Điều 39 Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 39. Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết
1. Mã chương trình mục tiêu, dự án
a) Nguyên tắc hạch toán mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết
- Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết dùng để hạch toán chi NSNN của từng chương trình mục tiêu, dự án quốc gia cũng như các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (do Trung ương quyết định), ngân sách địa phương (do địa phương quyết định), bao gồm cả các chương trình của nhà tài trợ quốc tế.
Đối với chương trình mục tiêu, dự án do địa phương quản lý, Bộ Tài chính thống nhất quản lý và cấp mã số vào danh mục chung và thông báo cho cơ quan tài chính địa phương biết để có căn cứ hạch toán.
Mã hạch toán khác cho mã chương trình mục tiêu, dự án dùng để hạch toán trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế cần hạch toán chưa xác định được giá trị mã chương trình mục tiêu, dự án cụ thể. Khi xác định được mã chương trình mục tiêu, dự án cụ thể, kế toán thực hiện kết chuyển sang giá trị tương ứng.
- Mã chương trình mục tiêu, dự án gồm 5 ký tự được quy định là: N1N2N3N4N5.. Trong đó: N1 được ngầm định = 0; các giá trị còn lại thực hiện theo quy định của mục lục NSNN.
b) Danh mục mã chương trình mục tiêu, dự án
- Đối với mã chương trình mục tiêu, dự án thuộc ngân sách trung ương, kế toán hạch toán theo các mã số của các giá trị chi tiết nhất tương ứng theo Danh mục mã chương trình mục tiêu, dự án quy định trong Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ Tài chính quy định hệ thống mục lục NSNN và các văn bản sửa đổi, bổ sung.
- Danh mục các mã hạch toán khác cho mã Chương trình mục tiêu, dự án được quy định trong Phụ lục III.4 của Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
- Đối với mã chương trình mục tiêu, dự án do địa phương quản lý, kế toán hạch toán theo danh mục chung do Bộ Tài chính thống nhất quản lý và cấp mã số đã được thông báo cho cơ quan tài chính địa phương.
2. Các mã hạch toán chi tiết
Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết còn được dùng để hạch toán chi tiết cho các quỹ tài chính, nguồn kinh phí phải trả, mã đợt phát hành trái phiếu, công trái và các tài khoản ngoại bảng để đảm bảo yêu cầu quản lý chi tiết. Mã hạch toán chi tiết gồm 5 ký tự được quy định là: N1N2N3N4N5. Trong đó N1 được quy định = 9.
Nguyên tắc hạch toán và danh mục các mã hạch toán chi tiết quy định như sau:
a) Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái
- Nguyên tắc hạch toán mã đợt phát hành trái phiếu, công trái
Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái dùng để hạch toán chi tiết các khoản nợ vay trái phiếu, công trái theo từng đợt phát hành. Không kết hợp chéo mã đợt phát hành trái phiếu, công trái với các tài khoản khác.
Kế toán sử dụng thống nhất mã đợt phát hành trái phiếu, công trái để hạch toán đối với nợ gốc và chi trả lãi vay.
- Danh mục mã đợt phát hành trái phiếu, công trái
Danh mục mã đợt phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương được quy định tại Phụ lục III.5 thuộc Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình vận hành TABMIS, căn cứ thực tế phát hành trái phiếu, công trái và yêu cầu quản lý, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi các mã tương ứng vào Danh mục mã đợt phát hành trái phiếu, công trái.
b) Mã chi tiết quỹ tài chính
- Nguyên tắc hạch toán mã chi tiết quỹ tài chính
Mã chi tiết quỹ tài chính dùng để hạch toán chi tiết theo các quỹ tài chính có quan hệ giao dịch thông qua tiền gửi tại KBNN, đảm bảo tính thống nhất trong hệ thống, giúp cho việc tổng hợp, cung cấp thông tin được kịp thời, chính xác. Không kết hợp mã chi tiết quỹ tài chính với các tài khoản khác.
Một quỹ tài chính tại các đơn vị KBNN phải được hạch toán theo một giá trị mã chi tiết quỹ dự trữ tài chính thống nhất theo quy định.
- Danh mục mã chi tiết quỹ tài chính
Danh mục mã chi tiết quỹ tài chính được quy định tại Phụ lục III.6 của Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi danh mục mã chi tiết quỹ tài chính phù hợp yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ.
c) Mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả
- Nguyên tắc hạch toán mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả
Mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả dùng để hạch toán chi tiết các khoản tiền gửi và các khoản phải trả khác theo mục đích quản lý riêng biệt.
Đối với tiền gửi của các đơn vị, cá nhân, kế toán phải hạch toán chi tiết theo mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của đơn vị mở tài khoản và chi tiết theo mã này để xác định nguồn của khoản tiền gửi của đơn vị tại KBNN.
- Danh mục mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả
Danh mục mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả được quy định tại Phụ lục III.7 thuộc Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
- Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi danh mục mã chi tiết nguồn kinh phí phải trả phù hợp yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ.
d) Mã chi tiết các khoản phải thu
- Mã chi tiết các khoản phải thu dùng để hạch toán chi tiết các khoản phải thu của cơ quan có thẩm quyền và các khoản ứng từ quỹ dự trữ tài chính.
Đối với các khoản ứng từ quỹ dự trữ tài chính, kế toán phải hạch toán qua tài khoản phải thu, chi tiết theo mã đơn vị có quan hệ với ngân sách của đơn vị nhận tiền và chi tiết theo mã này để xác định số phải thu do ứng từ quỹ dự trữ tài chính.
- Danh mục mã chi tiết các khoản phải thu
Danh mục mã chi tiết các khoản phải thu được quy định tại Phụ lục III.8 thuộc Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn bổ sung, sửa đổi danh mục mã chi tiết các khoản phải thu phù hợp yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ.
đ) Mã loại tài sản
- Nguyên tắc hạch toán mã loại tài sản
Mã loại tài sản dùng để hạch toán chi tiết cho các tài khoản không nằm trong cân đối tài khoản kế toán.
Kế toán không được kết hợp các tài khoản trong cân đối (tài khoản không nằm trong nhóm 99) với mã loại tài sản. Đối với các giá trị mã không quy định tên cụ thể, các đơn vị KBNN có thể hạch toán theo nhu cầu của đơn vị. Mã hạch toán này chỉ có ý nghĩa tại từng đơn vị KBNN cấp tỉnh (trong một bộ sổ), không dùng chung cho các đơn vị KBNN cấp tỉnh khác và không sử dụng để tổng hợp số liệu chung của hệ thống.
- Danh mục mã loại tài sản
Danh mục mã loại tài sản được quy định tại Phụ lục III.9 của Phụ lục III “Danh mục một số đoạn mã hạch toán” kèm theo Thông tư này.
e) Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn các đơn vị KBNN điều chỉnh số liệu đã hạch toán theo đúng danh mục mã quy định.
Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 77/2017/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/07/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 735 đến số 736
- Ngày hiệu lực: 12/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 5. Nội dung kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 6. Tổ chức bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 7. Nhiệm vụ của kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 8. Phương pháp ghi chép
- Điều 9. Đơn vị tính trong kế toán
- Điều 10. Chữ viết, chữ số sử dụng trong trong kế toán nhà nước
- Điều 11. Kỳ kế toán
- Điều 12. Kiểm kê tài sản trong các đơn vị KBNN
- Điều 13. Thanh tra, kiểm tra kế toán
- Điều 14. Tài liệu kế toán
- Điều 15. Lưu trữ, bảo quản, tiêu hủy và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 16. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán
- Điều 17. Nội dung của chứng từ kế toán
- Điều 18. Mẫu chứng từ kế toán
- Điều 19. Chứng từ điện tử
- Điều 20. Chuyển đổi chứng từ điện tử, chứng từ giấy
- Điều 21. Chữ ký điện tử
- Điều 22. Lập chứng từ kế toán
- Điều 23. Quy định về ký chứng từ kế toán
- Điều 24. Quản lý con dấu và đóng dấu trên tài liệu kế toán
- Điều 25. Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
- Điều 26. Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán
- Điều 27. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập chứng từ kế toán
- Điều 28. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 29. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 30. Yêu cầu của hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 31. Mã quỹ
- Điều 32. Mã tài khoản kế toán
- Điều 33. Mã nội dung kinh tế (Mã mục, tiểu mục)
- Điều 34. Mã cấp ngân sách
- Điều 35. Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
- Điều 36. Mã địa bàn hành chính
- Điều 37. Mã chương
- Điều 38. Mã ngành kinh tế (Mã loại, khoản)
- Điều 39. Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết
- Điều 40. Mã Kho bạc Nhà nước
- Điều 41. Mã nguồn NSNN
- Điều 42. Mã dự phòng
- Điều 43. Nguyên tắc kết hợp các mã của tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 44. Nguyên tắc hạch toán tổ hợp tài khoản
- Điều 45. Kiểm soát số dư tổ hợp tài khoản, dự toán còn lại
- Điều 46. Tổ hợp tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và tổ hợp tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản
- Điều 47. Các loại bút toán
- Điều 48. Phương pháp hạch toán kế toán
- Điều 49. Sổ kế toán dưới dạng biểu mẫu theo quy định
- Điều 50. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
- Điều 51. In sổ kế toán dưới dạng mẫu biểu
- Điều 52. Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống
- Điều 53. Nguyên tắc hạch toán theo kỳ
- Điều 54. Mở, đóng kỳ kế toán
- Điều 55. Sửa chữa dữ liệu kế toán
- Điều 56. Bộ sổ kế toán và đơn vị hoạt động trong TABMIS
- Điều 57. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập sổ kế toán
- Điều 58. Nhiệm vụ của báo cáo tài chính
- Điều 59. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính
- Điều 60. Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính
- Điều 61. Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính
- Điều 62. Báo cáo quản trị
- Điều 63. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
- Điều 64. Đối chiếu thống nhất số liệu
- Điều 65. Nội dung công việc quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 66. Xử lý các lệnh thanh toán liên kho bạc
- Điều 67. Đối chiếu, thống nhất số liệu giữa các đơn vị liên quan
- Điều 68. Xử lý số dư các tài khoản
- Điều 69. Xử lý các giao dịch bằng ngoại tệ
- Điều 70. Về công tác phát hành công trái, tín phiếu, trái phiếu
- Điều 71. Điều kiện khoá sổ quyết toán niên độ
- Điều 72. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách
- Điều 73. Điều kiện thực hiện quyết toán vốn
- Điều 74. Trách nhiệm lập và nộp báo cáo quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 75. Trách nhiệm của các thành viên tham gia TABMIS
- Điều 76. Bộ máy kế toán
- Điều 77. Bộ máy kế toán trung tâm và bộ phận kế toán phụ thuộc
- Điều 78. Nội dung công tác kế toán
- Điều 79. Kế toán trưởng nghiệp vụ KBNN
- Điều 80. Bố trí cán bộ kế toán trong hệ thống KBNN
- Điều 81. Nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán
- Điều 82. Phối hợp thực hiện
- Điều 83. Bàn giao công tác kế toán
- Điều 84. Thay đổi Kế toán trưởng nghiệp vụ tại các đơn vị KBNN