Chương 6 Thông tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN
Cục Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan quản lý, tổ chức và thực hiện việc kiểm tra, thử nghiệm, chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe nhập khẩu; sản xuất, lắp ráp; cải tạo và khai thác sử dụng. Cục Đăng kiểm Việt Nam chịu trách nhiệm:
1. Tổ chức triển khai, thực hiện Thông tư này.
2. Xây dựng Chương trình phần mềm Quản lý Xe trong nhập khẩu, sản xuất, lắp ráp, cải tạo và khai thác sử dụng, thống nhất in, quản lý các loại phôi Giấy CNAT, Tem kiểm tra và các Chứng chỉ chất lượng được quy định tại Thông tư này.
3. Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu, báo cáo Bộ Giao thông vận tải kết quả thực hiện công tác kiểm tra, chứng nhận chất lượng ATKT & BVMT Xe.
Điều 24. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra định kỳ Xe trong khai thác sử dụng tại các Đơn vị kiểm tra trực thuộc Sở.
2. Phối hợp với Cục Đăng kiểm Việt Nam để thực hiện việc quản lý nhà nước về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng theo thẩm quyền trên địa bàn địa phương.
Điều 25. Trách nhiệm của Đơn vị kiểm tra
1. Thực hiện việc kiểm tra và cấp Giấy CNAT cho Xe theo quy định. Người đứng đầu Đơn vị kiểm tra và người trực tiếp thực hiện kiểm tra phải chịu trách nhiệm về kết quả kiểm tra.
2. Phân công Đăng kiểm viên đã được tập huấn nghiệp vụ và được Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam bổ nhiệm theo quy định thực hiện việc kiểm tra Xe.
3. Công khai trình tự, thủ tục, nội dung, quy trình, tiêu chuẩn, quy định, phí, lệ phí và thời gian làm việc; Sử dụng Chương trình phần mềm Quản lý xe máy chuyên dùng để đánh giá kết quả kiểm tra và in Giấy CNAT, Tem kiểm tra.
4. Quản lý sử dụng ấn chỉ, thực hiện chế độ lưu trữ, báo cáo, truyền số liệu theo quy định, chấp hành và tạo điều kiện thuận lợi cho việc thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm tra của cơ quan chức năng.
5. Quản lý, giám sát hoạt động kiểm tra, thường xuyên giáo dục đạo đức nghề nghiệp đối với cán bộ, nhân viên, chống tiêu cực trong hoạt động kiểm tra của đơn vị.
6. Kiểm tra, bảo dưỡng, sửa chữa để duy trì độ chính xác, tình trạng hoạt động của thiết bị, dụng cụ kiểm tra theo quy định.
Điều 26. Trách nhiệm của người nhập nhập khẩu
1. Chịu trách nhiệm về nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng Xe nhập khẩu, tính trung thực và chính xác của các hồ sơ tài liệu đã cung cấp cho Cục Đăng kiểm Việt Nam.
2. Đảm bảo giữ nguyên trạng Xe khi nhập khẩu để Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện việc kiểm tra chất lượng.
3. Giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền.
1. Tuân thủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, và các quy định hiện hành khi sản xuất, lắp ráp, cải tạo Xe.
2. Xây dựng quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm và đầu tư thiết bị kiểm tra phù hợp với sản xuất; tổ chức kiểm tra chất lượng cho từng sản phẩm và chịu trách nhiệm về chất lượng sản phẩm xuất xưởng.
3. Bảo quản, giữ gìn, không được sửa chữa, tẩy xóa giấy tờ xác nhận kết quả kiểm tra đã được cấp và xuất trình khi có yêu cầu của người thi hành công vụ có thẩm quyền.
4. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng và theo dõi thông tin về các khách hàng mua sản phẩm để có thể thông tin khi cần thiết.
5. Thiết lập hệ thống thu thập các thông tin về chất lượng sản phẩm, phân tích các lỗi kỹ thuật và lưu trữ lại các thông tin có liên quan.
6. Chủ động báo cáo đầy đủ thông tin liên quan đến lỗi kỹ thuật. Trong quá trình Cục Đăng kiểm Việt Nam điều tra phải hợp tác đầy đủ và cung cấp các thông tin cần thiết khi được yêu cầu.
7. Thông báo các thông tin cần thiết liên quan đến việc triệu hồi cho các đại lý, trạm dịch vụ và khách hàng.
8. Hồ sơ sản phẩm phải được lưu trữ ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm Cơ sở sản xuất ngừng sản xuất, lắp ráp kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại.
9. Hồ sơ cải tạo phải được lưu trữ ít nhất 02 năm, kể từ thời điểm được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận cải tạo.
Điều 28. Trách nhiệm của Chủ xe
1. Chịu trách nhiệm sửa chữa, bảo dưỡng để bảo đảm tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của Xe giữa hai kỳ kiểm tra;
2. Không được làm giả, tẩy xóa, sửa chữa các chứng chỉ an toàn đã được cấp;
3. Cung cấp các thông tin cần thiết có liên quan tới nội dung kiểm tra, nội dung quản lý hành chính, quản lý thông số kỹ thuật của Xe, kể cả việc cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan cho các Đơn vị kiểm tra;
4. Nộp lại Giấy CNAT và Tem kiểm tra khi có thông báo thu hồi của Đơn vị kiểm tra;
5. Giấy CNAT được giao cho chủ xe để xuất trình khi có yêu cầu của các cơ quan chức năng. Tem kiểm tra Xe được giao cho chủ xe để dán vào mặt trong của kính chắn gió phía trước hoặc vị trí dễ quan sát và khó bị hư hỏng. Mặt in chữ số tháng, năm hết hạn hướng ra ngoài và đảm bảo dễ quan sát từ phía trước.
Phí và lệ phí liên quan đến việc kiểm tra, chứng nhận được thu theo quy định của pháp luật.
1. Hồ sơ kiểm tra quy định tại
2. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm quy định tại
3. Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo quy định tại
4. Các giấy tờ quy định tại
Thông tư 89/2015/TT-BGTVT quy định về kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe máy chuyên dùng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Hồ sơ đăng ký kiểm tra
- Điều 5. Trình tự, cách thức thực hiện
- Điều 6. Phương thức kiểm tra
- Điều 7. Xử lý kết quả kiểm tra
- Điều 8. Hồ sơ thiết kế
- Điều 9. Thẩm định thiết kế
- Điều 10. Kiểm tra, thử nghiệm mẫu điển hình
- Điều 11. Hồ sơ kiểm tra sản phẩm
- Điều 12. Đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng tại cơ sở sản xuất (COP)
- Điều 13. Cấp Giấy chứng nhận kiểu loại
- Điều 14. Kiểm tra trong quá trình sản xuất, lắp ráp hàng loạt
- Điều 15. Đánh giá kiểu loại sản phẩm đã được cấp Giấy chứng nhận kiểu loại; đình chỉ hiệu lực và thu hồi Giấy chứng nhận kiểu loại
- Điều 16. Hồ sơ thiết kế Xe cải tạo
- Điều 17. Nghiệm thu chất lượng Xe cải tạo
- Điều 18. Cấp Giấy chứng nhận chất lượng Xe cải tạo
- Điều 19. Hồ sơ kiểm tra
- Điều 20. Trình tự, cách thức thực hiện
- Điều 21. Nội dung kiểm tra
- Điều 22. Cấp phôi Giấy CNAT, Tem kiểm tra và báo cáo công tác kiểm tra
- Điều 23. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
- Điều 24. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Điều 25. Trách nhiệm của Đơn vị kiểm tra
- Điều 26. Trách nhiệm của người nhập nhập khẩu
- Điều 27. Trách nhiệm của Cơ sở sản xuất, lắp ráp, cải tạo
- Điều 28. Trách nhiệm của Chủ xe
- Điều 29. Phí và lệ phí
- Điều 30. Lưu trữ hồ sơ