7 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 31. Áp dụng hồ sơ điện tử
Hồ sơ, tài liệu, chứng chỉ chất lượng có thể được sử dụng bản điện tử thay thế cho bản giấy khi áp dụng thủ tục trên cổng thông tin điện tử.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 07 năm 2016, bãi bỏ các Thông tư và nội dung quy định tại các Thông tư sau đây:
a) Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng;
b) Thông tư số 41/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng;
c) Điều 1 và Điều 4 của Thông tư số 19/2014/TT-BGTVT ngày 20 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 23/2009/TT-BGTVT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng, Thông tư số 44/2012/TT-BGTVT ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe mô tô, xe gắn máy nhập khẩu và động cơ nhập khẩu sử dụng để sản xuất, lắp ráp xe mô tô, xe gắn máy và Thông tư số 41/2013/TT-BGTVT ngày 05 tháng 11 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật xe đạp điện, đối với các nội dung liên quan đến xe máy chuyên dùng.
2. Các loại Chứng chỉ cấp cho Xe trước ngày có hiệu lực của Thông tư này vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn ghi trên Chứng chỉ đó.
1. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, các Vụ trưởng, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về Bộ Giao thông vận tải để kịp thời sửa đổi, bổ sung văn bản theo quy định./.
Thông tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
- Điều 5. Trình tự, cách thức thực hiện
- Điều 6. Phương thức kiểm tra
- Điều 7. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 8. Hồ sơ thiết kế
- Điều 9. Thẩm định thiết kế
- Điều 10. Kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình
- Điều 11. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm
- Điều 12. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất (COP)
- Điều 13. Cấp Giấy chứng nhận kiểu loại
- Điều 14. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt
- Điều 15. Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại
- Điều 16. Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo
- Điều 17. Nghiệm thu chất lượng Xe cải tạo
- Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng Xe cải tạo
- Điều 19. Hồ sơ kiểm tra
- Điều 20. Trình tự, cách thức thực hiện
- Điều 21. Nội dung kiểm tra
- Điều 22. Cấp phôi Giấy CNAT, Tem kiểm tra và báo cáo công tác kiểm tra
- Điều 23. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
- Điều 24. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Điều 25. Trách nhiệm của Đơn vị kiểm tra
- Điều 26. Trách nhiệm của người nhập nhập khẩu
- Điều 27. Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, lắp ráp, cải tạo
- Điều 28. Trách nhiệm của Chủ xe
- Điều 29. Phí và lệ phí
- Điều 30. Lưu trữ hồ sơ