Chương 4 Thông tư 50/2015/TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Mục 1. ĐỀ CƯƠNG, DỰ TOÁN KINH PHÍ NHIỆM VỤ LẬP QUY HOẠCH
Điều 14. Căn cứ lập Đề cương, Dự toán kinh phí nhiệm vụ lập quy hoạch
1. Các văn bản quy phạm pháp luật, Nghị quyết, quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân liên quan đến Vùng, địa phương, ngành, lĩnh vực cần lập quy hoạch; Các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ quản lý ngành đặt ra yêu cầu phải lập quy hoạch.
2. Các quy hoạch liên quan còn hiệu lực thi hành.
3. Các văn bản quy phạm pháp luật về kinh phí cho công tác quy hoạch và quy định về quản lý tài chính có liên quan.
Điều 15. Đề cương và dự toán kinh phí
1. Đơn vị chủ trì lập quy hoạch có trách nhiệm xây dựng đề cương, dự toán kinh phí và trình phê duyệt theo quy định.
2. Đề cương quy hoạch gồm các nội dung chính sau:
a) Cơ sở pháp lý lập quy hoạch;
b) Sự cần thiết;
c) Mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, phạm vi Quy hoạch;
d) Phương pháp nghiên cứu (nêu rõ phương pháp, cách thức thực hiện các nội dung quy hoạch theo quy định tại Thông tư này);
đ) Mô tả chi tiết các nội dung quy hoạch theo quy định;
e) Nguồn lực thực hiện;
f) Các yêu cầu về hồ sơ sản phẩm;
g) Yêu cầu về tiến độ thực hiện phù hợp với các nội dung đề xuất;
3. Dự toán kinh phí đối với dự án quy hoạch được lập theo quy định tại các văn bản hướng dẫn về kinh phí cho công tác quy hoạch và các quy định hiện hành về quản lý tài chính có liên quan.
Điều 16. Thẩm định đề cương và dự toán kinh phí
1) Đối với các quy hoạch ngành công thương thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, việc thẩm định đề cương, dự toán kinh phí thực hiện theo hình thức thành lập Hội đồng thẩm định.
Số lượng, thành phần của Hội đồng thẩm định đề cương và dự toán kinh phí của dự án quy hoạch do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định trên cơ sở đề nghị của đơn vị chủ trì lập quy hoạch. Thành phần Hội đồng thẩm định phải có đại diện của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan.
Điều kiện tiến hành phiên họp, việc biểu quyết đánh giá của Hội đồng thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí được áp dụng tương ứng đối với Hội đồng thẩm định dự án quy hoạch quy định tại
2. Đối với các quy hoạch ngành công thương thuộc thẩm quyền phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Công Thương, việc thẩm định đề cương và dự toán kinh phí được thực hiện theo hình thức lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của các cơ quan có liên quan, trong đó phải có ý kiến của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan.
3. Đối với các quy hoạch ngành công thương thuộc thẩm quyền phê duyệt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, việc thẩm định đề cương, dự toán kinh phí được thực hiện theo hình thức lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản của các cơ quan có liên quan, trong đó phải có ý kiến của ý kiến của Bộ Công Thương, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các đơn vị có liên quan.
4. Kết quả thẩm định đề cương và dự toán kinh phí được lập thành văn bản, bao gồm một số nội dung chủ yếu sau:
a) Căn cứ pháp lý lập quy hoạch;
b) Sự cần thiết, mục đích, vai trò của quy hoạch;
c) Đánh giá sự phù hợp về nội dung của đề cương, dự toán kinh phí và nguồn vốn lập quy hoạch với mục đích, yêu cầu của dự án quy hoạch;
d) Kết luận của Hội đồng thẩm định (đối với trường hợp thành lập Hội đồng thẩm định) hoặc kiến nghị của đơn vị tổ chức thẩm định (đối với trường hợp lấy ý kiến thẩm định bằng văn bản).
Điều 17. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí đối với các dự án quy hoạch do Bộ tổ chức lập, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí đối với các dự án quy hoạch do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập.
2. Đơn vị chủ trì lập quy hoạch có trách nhiệm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí.
Hồ sơ trình phê duyệt bao gồm:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt;
b) Báo cáo kết quả thẩm định đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí theo quy định tại
c) Đề cương và dự toán kinh phí đã được hoàn thiện theo kết luận báo cáo kết quả thẩm định;
d) Dự thảo Quyết định phê duyệt đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí theo mẫu quy định tại Phụ lục 1.
1. Đề cương, nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí đã được phê duyệt.
2. Các căn cứ lập quy hoạch:
a) Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cả nước;
b) Các Nghị quyết, Quyết định về chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân có liên quan;
c) Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương (đối với quy hoạch ngành do Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức lập)
c) Các quy hoạch tương ứng giai đoạn trước (nếu có);
d) Các quy hoạch ngành, lĩnh vực có liên quan;
đ) Quy hoạch xây dựng, Quy hoạch sử dụng đất có liên quan;
e) Hệ thống số liệu thống kê, kết quả điều tra cơ bản, khảo sát và hệ thống số liệu, tài liệu liên quan;
g) Kết quả dự báo về tăng trưởng và tiến bộ khoa học công nghệ trong nước và quốc tế.
1. Trong quá trình lập quy hoạch phải thực hiện các bước:
a) Điều tra, khảo sát, thu thập, xử lý số liệu, thông tin;
b) Lập Báo cáo chuyên đề;
c) Dự thảo Báo cáo tổng hợp;
d) Tổ chức hội thảo và tổ chức lấy ý kiến;
c) Hoàn chỉnh báo cáo tổng hợp quy hoạch trên cơ sở tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý và trình duyệt.
2. Tư vấn lập quy hoạch có trách nhiệm gửi báo cáo chuyên đề, báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến và dự thảo báo cáo tổng hợp cho đơn vị chủ trì lập quy hoạch sau khi hoàn thành các bước tương ứng quy định tại Khoản 1 Điều này.
Điều 20. Tổ chức lấy ý kiến dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch
1. Đơn vị chủ trì lập quy hoạch phải gửi lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan liên quan vào dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch để hoàn thiện trước khi trình thẩm định, cụ thể:
a) Các quy hoạch do Bộ Công Thương tổ chức lập phải lấy ý kiến của các Bộ, ngành có liên quan; ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan; ý kiến của Vụ Kế hoạch và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan.
b) Các quy hoạch ngành công thương do địa phương tổ chức lập phải lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các Sở, ngành của tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện có liên quan trong tỉnh.
2. Ngoài ra, có thể lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân khác (các doanh nghiệp, hiệu hội doanh nghiệp) để hoàn thiện dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch.
Điều 21. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch
1. Đối với những dự án quy hoạch phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược theo quy định, đơn vị chủ trì lập quy hoạch chịu trách nhiệm lập hoặc thuê tư vấn lập Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch.
2. Việc thuê tư vấn, lập, thẩm định và phê duyệt Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Thông tư 50/2015/TT-BCT quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý và giám sát thực hiện quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 50/2015/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/12/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vũ Huy Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 195 đến số 196
- Ngày hiệu lực: 15/02/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các loại quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại
- Điều 5. Giai đoạn quy hoạch
- Điều 6. Trách nhiệm lập quy hoạch
- Điều 7. Lựa chọn tư vấn lập quy hoạch
- Điều 8. Nội dung quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp và quy hoạch phát triển các ngành sản xuất công nghiệp
- Điều 9. Nội dung Quy hoạch thăm dò, khai thác và chế biến các loại khoáng sản
- Điều 10. Nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành thương mại
- Điều 11. Nội dung quy hoạch phát triển hệ thống hạ tầng thương mại
- Điều 12. Lập danh mục và đăng ký kinh phí lập quy hoạch hàng năm
- Điều 13. Lựa chọn danh mục quy hoạch và giao nhiệm vụ
- Điều 14. Căn cứ lập Đề cương, Dự toán kinh phí nhiệm vụ lập quy hoạch
- Điều 15. Đề cương và dự toán kinh phí
- Điều 16. Thẩm định đề cương và dự toán kinh phí
- Điều 17. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí
- Điều 18. Căn cứ lập quy hoạch
- Điều 19. Lập quy hoạch
- Điều 20. Tổ chức lấy ý kiến dự thảo báo cáo tổng hợp quy hoạch
- Điều 21. Lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược của dự án quy hoạch
- Điều 22. Thẩm quyền thẩm định quy hoạch
- Điều 23. Hội đồng thẩm định
- Điều 24. Tổ chức thẩm định quy hoạch
- Điều 25. Hồ sơ thẩm định dự án quy hoạch
- Điều 26. Họp thẩm định dự án quy hoạch
- Điều 27. Biểu quyết đánh giá dự án quy hoạch của Hội đồng thẩm định
- Điều 28. Xử lý đối với dự án quy hoạch sau phiên họp thẩm định
- Điều 29. Báo cáo thẩm định dự án quy hoạch
- Điều 31. Các hình thức điều chỉnh, bổ sung quy hoạch
- Điều 32. Thực hiện điều chỉnh toàn diện quy hoạch
- Điều 34. Thực hiện thẩm định bổ sung dự án vào quy hoạch
- Điều 35. Trình, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch
- Điều 36. Trình, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung dự án vào quy hoạch