Chương 4 Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG, CẤP TỈNH LẦN TIẾP THEO
Mục 1: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG ĐẤT, TIỀM NĂNG ĐẤT ĐAI CẤP VÙNG, CẤP TỈNH
1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, gồm:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo;
b) Kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai kỳ trước;
c) Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm.
2. Đánh giá, lựa chọn các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung:
a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập;
b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng.
3. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa:
a) Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra (kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước);
b) Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa;
c) Xác định số lượng phẫu diện, số lượng phiếu điều tra; chấm điểm đào phẫu diện lên bản đồ kết quả điều tra.
Việc xác định số lượng phẫu diện, số lượng phiếu điều tra theo quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 37. Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra
1. Điều tra lấy mẫu đất bổ sung thực hiện theo quy định tại
2. Điều tra bổ sung sự thay đổi tình hình sử dụng đất so với kỳ điều tra, đánh giá trước theo mẫu phiếu điều tra bổ sung quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ:
a) Phân tích mẫu đất;
b) Tổng hợp bảng biểu số liệu phục vụ xây dựng bản đồ chất lượng đất và bản đồ tiềm năng đất đai;
c) Tổng hợp, xử lý phiếu điều tra;
d) Xây dựng báo cáo kết quả tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra.
Điều 38. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai
1. Xây dựng bản đồ chất lượng đất:
a) Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ chất lượng đất kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, độ phì nhiêu của đất, hiện trạng sử dụng đất;
b) Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề để xây dựng bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo;
c) Chồng xếp bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định chất lượng đất theo mục đích sử dụng;
d) Hoàn thiện và biên tập bản đồ chất lượng đất;
đ) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ chất lượng đất lần tiếp theo.
2. Xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai:
a) Nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất trên bản đồ tiềm năng đất đai kỳ trước; thành lập các lớp thông tin chuyên đề về hiệu quả kinh tế (giá trị gia tăng, hiệu quả đầu tư); hiệu quả xã hội (giải quyết nhu cầu lao động; mức độ chấp nhận của người sử dụng đất; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; mức độ phù hợp với chiến lược, quy hoạch ngành); hiệu quả môi trường (tăng khả năng che phủ đất; duy trì bảo vệ đất; giảm thiểu thoái hóa, ô nhiễm);
b) Chồng xếp các lớp thông tin chuyên đề và lớp thông tin chất lượng đất để xây dựng bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo;
c) Chồng xếp bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo và lớp thông tin về hiện trạng sử dụng đất để xác định tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng;
d) Hoàn thiện và biên tập bản đồ tiềm năng đất đai;
đ) In bản đồ và xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ tiềm năng đất đai lần tiếp theo.
1. Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng:
a) Tổng hợp hệ thống biểu đánh giá chất lượng đất theo quy định tại
b) Phân tích, đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai theo mục đích sử dụng đất.
2. Phân tích, đánh giá xu thế biến đổi chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước:
a) Đánh giá sự thay đổi chất lượng đất so với kỳ trước;
b) Đánh giá sự thay đổi tiềm năng đất đai so với kỳ trước;
c) Phân tích, đánh giá xu hướng và nguyên nhân sự thay đổi về chất lượng và tiềm năng đất đai so với kỳ trước.
3. Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất:
a) Đánh giá tình hình thực hiện các giải pháp về cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất đã đề xuất của kỳ trước;
b) Đề xuất bổ sung các giải pháp cải tạo, bảo vệ đất, quản lý sử dụng đất phù hợp với chất lượng đất, tiềm năng đất đai hiện tại.
1. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
2. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo.
3. Nhân sao tài liệu, tổ chức hội thảo.
4. Hoàn chỉnh tài liệu điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo.
5. Nghiệm thu và bàn giao kết quả.
Mục 2: ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM ĐẤT CẤP TỈNH
Điều 41. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, gồm:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất, thực trạng và mức độ ô nhiễm đất;
b) Kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất kỳ trước;
c) Kết quả quan trắc, giám sát tài nguyên đất hàng năm.
2. Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung:
a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác, khách quan và thời sự của các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập;
b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ sẽ được sử dụng.
3. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất bổ sung tại thực địa:
a) Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra: đối với khu vực đã lập bản đồ đất bị ô nhiễm thì kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước; đối với các khu vực mới phát sinh thì thực hiện theo quy định tại Khoản 1 và
b) Xác định số lượng mẫu đất, nước theo quy định tại mục 2.1.2 Phụ lục 2 Thông tư này;
c) Xác định và chỉnh lý ranh giới các khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa; xác định vị trí các điểm lấy mẫu đất, nước lên bản đồ kết quả điều tra.
Điều 42. Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa
1. Đối với các khu vực đã lập bản đồ đất bị ô nhiễm kỳ trước:
a) Điều tra xác định sự thay đổi về các nguồn gây ô nhiễm đất, hướng lan tỏa ô nhiễm, những yếu tố có khả năng ngăn cản hoặc chặn hướng lan tỏa ô nhiễm đất so với kỳ điều tra, đánh giá trước;
b) Lấy mẫu đất, nước bổ sung (nếu có).
2. Đối với khu vực chưa thành lập bản đồ đất bị ô nhiễm thì việc điều tra lấy mẫu bổ sung tại thực địa thực hiện theo quy định tại
3. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra thực địa.
1. Đối với các khu vực đã được điều tra, đánh giá ô nhiễm kỳ trước thì thực hiện theo quy định tại
2. Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm thì thực hiện theo quy định
Điều 44. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo
1. Đối với các khu vực đã được điều tra, đánh giá ô nhiễm kỳ trước, thực hiện chỉnh lý bản đồ đất bị ô nhiễm:
a) Chỉnh lý lớp thông tin về ô nhiễm dạng điểm, ô nhiễm dạng vùng theo kết quả điều tra, phân tích mẫu đất bổ sung lên bản đồ đất bị ô nhiễm kỳ trước;
b) Bổ sung chú dẫn (nếu có).
2. Đối với các khu vực mới phát sinh ô nhiễm, thực hiện theo quy định tại
3. Xây dựng báo cáo thuyết minh bản đồ đất bị ô nhiễm.
1. Xây dựng hệ thống bảng số liệu ô nhiễm đất.
2. Phân tích, đánh giá thực trạng ô nhiễm đất; đánh giá kết quả thực hiện các biện pháp cải tạo đất bị ô nhiễm kỳ trước.
3. Cảnh báo những khu vực đất bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm mới phát sinh.
4. Đề xuất các giải pháp, biện pháp cải tạo và bảo vệ đất.
5. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
6. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất lần tiếp theo.
Mục 3: ĐIỀU TRA PHÂN HẠNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP CẤP TỈNH
Điều 46. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa
1. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ:
a) Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tình hình quản lý sử dụng đất phục vụ điều tra phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo;
b) Kết quả điều tra phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước.
2. Đánh giá lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập bổ sung:
a) Tổng hợp, phân tích, đánh giá về tính chính xác khách quan thời sự;
b) Lựa chọn thông tin, tài liệu, bản đồ chuyên đề sẽ được sử dụng.
3. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa:
a) Chuẩn bị bản đồ kết quả điều tra (kế thừa bản đồ kết quả điều tra kỳ trước);
b) Xác định và chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra, đánh giá trước; xác định nội dung và các khu vực cần điều tra tại thực địa.
4. Điều tra bổ sung và rà soát, chỉnh lý ranh giới khoanh đất có sự thay đổi so với kỳ điều tra trước tại thực địa.
Nội dung điều tra thực hiện theo quy định tại các
5. Tổng hợp xử lý thông tin, tài liệu điều tra và xây dựng báo cáo kết quả điều tra.
Điều 47. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo
1. Chỉnh lý các lớp thông tin chuyên đề của bản đồ phân hạng đất nông nghiệp kỳ trước; nhập, phân cấp các thông tin thuộc tính (đất, địa hình, khí hậu, chế độ nước, hiện trạng sử dụng đất) theo kết quả điều tra bổ sung đến từng khoanh đất.
2. Xác định các loại đất nông nghiệp cần đánh giá:
a) Xác định hệ thống sử dụng đất, loại đất theo mục đích sử dụng;
b) Xác định yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích sử dụng đất mới phát sinh.
3. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo cho từng mục đích sử dụng theo quy định tại
1. Thống kê kết quả phân hạng đất, đối chiếu kết quả phân hạng với hiện trạng sử dụng đất để xác định mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp.
2. Tổng hợp các đơn vị đất đai có cùng hạng đất với cùng các mục đích sử dụng đất.
3. Phân tích, đánh giá sự thay đổi hạng đất so với kết quả phân hạng kỳ trước.
4. Xây dựng các phụ lục, bản đồ thu nhỏ đính kèm báo cáo.
5. Biên soạn báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo.
Thông tư 60/2015/TT-BTNMT quy định về kỹ thuật điều tra, đánh giá đất đai do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 60/2015/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 113 đến số 114
- Ngày hiệu lực: 01/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Đối tượng điều tra, đánh giá đất đai
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc thực hiện điều tra, đánh giá đất đai
- Điều 5. Quy định về bản đồ kết quả điều tra
- Điều 6. Quy định về bản đồ kết quả sản phẩm
- Điều 7. Quy định về lưu trữ dữ liệu trong điều tra, đánh giá đất đai
- Điều 8. Quy định về hệ thống mẫu biểu trong điều tra, đánh giá đất đai
- Điều 9. Xác định mục tiêu, nội dung của việc điều tra, đánh giá đất đai
- Điều 10. Thu thập tài liệu phục vụ lập dự án
- Điều 11. Lập đề cương dự án và dự toán kinh phí thực hiện dự án
- Điều 12. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
- Điều 13. Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã thu thập
- Điều 14. Xác định nội dung và kế hoạch điều tra thực địa
- Điều 15. Điều tra, lấy mẫu đất tại thực địa
- Điều 16. Điều tra tình hình sử dụng đất nông nghiệp và tiềm năng đất đai
- Điều 17. Tổng hợp, xử lý thông tin nội nghiệp và ngoại nghiệp
- Điều 18. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai
- Điều 19. Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng đất, tiềm năng đất đai
- Điều 20. Đề xuất các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng sử dụng đất bền vững
- Điều 21. Xây dựng báo cáo tổng hợp và báo cáo tổng kết dự án
- Điều 22. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ phục vụ đánh giá ô nhiễm đất
- Điều 23. Đánh giá, lựa chọn các thông tin, tài liệu đã thu thập
- Điều 24. Lập kế hoạch điều tra lấy mẫu đất tại thực địa
- Điều 25. Điều tra lấy mẫu tại thực địa
- Điều 26. Tổng hợp số liệu, xác định các điểm đất bị ô nhiễm và có nguy cơ ô nhiễm
- Điều 27. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm
- Điều 28. Đề xuất định hướng quản lý sử dụng đất bền vững
- Điều 29. Xây dựng báo cáo kết quả điều tra, đánh giá ô nhiễm đất
- Điều 30. Thu thập thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
- Điều 31. Lập kế hoạch điều tra thực địa
- Điều 32. Điều tra thực địa
- Điều 33. Tổng hợp, xử lý thông tin, tài liệu số liệu, bản đồ nội nghiệp và ngoại nghiệp
- Điều 34. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp
- Điều 35. Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp
- Điều 36. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ, xác định nội dung và kế hoạch điều tra bổ sung thực địa
- Điều 37. Điều tra, khảo sát thực địa và xử lý tài liệu điều tra
- Điều 38. Xây dựng bản đồ chất lượng đất, tiềm năng đất đai
- Điều 39. Phân tích, đánh giá những thay đổi về chất lượng đất, tiềm năng đất đai so với kỳ trước; đề xuất bổ sung các giải pháp bảo vệ, cải tạo đất và định hướng quản lý sử dụng đất bền vững
- Điều 40. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai lần tiếp theo
- Điều 41. Thu thập bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ
- Điều 42. Điều tra lấy mẫu đất, nước bổ sung tại thực địa
- Điều 43. Tổng hợp thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ đã điều tra; xác định các điểm đất bị ô nhiễm và nguy cơ ô nhiễm
- Điều 44. Xây dựng bản đồ đất bị ô nhiễm lần tiếp theo
- Điều 45. Xây dựng báo cáo đánh giá về thực trạng ô nhiễm đất và cảnh báo các khu vực đất có nguy cơ bị ô nhiễm lần tiếp theo
- Điều 46. Điều tra bổ sung thông tin, tài liệu, số liệu, bản đồ và điều tra bổ sung thực địa
- Điều 47. Xây dựng bản đồ phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo
- Điều 48. Đánh giá mức độ phù hợp của hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp và xây dựng báo cáo kết quả phân hạng đất nông nghiệp lần tiếp theo
- Điều 49. Đánh giá chất lượng đất cả nước
- Điều 50. Đánh giá tiềm năng đất đai cả nước
- Điều 51. Xây dựng báo cáo tổng hợp kết quả đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai cả nước