Điều 23 Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 23. Đèn tín hiệu và chuông điện
1. Đối với đường ngang có người gác và đường ngang cảnh báo tự động phải lắp đặt đèn tín hiệu và chuông điện trên đường bộ.
2. Đèn tín hiệu và chuông điện (trừ trường hợp đường bộ giao cắt đường bộ chạy song song với đường sắt) phải đặt trước chắn đường bộ (hoặc liền với trụ chắn đường bộ) hoặc đặt cách ray ngoài cùng 6 mét (m) trở lên.
Trong mọi trường hợp, đèn tín hiệu phải đặt tại vị trí không bị che khuất.
3. Yêu cầu đối với đèn tín hiệu
a) Đèn tín hiệu phải có hai đèn đỏ đặt ngang nhau, hai đèn này thay phiên nhau nhấp nháy khi bật sáng. Khi có tàu sắp tới đường ngang, đèn tín hiệu bật sáng, cấm đi lại qua đường ngang. Khi tàu ra hết đường ngang, chắn đã mở hoàn toàn, đèn tín hiệu tắt, việc đi lại trên đường bộ trở lại bình thường;
b) Thời điểm đèn tín hiệu bật sáng phải bảo đảm trước lúc tàu tới đường ngang ít nhất là: 60 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động (đối với đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động); 90 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động; 120 giây khi dùng đèn tín hiệu không tự động;
c) Độ sáng và góc phát sáng: Ánh sáng và góc phát sáng của đèn tín hiệu phải bảo đảm để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhìn thấy được tín hiệu từ khoảng cách 100 m trở lên; Ánh sáng đỏ của đèn tín hiệu không được chiếu về phía đường sắt.
4. Yêu cầu đối với chuông điện: Chuông phải kêu khi tàu tới gần đường ngang; chuông tắt khi chắn đóng hoàn toàn. Khi chuông kêu, mức âm lượng tại vị trí cách xa 15 m, cao 1,2 m so với mặt đất phải từ 90 đề xi ben (dB) đến 115 đề xi ben (dB) để người tham gia giao thông nghe rõ.
5. Sơ đồ đèn tín hiệu và chuông điện theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.
Thông tư 62/2015/TT-BGTVT Quy định về đường ngang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 62/2015/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/11/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1141 đến số 1142
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phạm vi đường ngang và khu vực đường ngang
- Điều 5. Phân loại đường ngang
- Điều 6. Phân cấp đường ngang
- Điều 7. Quy định về phòng vệ đường ngang
- Điều 8. Hệ thống báo hiệu, thiết bị tại đường ngang
- Điều 9. Phối hợp kiểm tra, lập kế hoạch sửa chữa đường ngang
- Điều 10. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong quản lý, khai thác, sử dụng đường ngang
- Điều 11. Điều kiện xây dựng đường ngang
- Điều 12. Hành lang an toàn giao thông tại khu vực đường ngang
- Điều 13. Vị trí đặt đường ngang
- Điều 14. Góc giao cắt đường ngang
- Điều 15. Đoạn đường bộ trong khu vực đường ngang
- Điều 16. Kết cấu mặt đường bộ trong phạm vi đường ngang
- Điều 17. Đường sắt trong phạm vi đường ngang
- Điều 18. Nhà gác đường ngang
- Điều 19. Chiếu sáng tại đường ngang
- Điều 20. Cọc tiêu và hàng rào cố định
- Điều 21. Vạch kẻ đường trên mặt đường ngang
- Điều 22. Biển báo hiệu của đường ngang
- Điều 23. Đèn tín hiệu và chuông điện
- Điều 24. Tín hiệu cảnh báo đường ngang
- Điều 25. Vị trí đặt biển kéo còi
- Điều 26. Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt
- Điều 27. Thiết bị thông tin tại nhà gác đường ngang
- Điều 28. Thiết bị tín hiệu và thiết bị phòng vệ đường ngang
- Điều 29. Quy định đối với chắn đường ngang có người gác
- Điều 30. Quy định đối với chắn đường ngang cảnh báo tự động
- Điều 31. Vị trí đặt biển báo khi đường bộ chạy gần có đoạn rẽ vào đường sắt
- Điều 32. Đèn tín hiệu trên đường bộ khi khoảng cách từ đường bộ giao cắt với đường ngang nhỏ hơn 50 m
- Điều 33. Đặt biển báo hiệu trên đường ngang khi cùng một lúc giao cắt cả đường sắt và đường bộ chạy song song
- Điều 34. Giao thông đường bộ trong phạm vi đường ngang
- Điều 35. Dừng, đỗ xe trong khu vực đường ngang
- Điều 36. Phương tiện đặc biệt khi qua đường ngang
- Điều 37. Người dẫn dắt súc vật qua đường ngang
- Điều 38. Người điều khiển tàu qua đường ngang
- Điều 39. Dừng, đỗ tàu trong phạm vi đường ngang
- Điều 40. Phạm vi quản lý
- Điều 41. Quy định về an toàn giao thông khi sửa chữa đường ngang
- Điều 42. Phương tiện, thiết bị và người gác đường ngang
- Điều 43. Trách nhiệm phòng vệ đường ngang
- Điều 44. Trình tự, thủ tục chấp thuận về chủ trương việc xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang
- Điều 45. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng, cải tạo, nâng cấp đường ngang
- Điều 46. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang
- Điều 47. Trình tự, thủ tục bãi bỏ đường ngang
- Điều 48. Gia hạn giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang
- Điều 49. Thu hồi và hủy giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang
- Điều 50. Thẩm quyền cấp, gia hạn, thu hồi, hủy giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang
- Điều 51. Trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan cấp giấy phép xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp đường ngang
- Điều 52. Trách nhiệm, quyền hạn của doanh nghiệp quản lý, kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hoặc chủ quản lý, sử dụng đường sắt chuyên dùng
- Điều 53. Trách nhiệm, quyền hạn của tổ chức đề nghị cấp giấy phép
- Điều 54. Vốn dành cho quản lý, bảo trì đường ngang