Mục 1 Chương 2 Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 17. Nội dung của chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán là những giấy tờ, vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán. Chứng từ kế toán phải có đầy đủ các nội dung chủ yếu quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015.
2. Ngoài những nội dung chủ yếu theo quy định nêu trên, trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN, trường hợp cần thiết chứng từ kế toán có thể được bổ sung thêm các nội dung (yếu tố) khác theo quy định của Tổng Giám đốc KBNN.
Mẫu chứng từ kế toán này bao gồm mẫu chứng từ kế toán bắt buộc và mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn.
1. Mẫu chứng từ kế toán bắt buộc là mẫu chứng từ đặc biệt có giá trị như tiền, gồm: séc, biên lai thu tiền, vé thu phí, lệ phí, trái phiếu, tín phiếu, công trái và các mẫu chứng từ bắt buộc khác. Biểu mẫu chứng từ kế toán bắt buộc do Bộ Tài chính hoặc đơn vị được Bộ Tài chính ủy quyền in và phát hành. Đơn vị kế toán phải thực hiện đúng mẫu và nội dung ghi chép trên chứng từ.
2. Mẫu chứng từ kế toán hướng dẫn là mẫu chứng từ kế toán do Bộ trưởng Bộ Tài chính (hoặc Tổng Giám đốc KBNN được Bộ trưởng Bộ Tài chính ủy quyền) quy định về biểu mẫu và nội dung ghi chép. Đơn vị kế toán được phép lập chứng từ kế toán trên máy vi tính nhưng phải đảm bảo đúng mẫu và đúng nội dung ghi chép trên chứng từ theo quy định.
1. KBNN được sử dụng chứng từ điện tử (gồm có: chứng từ điện tử của KBNN, chứng từ điện tử do ngân hàng và các cơ quan liên quan chuyển đến) để thực hiện thanh toán, hạch toán kế toán theo quy định của Chính phủ và Bộ Tài chính.
2. Chứng từ điện tử được dùng làm chứng từ kế toán khi có đủ các nội dung quy định cho chứng từ kế toán và đã được mã hóa đảm bảo an toàn dữ liệu điện tử trong quá trình xử lý, truyền tin và lưu trữ. Chứng từ điện tử được lưu giữ trong các vật mang tin (băng từ, đĩa từ, các thiết bị lưu trữ điện tử, các loại thẻ thanh toán) được bảo quản, quản lý như tài liệu kế toán ở dạng nguyên bản và phải có đủ thiết bị phù hợp để sử dụng khi cần thiết.
3. Chứng từ điện tử đã hết thời hạn lưu trữ theo quy định, nếu không có quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì được phép tiêu hủy. Việc tiêu hủy chứng từ điện tử không được làm ảnh hưởng đến tính toàn vẹn của các chứng từ điện tử, tài liệu kế toán chưa tiêu hủy và phải bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin kế toán.
4. Chứng từ điện tử đã tham gia giao dịch trong thời hạn lưu trữ không được phép hủy, các trường hợp điều chỉnh sai lầm trong thanh toán điện tử được hướng dẫn cụ thể tại các phần hành nghiệp vụ.
5. Tổng Giám đốc KBNN quy định các trường hợp sử dụng chứng từ kế toán dưới hình thức chứng từ điện tử theo đúng quy định của pháp luật; hướng dẫn cụ thể việc lập, mã hóa, luân chuyển, lưu trữ chứng từ điện tử và khai thác dữ liệu điện tử trong hệ thống KBNN.
Điều 20. Chuyển đổi chứng từ điện tử, chứng từ giấy
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ điện tử;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy;
c) Có thời gian, chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ điện tử sang chứng từ giấy.
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của chứng từ giấy;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử;
c) Có chữ ký và họ tên của người thực hiện chuyển từ chứng từ giấy sang chứng từ điện tử.
3. Khi một chứng từ bằng giấy được chuyển thành chứng từ điện tử để giao dịch thanh toán thì chứng từ điện tử sẽ có giá trị để thực hiện nghiệp vụ thanh toán, khi đó, chứng từ bằng giấy chỉ có giá trị lưu trữ để theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực giao dịch, thanh toán.
4. Khi một chứng từ điện tử đã thực hiện nghiệp vụ kinh tế, tài chính chuyển thành chứng từ bằng giấy thì chứng từ bằng giấy đó chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ kế toán, theo dõi và kiểm tra, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.
5. Việc chuyển đổi chứng từ bằng giấy thành chứng từ điện tử hoặc ngược lại được thực hiện theo quy định về lập, sử dụng, kiểm soát, xử lý, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử và chứng từ bằng giấy, đồng thời theo quy định về việc giao dịch điện tử trong lĩnh vực tài chính, KBNN.
1. Chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.
2. Chữ ký điện tử được xem là bảo đảm an toàn nếu được kiểm chứng bằng một quy trình kiểm tra an toàn do các bên giao dịch thỏa thuận và đáp ứng được các điều kiện sau đây:
a) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ gắn duy nhất với người ký trong bối cảnh dữ liệu đó được sử dụng;
b) Dữ liệu tạo chữ ký điện tử chỉ thuộc sự kiểm soát của người ký tại thời điểm ký;
c) Mọi thay đổi đối với chữ ký điện tử và nội dung của thông điệp dữ liệu sau thời điểm ký đều có thể bị phát hiện;
3. Tổng giám đốc KBNN quy định chế độ trách nhiệm của cá nhân trong việc sử dụng và bảo quản chữ ký điện tử theo đúng các quy định của Chính phủ và của Bộ Tài chính.
1. Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh liên quan đến hoạt động thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN đều phải lập chứng từ kế toán; chứng từ kế toán chỉ được lập một lần cho mỗi nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh.
2. Phương thức lập chứng từ kế toán giấy
Chứng từ kế toán giấy có thể được lập thủ công hoặc lập trên máy tính in ra bản giấy. Đối với chứng từ kế toán được lập và in ra trên máy tính phải đảm bảo nội dung của chứng từ kế toán quy định tại Điều 16 của Luật Kế toán 2015 và quy định cụ thể đối với mỗi loại chứng từ kế toán theo quy định hiện hành.
3. Yêu cầu đối với việc lập chứng từ kế toán
a) Trên chứng từ kế toán phải ghi đầy đủ, rõ ràng, chính xác các nội dung theo quy định; Chữ viết trên chứng từ phải cùng một nét chữ, ghi rõ ràng, thể hiện đầy đủ, đúng nội dung phản ánh, không được tẩy xoá; khi viết phải dùng cùng một màu mực, loại mực không phai; không viết bằng mực đỏ.
b) Về ghi số tiền bằng số và bằng chữ trên chứng từ: Số tiền viết bằng chữ phải khớp đúng với số tiền viết bằng số; tổng số tiền phải khớp đúng với tổng các số tiền chi tiết; chữ cái đầu tiên phải viết bằng chữ in hoa, những chữ còn lại không được viết bằng chữ in hoa; phải viết sát đầu dòng, chữ viết và chữ số phải viết liên tục không để cách quãng, ghi hết dòng mới xuống dòng khác, không được viết tắt, không viết chèn dòng, không viết đè lên chữ in sẵn; chỗ trống phải gạch chéo để không thể sửa chữa, thêm số hoặc thêm chữ. Chứng từ bị tẩy xoá, sửa chữa đều không có giá trị thanh toán và ghi sổ kế toán. Khi viết sai vào mẫu chứng từ in sẵn thì phải hủy bỏ bằng cách gạch chéo chứng từ viết sai.
c) Yếu tố ngày, tháng, năm của chứng từ phải viết bằng số.
d) Chứng từ lập theo bộ có nhiều liên phải được lập một lần cho tất cả các liên theo cùng một nội dung bằng máy vi tính, máy chữ hoặc viết lồng bằng giấy than. Trường hợp đặc biệt phải lập nhiều liên nhưng không thể viết một lần tất cả các liên chứng từ thì có thể viết hai lần nhưng phải đảm bảo thống nhất mọi nội dung trên tất cả các liên chứng từ.
e) Cán bộ KBNN không được nhận các chứng từ do đơn vị giao dịch lập không đúng quy định, không hợp pháp, hợp lệ; đồng thời phải hướng dẫn đơn vị giao dịch lập lại bộ chứng từ khác theo đúng quy định; cán bộ KBNN không được ghi các yếu tố thuộc trách nhiệm ghi của đơn vị giao dịch trên chứng từ; đơn vị giao dịch không được ghi các yếu tố thuộc trách nhiệm ghi chép của KBNN trên chứng từ. Cán bộ KBNN và đơn vị giao dịch không được ghi các yếu tố không thuộc trách nhiệm ghi của mình trên chứng từ.
Điều 23. Quy định về ký chứng từ kế toán
1. Chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải được ký bằng loại mực không phai. Không được ký chứng từ kế toán bằng mực màu đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất.
Chữ ký trên chứng từ kế toán phải do người có thẩm quyền hoặc người được ủy quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ kế toán khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm của người ký.
Chứng từ kế toán phải do Thủ trưởng đơn vị hoặc người được ủy quyền duyệt chi và kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký trước khi thực hiện. Chữ ký trên chứng từ kế toán phải ký theo từng liên.
Chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử. Chữ ký trên chứng từ điện tử có giá trị như chữ ký trên chứng từ bằng giấy.
2. Một người chỉ được phép ký một chức danh theo một quy trình phê duyệt trên một chứng từ hoặc một bộ chứng từ kế toán.
3. Đối với các đơn vị giao dịch với KBNN:
a) Tất cả các chứng từ của đơn vị giao dịch lập và chuyển đến KBNN đều phải đúng mẫu quy định, có chữ ký, ghi họ tên của Kế toán trưởng/Phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền), thủ trưởng đơn vị (hoặc người được ủy quyền) và người có liên quan quy định trên chứng từ và dấu của đơn vị đó (họ tên của người ký có thể ghi bằng cách viết tay, in sẵn hoặc dấu họ tên). Dấu, chữ ký của đơn vị trên chứng từ phải đúng với mẫu dấu, chữ ký còn giá trị đã đăng ký tại KBNN. Trường hợp đặc biệt đối với các đơn vị chưa có chức danh Kế toán trưởng thì phải cử người Phụ trách kế toán để giao dịch với KBNN, chữ ký Kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người Phụ trách kế toán của đơn vị đó. Người Phụ trách kế toán phải thực hiện đúng nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn quy định cho Kế toán trưởng.
b) Đối với chữ ký của người khiếm thị trên các chứng từ, tài liệu kế toán giao dịch với KBNN, đơn vị thực hiện và chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 174/2016/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kế toán.
c) Trường hợp đơn vị không có con dấu thì thực hiện giao dịch theo quy định như đối với cá nhân.
d) Chữ ký của Kế toán trưởng của các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang thực hiện theo quy định của Bộ Công an và Bộ Quốc phòng.
4. Đối với các đơn vị KBNN:
a) Các đơn vị KBNN phải mở sổ đăng ký mẫu chữ ký của kiểm ngân, thủ quỹ, thủ kho, các nhân viên kế toán, các cán bộ kiểm soát chi và lãnh đạo phụ trách Phòng (Bộ phận) Kiểm soát chi, Kế toán trưởng (và người được ủy quyền), Giám đốc đơn vị KBNN (và người được ủy quyền). Sổ đăng ký mẫu chữ ký phải đánh số trang, đóng dấu giáp lai do Giám đốc (hoặc người được ủy quyền) quản lý để tiện kiểm tra khi cần thiết; mỗi người phải ký hai (2) chữ ký mẫu trong sổ đăng ký.
b) Chữ ký của cán bộ KBNN ký trên chứng từ phải giống chữ ký đã đăng ký tại đơn vị KBNN.
c) Kế toán trưởng/phụ trách kế toán (hoặc người được ủy quyền) không được ký "thừa ủy quyền" Giám đốc đơn vị KBNN. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
d) Người có trách nhiệm ký chứng từ kế toán chỉ được ký chứng từ khi đã ghi đầy đủ nội dung thuộc trách nhiệm của mình theo quy định.
đ) Việc phân cấp ký trên chứng từ kế toán do Tổng Giám đốc KBNN quy định phù hợp với luật pháp, yêu cầu quản lý, đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, an toàn tài sản.
Điều 24. Quản lý con dấu và đóng dấu trên tài liệu kế toán
2. Người ký chức danh “Giám đốc” hoặc “Kế toán trưởng” trên chứng từ kế toán không được giữ bất kỳ con dấu nào (trừ trường hợp đặc biệt do Tổng Giám đốc KBNN quy định riêng).
3. Người quản lý con dấu có trách nhiệm giữ và bảo quản con dấu an toàn, không để mất mát, hư hỏng, thất lạc hoặc lợi dụng con dấu. Trường hợp bị mất con dấu, đơn vị KBNN phải báo cáo ngay cơ quan công an địa phương và KBNN cấp trên kịp thời có biện pháp xử lý, đồng thời lập biên bản xác định trách nhiệm đối với người để mất con dấu.
4. Phải kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của chứng từ kế toán trước khi đóng dấu vào chứng từ. Dấu đóng phải đúng vị trí, rõ nét, không mờ, không nhoè, không làm biến dạng chữ ký trên chứng từ và phải đóng trên từng liên chứng từ.
5. Không được đóng dấu lên chứng từ chưa ghi nội dung hoặc nội dung ghi chưa đầy đủ, kể cả trong trường hợp đã có chữ ký.
Trong trường hợp nộp NSNN tại điểm giao dịch KBNN (hoạt động theo quy chế quy định tại Quyết định số 110/QĐ-BTC ngày 10/01/2006 của Bộ Tài chính về ban hành quy chế hoạt động điểm giao dịch KBNN), thực hiện đóng dấu “ĐIỂM GIAO DỊCH” vào vị trí chữ ký “Kế toán” trên Giấy nộp tiền vào NSNN.
Điều 25. Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
1. Khi thực hiện kế toán trên TABMIS hoặc các chương trình phần mềm có giao diện với TABMIS: Bộ phận nghiệp vụ tiếp nhận, xử lý chứng từ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ và nhập chứng từ vào hệ thống; Bộ phận kế toán thực hiện ghi sổ kế toán và có nhiệm vụ tổng hợp số liệu kế toán từ các bộ phận liên quan theo quy định cụ thể của Tổng Giám đốc KBNN.
2. Trình tự kiểm tra chứng từ kế toán:
a) Kiểm tra tính pháp lý của chứng từ và của nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh ghi trên chứng từ kế toán;
b) Kiểm tra tính rõ ràng, trung thực, đầy đủ của các chỉ tiêu, các nội dung ghi trên chứng từ kế toán;
c) Kiểm tra tính chính xác của số liệu, thông tin ghi trên chứng từ kế toán.
3. Tổng giám đốc KBNN quy định quy trình nghiệp vụ kế toán nhà nước phù hợp với quy trình TABMIS theo từng phân hệ, đảm bảo các công việc sau:
a) Lập, tiếp nhận, phân loại, sắp xếp chứng từ kế toán;
b) Cán bộ KBNN có liên quan kiểm tra, ký vào các chức danh quy định trên chứng từ;
c) Định khoản, nhập bút toán vào hệ thống; Phê duyệt bút toán trên hệ thống;
d) Lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán.
Điều 26. Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán
1. Tất cả các đơn vị giao dịch với hệ thống KBNN và các đơn vị KBNN đều phải áp dụng thống nhất chế độ chứng từ kế toán. Trong quá trình thực hiện, các đơn vị không được sửa đổi biểu mẫu chứng từ đã quy định.
3. Riêng đối với Lệnh chi tiền, chậm nhất sau 3 ngày làm việc kể từ ngày lập phải nhập vào hệ thống và phải thực hiện đầy đủ các bước công việc để chuyển sang KBNN (trừ ngân sách xã) để thực hiện thanh toán, chi trả.
4. Ngoài những chứng từ kế toán quy định trong Thông tư này, các đơn vị KBNN được sử dụng các chứng từ kế toán được ban hành ở các văn bản pháp quy khác liên quan đến thu, chi NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
5. Mẫu chứng từ in sẵn phải được bảo quản cẩn thận, không được để hư hỏng, mục nát; Séc, trái phiếu và giấy tờ có giá phải được quản lý như tiền.
6. Việc phân cấp in, quản lý và phân phối các chứng từ kế toán thực hiện theo quy định của Bộ Tài chính và của KBNN.
Điều 27. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập chứng từ kế toán
1. Danh mục, mẫu biểu chứng từ kế toán được quy định trong Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn phương pháp lập chứng từ kế toán phù hợp với quy trình nghiệp vụ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN; Quy định các nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập chứng từ kế toán đáp ứng yêu cầu quản lý trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
2. Tổng Giám đốc KBNN quy định mẫu biểu chứng từ nội bộ hoạt động nghiệp vụ KBNN và hướng dẫn phương pháp lập chứng từ.
Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 5. Nội dung kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 6. Tổ chức bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 7. Nhiệm vụ của kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 8. Phương pháp ghi chép
- Điều 9. Đơn vị tính trong kế toán
- Điều 10. Chữ viết, chữ số sử dụng trong trong kế toán nhà nước
- Điều 11. Kỳ kế toán
- Điều 12. Kiểm kê tài sản trong các đơn vị KBNN
- Điều 13. Thanh tra, kiểm tra kế toán
- Điều 14. Tài liệu kế toán
- Điều 15. Lưu trữ, bảo quản, tiêu hủy và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 16. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán
- Điều 17. Nội dung của chứng từ kế toán
- Điều 18. Mẫu chứng từ kế toán
- Điều 19. Chứng từ điện tử
- Điều 20. Chuyển đổi chứng từ điện tử, chứng từ giấy
- Điều 21. Chữ ký điện tử
- Điều 22. Lập chứng từ kế toán
- Điều 23. Quy định về ký chứng từ kế toán
- Điều 24. Quản lý con dấu và đóng dấu trên tài liệu kế toán
- Điều 25. Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
- Điều 26. Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán
- Điều 27. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập chứng từ kế toán
- Điều 28. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 29. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 30. Yêu cầu của hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 31. Mã quỹ
- Điều 32. Mã tài khoản kế toán
- Điều 33. Mã nội dung kinh tế (Mã mục, tiểu mục)
- Điều 34. Mã cấp ngân sách
- Điều 35. Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
- Điều 36. Mã địa bàn hành chính
- Điều 37. Mã chương
- Điều 38. Mã ngành kinh tế (Mã loại, khoản)
- Điều 39. Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết
- Điều 40. Mã Kho bạc Nhà nước
- Điều 41. Mã nguồn NSNN
- Điều 42. Mã dự phòng
- Điều 43. Nguyên tắc kết hợp các mã của tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 44. Nguyên tắc hạch toán tổ hợp tài khoản
- Điều 45. Kiểm soát số dư tổ hợp tài khoản, dự toán còn lại
- Điều 46. Tổ hợp tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và tổ hợp tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản
- Điều 47. Các loại bút toán
- Điều 48. Phương pháp hạch toán kế toán
- Điều 49. Sổ kế toán dưới dạng biểu mẫu theo quy định
- Điều 50. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
- Điều 51. In sổ kế toán dưới dạng mẫu biểu
- Điều 52. Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống
- Điều 53. Nguyên tắc hạch toán theo kỳ
- Điều 54. Mở, đóng kỳ kế toán
- Điều 55. Sửa chữa dữ liệu kế toán
- Điều 56. Bộ sổ kế toán và đơn vị hoạt động trong TABMIS
- Điều 57. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập sổ kế toán
- Điều 58. Nhiệm vụ của báo cáo tài chính
- Điều 59. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính
- Điều 60. Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính
- Điều 61. Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính
- Điều 62. Báo cáo quản trị
- Điều 63. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
- Điều 64. Đối chiếu thống nhất số liệu
- Điều 65. Nội dung công việc quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 66. Xử lý các lệnh thanh toán liên kho bạc
- Điều 67. Đối chiếu, thống nhất số liệu giữa các đơn vị liên quan
- Điều 68. Xử lý số dư các tài khoản
- Điều 69. Xử lý các giao dịch bằng ngoại tệ
- Điều 70. Về công tác phát hành công trái, tín phiếu, trái phiếu
- Điều 71. Điều kiện khoá sổ quyết toán niên độ
- Điều 72. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách
- Điều 73. Điều kiện thực hiện quyết toán vốn
- Điều 74. Trách nhiệm lập và nộp báo cáo quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 75. Trách nhiệm của các thành viên tham gia TABMIS
- Điều 76. Bộ máy kế toán
- Điều 77. Bộ máy kế toán trung tâm và bộ phận kế toán phụ thuộc
- Điều 78. Nội dung công tác kế toán
- Điều 79. Kế toán trưởng nghiệp vụ KBNN
- Điều 80. Bố trí cán bộ kế toán trong hệ thống KBNN
- Điều 81. Nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán
- Điều 82. Phối hợp thực hiện
- Điều 83. Bàn giao công tác kế toán
- Điều 84. Thay đổi Kế toán trưởng nghiệp vụ tại các đơn vị KBNN