Mục 4 Chương 2 Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Mục 4. BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ BÁO CÁO QUẢN TRỊ
Điều 58. Nhiệm vụ của báo cáo tài chính
1. Báo cáo tài chính quy định trong kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN là phương pháp kế toán dùng để tổng hợp, hệ thống hoá và thuyết minh các chỉ tiêu kinh tế tài chính nhà nước, phản ánh tình hình thu, chi, vay nợ của NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN trong một kỳ kế toán hoặc một niên độ ngân sách. Báo cáo tài chính gồm 2 loại: Báo cáo tài chính định kỳ (tháng, năm) và Báo cáo quyết toán cuối năm.
2. Báo cáo tài chính có nhiệm vụ cung cấp những chỉ tiêu kinh tế, tài chính nhà nước cần thiết cho các cơ quan chức năng và chính quyền nhà nước các cấp. Cung cấp những số liệu cần thiết để kiểm tra tình hình thực hiện NSNN, thực hiện chế độ kế toán, chấp hành các chế độ, chính sách của Nhà nước và các ngành kinh tế. Báo cáo tài chính còn cung cấp các số liệu chủ yếu làm cơ sở để phân tích, đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của NSNN các cấp, của từng đơn vị KBNN và của toàn bộ hệ thống NSNN và KBNN giúp cho việc chỉ đạo, điều hành hoạt động NSNN và hoạt động KBNN có hiệu quả.
Điều 59. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính
1. Báo cáo phải được lập theo đúng mẫu biểu quy định hoặc theo yêu cầu quản lý, điều hành, phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu đã được quy định đối với từng loại báo cáo;
2. Phương pháp tổng hợp số liệu và lập các chỉ tiêu trong báo cáo phải được thực hiện thống nhất ở các đơn vị KBNN, đảm bảo phù hợp với công tác tổng hợp, phân tích, kiểm tra và đối chiếu số liệu;
3. Các chỉ tiêu trong báo cáo phải đảm bảo tính đồng nhất, liên hệ logic với nhau một cách có hệ thống, phục vụ cho việc nghiên cứu, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện NSNN và hoạt động nghiệp vụ của hệ thống KBNN;
4. Số liệu báo cáo phải chính xác, trung thực, khách quan, được tổng hợp từ cơ sở dữ liệu kế toán sau khi đã được kiểm tra, đối chiếu và khoá sổ kế toán;
5. Mẫu biểu báo cáo tài chính cần đơn giản, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với yêu cầu thông tin quản lý, điều hành NSNN và hoạt động KBNN;
6. Báo cáo phải được lập và nộp đúng thời hạn, đúng nơi nhận theo quy định của từng loại báo cáo;
7. Báo cáo được xây dựng trên nguyên tắc phù hợp theo thông lệ quốc tế, phục vụ việc lập báo cáo thống kê tài chính Chính phủ (GFS).
Điều 60. Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính
Các đơn vị tham gia TABMIS tự thực hiện việc truy vấn thông tin, khai thác báo cáo theo phân quyền trên hệ thống TABMIS, Kho dữ liệu thu - chi NSNN và Kho dữ liệu và công cụ thống kê, phân tích nghiệp vụ để nắm bắt thông tin trong việc điều hành, ra quyết định quản lý. Ngoài ra, các cơ quan tài chính, các đơn vị KBNN phải chịu trách nhiệm in ra giấy và thực hiện đầy đủ thủ tục pháp lý đối với các loại báo cáo liên quan theo quy định. Cụ thể như sau:
a) Báo cáo ngày và các báo cáo đột xuất: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trên các hệ thống theo yêu cầu cung cấp thông tin báo cáo.
b) Báo cáo tháng: Cơ quan tài chính, KBNN và các đơn vị có liên quan theo phân quyền truy vấn và khai thác báo cáo trực tiếp trên hệ thống. Các đơn vị KBNN tổng hợp báo cáo trên cơ sở dữ liệu kế toán, đồng thời in báo cáo trên giấy để phục vụ công tác lưu trữ số liệu theo yêu cầu và cung cấp cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
Riêng báo cáo thu chi ngân sách xã (phường, thị trấn), KBNN quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, Phòng Giao dịch thuộc KBNN tỉnh tổng hợp và in báo cáo trên giấy gửi cho Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) theo quy định.
2. Trách nhiệm của các đơn vị KBNN
Ngoài việc các đơn vị tham gia TABMIS trực tiếp truy vấn và khai thác báo cáo, theo yêu cầu quản lý, các đơn vị KBNN phải gửi các báo cáo tài chính có đầy đủ yếu tố pháp lý cho các cơ quan, đơn vị theo quy định.
Các loại báo cáo tài chính được in trên giấy trước khi in gửi các đơn vị có liên quan (theo quy định) phải được đối chiếu, kiểm tra, kiểm soát đảm bảo tính chính xác, đầy đủ về số liệu, tính chất, nội dung kinh tế. Khi gửi báo cáo giấy, trên báo cáo giấy phải có đầy đủ các yếu tố pháp lý gồm: Dấu của đơn vị, chữ ký của người lập, Kế toán trưởng và Giám đốc KBNN.
Báo cáo dưới dạng thông điệp dữ liệu điện tử trên chương trình TABMIS phải được xử lý kỹ thuật tin học, đảm bảo xác định được trách nhiệm của người lập, nộp báo cáo và đảm bảo chỉ có người nhận theo quy định mới có thể xem, in báo cáo.
Trường hợp các đơn vị kế toán bị chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động phải lập báo cáo tài chính tại thời điểm quyết định chia tách, sáp nhập, chấm dứt hoạt động.
Giám đốc và Kế toán trưởng KBNN chịu trách nhiệm về sự chính xác, đầy đủ, kịp thời trong việc tổng hợp báo cáo và nộp báo cáo tài chính (báo cáo giấy), đồng thời đảm bảo bí mật về số liệu, tài liệu theo các quy định hiện hành về lưu trữ, công bố và cung cấp thông tin.
KBNN có trách nhiệm cung cấp, cập nhật công thức tính toán các chi tiêu báo cáo gửi cho Cục Tin học – Thống kê tài chính chậm nhất 01 ngày khi có thay đổi công thức báo cáo trên hệ thống TABMIS.
3. Tổng Giám đốc KBNN quy định phương án phân quyền khai thác báo cáo trên TABMIS và Kho dữ liệu và công cụ thống kê, phân tích nghiệp vụ. Cục trưởng Cục Tin học và Thống kê tài chính quy định phương án phân quyền khai thác báo cáo trên Kho dữ liệu thu - chi NSNN.
Điều 61. Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính
1. Thời điểm chốt số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) là ngày 05 của tháng tiếp theo (lấy theo ngày kết sổ). Các đơn vị KBNN thực hiện lập, nộp báo cáo theo quy định tại phụ lục V “Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính, báo cáo quản trị” kèm theo Thông tư này. Mọi trường hợp thay đổi số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) phải được sự đồng ý của KBNN cấp trên.
a) Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 31/3 năm sau (lấy theo ngày kết sổ). Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.
b) Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: Số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau (lấy theo ngày kết sổ). Báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo. Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn còn điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền thì phải có thuyết minh.
1. Báo cáo quản trị trong hệ thống KBNN là loại báo cáo chi tiết phục vụ cho việc điều hành kịp thời NSNN các cấp và điều hành hoạt động nghiệp vụ của KBNN trên phạm vi từng đơn vị và toàn hệ thống. Báo cáo quản trị có thể được lập trên cơ sở dữ liệu kế toán của TABMIS.
2. Kỳ báo cáo quản trị được quy định trong chế độ này là: ngày, tháng, năm. Ngoài ra, Tổng Giám đốc KBNN có thể yêu cầu báo cáo quản trị theo các kỳ khác, thời điểm khác theo yêu cầu quản lý cụ thể.
3. Các KBNN phải thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo quản trị, đảm bảo báo cáo kịp thời, đầy đủ; đúng biểu mẫu và đúng đối tượng sử dụng báo cáo quản trị theo quy định.
4. Báo cáo nhanh (báo cáo ngày)
a) Báo cáo nhanh trên TABMIS là thông tin được xử lý và cung cấp nhanh từ cơ sở dữ liệu kế toán của hệ thống về tình hình thu, chi, tồn quỹ NSNN và hoạt động nghiệp vụ của KBNN, phục vụ cho việc quản lý và điều hành NSNN và hoạt động nghiệp vụ của KBNN.
b) Đơn vị tiền tệ sử dụng trong báo cáo nhanh tại KBNN cấp huyện là nghìn đồng, tại KBNN cấp tỉnh là triệu đồng, tại KBNN là tỷ đồng; các chỉ tiêu ngoại tệ được quy đổi ra ngoại tệ và tính chẵn là nghìn đơn vị ngoại tệ.
c) Báo cáo nhanh được chiết xuất và in cuối ngày hoặc đầu giờ làm việc ngày hôm sau, sau khi kết sổ các bút toán. Dữ liệu báo cáo được lập cho các đơn vị KBNN theo các cấp tương ứng theo quy trình được thiết lập trong hệ thống.
Điều 63. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
1. Danh mục báo cáo tài chính, báo cáo quản trị quy định tại Phụ lục V “Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính và báo cáo quản trị” kèm theo Thông tư này.
1.1. Tổng giám đốc KBNN trình Bộ trưởng Bộ Tài chính những nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu báo cáo tài chính, quy định nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính. Căn cứ vào quy định này, các biểu mẫu và công thức tính toán các chỉ tiêu sẽ được thiết lập trong hệ thống để có thể truy vấn và in ra các báo cáo tài chính tương ứng.
1.2. Tổng Giám đốc KBNN quy định nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu báo cáo quản trị trong quá trình vận hành TABMIS, KBNN quy định nội dung và phương pháp lập báo cáo quản trị. Căn cứ vào quy định này, các biểu mẫu và công thức tính toán các chỉ tiêu sẽ được thiết lập trong hệ thống để có thể truy vấn và in ra các báo cáo quản trị tương ứng.
2. Tổng Giám đốc KBNN quy định về danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập báo cáo quản trị thuộc nghiệp vụ nội bộ hệ thống KBNN.
Điều 64. Đối chiếu thống nhất số liệu
1. Đối chiếu với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan
KBNN các cấp phối hợp với cơ quan Tài chính, Thuế, Hải quan đồng cấp trong việc kiểm tra, đối chiếu, điều chỉnh, khai thác và cung cấp thông tin kế toán liên quan đến thu, chi NSNN, vay nợ của NSNN và các quỹ tài chính khác theo đúng phương pháp kế toán quy định tại Thông tư này.
Mọi trường hợp chỉnh lý số liệu trên báo cáo tài chính phải được thực hiện từ khâu lập chứng từ kế toán đến ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính tại KBNN, đảm bảo phản ánh trung thực tình hình NSNN các cấp và hoạt động nghiệp vụ KBNN.
Cơ quan Thuế, Hải quan có trách nhiệm phối hợp với KBNN để thuyết minh số liệu kế toán nghiệp vụ quản lý thu và số liệu thu ngân sách thuộc trách nhiệm quản lý.
- Đối chiếu tài khoản tiền gửi:
Việc đối chiếu tiền gửi của đơn vị giao dịch được thực hiện hàng tháng, năm, bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
- Đối chiếu dự toán, tạm ứng và thanh toán tạm ứng:
Việc đối chiếu dự toán, tạm ứng và thanh toán tạm ứng: được thực hiện hàng quý, năm theo mẫu biểu quy định tại Thông tư số 61/2014/TT-BTC ngày 12/5/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn đăng ký và sử dụng tài khoản tại KBNN trong điều kiện áp dụng Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và Kho bạc (TABMIS). Trong đó, nội dung đối chiếu dự toán như sau: Các đơn vị KBNN thực hiện đối chiếu với đơn vị sử dụng ngân sách số dự toán được giao, số sử dụng, số còn lại. Đối với ngân sách tỉnh, huyện, trường hợp đối chiếu khớp đúng số sử dụng với đơn vị nhưng số còn lại chưa khớp đúng, sau khi đối chiếu với Kho bạc, đơn vị thực hiện đối chiếu với cơ quan tài chính địa phương số dự toán được giao.
3. Đối chiếu với ngân hàng
Việc đối chiếu tài khoản tiền gửi tại ngân hàng được thực hiện hàng ngày, tháng, năm, bao gồm số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ.
Thông tư 77/2017/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán Ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 77/2017/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/07/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Huỳnh Quang Hải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 735 đến số 736
- Ngày hiệu lực: 12/09/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Đối tượng của kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 5. Nội dung kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 6. Tổ chức bộ máy kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 7. Nhiệm vụ của kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 8. Phương pháp ghi chép
- Điều 9. Đơn vị tính trong kế toán
- Điều 10. Chữ viết, chữ số sử dụng trong trong kế toán nhà nước
- Điều 11. Kỳ kế toán
- Điều 12. Kiểm kê tài sản trong các đơn vị KBNN
- Điều 13. Thanh tra, kiểm tra kế toán
- Điều 14. Tài liệu kế toán
- Điều 15. Lưu trữ, bảo quản, tiêu hủy và cung cấp thông tin, tài liệu kế toán
- Điều 16. Ứng dụng tin học vào công tác kế toán
- Điều 17. Nội dung của chứng từ kế toán
- Điều 18. Mẫu chứng từ kế toán
- Điều 19. Chứng từ điện tử
- Điều 20. Chuyển đổi chứng từ điện tử, chứng từ giấy
- Điều 21. Chữ ký điện tử
- Điều 22. Lập chứng từ kế toán
- Điều 23. Quy định về ký chứng từ kế toán
- Điều 24. Quản lý con dấu và đóng dấu trên tài liệu kế toán
- Điều 25. Luân chuyển và kiểm tra chứng từ kế toán
- Điều 26. Quy định về sử dụng và quản lý biểu mẫu chứng từ kế toán
- Điều 27. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập chứng từ kế toán
- Điều 28. Hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 29. Nguyên tắc xây dựng hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 30. Yêu cầu của hệ thống tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 31. Mã quỹ
- Điều 32. Mã tài khoản kế toán
- Điều 33. Mã nội dung kinh tế (Mã mục, tiểu mục)
- Điều 34. Mã cấp ngân sách
- Điều 35. Mã đơn vị có quan hệ với ngân sách
- Điều 36. Mã địa bàn hành chính
- Điều 37. Mã chương
- Điều 38. Mã ngành kinh tế (Mã loại, khoản)
- Điều 39. Mã chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết
- Điều 40. Mã Kho bạc Nhà nước
- Điều 41. Mã nguồn NSNN
- Điều 42. Mã dự phòng
- Điều 43. Nguyên tắc kết hợp các mã của tổ hợp tài khoản kế toán
- Điều 44. Nguyên tắc hạch toán tổ hợp tài khoản
- Điều 45. Kiểm soát số dư tổ hợp tài khoản, dự toán còn lại
- Điều 46. Tổ hợp tài khoản trong Bảng cân đối tài khoản và tổ hợp tài khoản ngoài Bảng cân đối tài khoản
- Điều 47. Các loại bút toán
- Điều 48. Phương pháp hạch toán kế toán
- Điều 49. Sổ kế toán dưới dạng biểu mẫu theo quy định
- Điều 50. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán
- Điều 51. In sổ kế toán dưới dạng mẫu biểu
- Điều 52. Sổ kế toán dưới dạng dữ liệu trong hệ thống
- Điều 53. Nguyên tắc hạch toán theo kỳ
- Điều 54. Mở, đóng kỳ kế toán
- Điều 55. Sửa chữa dữ liệu kế toán
- Điều 56. Bộ sổ kế toán và đơn vị hoạt động trong TABMIS
- Điều 57. Danh mục, mẫu biểu và phương pháp lập sổ kế toán
- Điều 58. Nhiệm vụ của báo cáo tài chính
- Điều 59. Yêu cầu đối với báo cáo tài chính
- Điều 60. Trách nhiệm khai thác báo cáo tài chính
- Điều 61. Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính
- Điều 62. Báo cáo quản trị
- Điều 63. Danh mục, mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo quản trị
- Điều 64. Đối chiếu thống nhất số liệu
- Điều 65. Nội dung công việc quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 66. Xử lý các lệnh thanh toán liên kho bạc
- Điều 67. Đối chiếu, thống nhất số liệu giữa các đơn vị liên quan
- Điều 68. Xử lý số dư các tài khoản
- Điều 69. Xử lý các giao dịch bằng ngoại tệ
- Điều 70. Về công tác phát hành công trái, tín phiếu, trái phiếu
- Điều 71. Điều kiện khoá sổ quyết toán niên độ
- Điều 72. Thời gian chỉnh lý quyết toán ngân sách
- Điều 73. Điều kiện thực hiện quyết toán vốn
- Điều 74. Trách nhiệm lập và nộp báo cáo quyết toán hoạt động nghiệp vụ KBNN
- Điều 75. Trách nhiệm của các thành viên tham gia TABMIS
- Điều 76. Bộ máy kế toán
- Điều 77. Bộ máy kế toán trung tâm và bộ phận kế toán phụ thuộc
- Điều 78. Nội dung công tác kế toán
- Điều 79. Kế toán trưởng nghiệp vụ KBNN
- Điều 80. Bố trí cán bộ kế toán trong hệ thống KBNN
- Điều 81. Nguyên tắc phân công, bố trí cán bộ kế toán
- Điều 82. Phối hợp thực hiện
- Điều 83. Bàn giao công tác kế toán
- Điều 84. Thay đổi Kế toán trưởng nghiệp vụ tại các đơn vị KBNN