Điều 6 Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định hoạt động của tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 6. Đánh giá hồ sơ đề xuất và trình duyệt phương án, nội dung, sản phẩm và dự toán đặt hàng.
1. Đánh giá hồ sơ đề xuất
Cơ quan đặt hàng chủ trì tổ chức đánh giá hồ sơ đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng.
Cơ quan đặt hàng thành lập Hội đồng thẩm tra có sự tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan (tài chính, kế hoạch,...) đánh giá hồ sơ đề xuất, thống nhất phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm và dự toán đặt hàng (giá, đơn giá đặt hàng) trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Trong quá trình đánh giá hồ sơ đề xuất, cơ quan đặt hàng có thể mời đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi đến giải thích hoặc sửa đổi, bổ sung các nội dung thông tin cần thiết để làm rõ hồ sơ đề xuất (sự đáp ứng các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, phương án tổ chức, kỹ thuật; phương án tài chính,...) và có thể đi kiểm tra thực tế (nếu thấy cần thiết).
Đơn vị chủ trì chịu trách nhiệm lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Hồ sơ đề xuất trình cấp có thẩm quyền phê duyệt chỉ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu mà cơ quan đặt hàng đã nêu trong hồ sơ yêu cầu và có giá đề nghị đặt hàng hợp lý, không vượt dự toán ngân sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Nếu vượt mức dự toán ngân sách phải có văn bản báo cáo giải trình kèm theo hồ sơ trình duyệt.
2. Thẩm định và phê duyệt nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng.
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng của các công trình thủy lợi do Bộ quản lý.
b) Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng của các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý.
c) Đối với các công trình thủy lợi đã được phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý thì Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt phương án, nội dung nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi, số lượng sản phẩm, dự toán đặt hàng (giá hoặc đơn giá đặt hàng) và đơn vị nhận đặt hàng.
3. Đối với khoản chi phí sửa chữa thường xuyên đã được phê duyệt danh mục trong dự toán đặt hàng, đơn vị nhận đặt hàng phải lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán phê duyệt trước khi thực hiện (vận dụng theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng). Giá trị dự toán sửa chữa thường xuyên không được vượt quá khái toán đã được phê duyệt (trừ các quy định tại
Thẩm quyền phê hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán sửa chữa thường xuyên tài sản cố định, công trình thuỷ lợi quy định như sau:
a) Tổng cục Thủy lợi (đối với các đơn vị do Bộ quản lý), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các đơn vị do tỉnh quản lý) thẩm định phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình (hoặc hạng mục công trình) có dự toán sửa chữa trên 300 triệu đồng.
b) Các đơn vị nhận đặt hàng quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi thẩm định và phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công và dự toán sửa chữa các công trình (hoặc hạng mục công trình) còn lại và gửi kết quả phê duyệt về Tổng cục Thủy lợi (đối với các đơn vị do Bộ quản lý), Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (đối với các đơn vị do tỉnh quản lý) để theo dõi, quản lý.
c) Công trình thủy lợi đã phân cấp cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định phê duyệt. Riêng các công trình có dự toán sửa chữa trên 300 triệu đồng, trước khi phê duyệt phải có ý kiến của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Nếu đơn vị nhận đặt hàng không đủ điều kiện, năng lực thẩm tra thì được phép thuê tổ chức, cá nhân tư vấn đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm để thẩm tra trước khi phê duyệt. Tổ chức, cá nhân tư vấn chịu trách nhiệm trước pháp luật và đơn vị nhận đặt hàng về kết qủa thẩm tra.
Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy định hoạt động của tổ chức quản lý, khai thác công trình thủy lợi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 56/2010/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/10/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đào Xuân Học
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 589 đến số 590
- Ngày hiệu lực: 15/11/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Xây dựng kế hoạch đặt hàng
- Điều 4. Lập hồ sơ yêu cầu
- Điều 5. Lập hồ sơ đề xuất
- Điều 6. Đánh giá hồ sơ đề xuất và trình duyệt phương án, nội dung, sản phẩm và dự toán đặt hàng.
- Điều 7. Thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng đặt hàng
- Điều 8. Đặt hàng đối với các công trình, hệ thống công trình thủy lợi vừa và nhỏ