Hệ thống pháp luật

Điều 21 Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Điều 21. Trường hợp bất khả kháng

1. Khi phương tiện chưa xuất cảng, bến người kinh doanh vận tải phải thông báo ngay cho người thuê vận tải và người nhận hàng việc tạm dừng việc vận chuyển hàng; trường hợp hủy bỏ việc vận chuyển hàng hóa, người kinh doanh vận tải phải hoàn lại toàn bộ tiền cước vận tải đã được thanh toán trước.

2. Khi phương tiện đang hành trình

a) Trường hợp phương tiện phải đi trên tuyến khác dài hơn thì người kinh doanh vận tải không được thu thêm tiền cước được ghi trong hợp đồng hoặc giấy vận chuyển;

b) Trường hợp phải chuyển hàng hóa sang phương tiện khác, người kinh doanh vận tải phải thông báo cho người thuê vận tải và người nhận hàng biết. Người kinh doanh vận tải chịu mọi chi phí phát sinh;

c) Trường hợp không thể hành trình tiếp, phương tiện phải quay về cảng, bến gần nhất hoặc cảng, bến xuất phát thì người thuê vận tải hoặc người nhận hàng không phải trả thêm tiền cước đoạn đường quay về; người kinh doanh vận tải phải hoàn lại tiền cước tương ứng với đoạn đường chưa đi (nếu đã được nhận trước); các chi phí khác phát sinh được xử lý theo hợp đồng đã thỏa thuận hoặc xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Thông tư 61/2015/TT-BGTVT quy định về vận tải hàng hóa trên đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 61/2015/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 02/11/2015
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Đinh La Thăng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 1145 đến số 1146
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH