Điều 11 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Điều 11. Yêu cầu đối với người ra lệnh thao tác
1. Trước khi ra các lệnh thao tác, người ra lệnh phải nắm vững các nội dung sau:
a) Tên thao tác và mục đích thao tác;
b) Thời gian bắt đầu và thời gian kết thúc thao tác theo dự kiến;
c) Sơ đồ kết dây hiện tại của hệ thống điện, lưới điện khu vực, nhà máy điện, trạm điện cần thao tác;
d) Tình trạng vận hành và nguyên tắc hoạt động của các thiết bị đóng cắt; rơ le bảo vệ, thiết bị tự động; cuộn dập hồ quang, điểm trung tính nối đất; thiết bị đo lường, điều khiển và tín hiệu từ xa;
đ) Những phần tử đang nối đất;
e) Xu hướng thay đổi phụ tải, công suất, điện áp hệ thống điện trong và sau khi thực hiện thao tác, đồng thời phải có biện pháp điều chỉnh thích hợp để tránh quá tải, điện áp thấp hoặc quá áp theo quy định về điều chỉnh điện áp;
g) Sơ đồ hệ thống thông tin liên lạc phục vụ điều độ, đặc biệt trong những trường hợp các thao tác có ảnh hưởng đến phương thức vận hành của hệ thống thông tin liên lạc;
h) Chuyển nguồn cung cấp hệ thống điện tự dùng nếu cần thiết;
i) Các biện pháp an toàn đối với người và thiết bị, các lưu ý khác liên quan đến thao tác.
2. Người ra lệnh chịu trách nhiệm về ra lệnh thao tác, phải hiểu rõ thao tác, phát hiện những điểm không hợp lý trước khi ra lệnh thao tác.
Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 44/2014/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Quốc Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1069 đến số 1070
- Ngày hiệu lực: 23/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Yêu cầu chung về thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia
- Điều 5. Lệnh thao tác bằng lời nói
- Điều 6. Phiếu thao tác
- Điều 7. Viết và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch
- Điều 8. Viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất
- Điều 9. Thời gian và hình thức chuyển phiếu thao tác
- Điều 10. Quan hệ công tác trong khi thực hiện thao tác
- Điều 11. Yêu cầu đối với người ra lệnh thao tác
- Điều 12. Yêu cầu đối với người giám sát, người thao tác
- Điều 13. Thực hiện thao tác thiết bị điện nhất thứ
- Điều 14. Thực hiện thao tác liên quan đến mạch nhị thứ
- Điều 15. Thao tác trong giờ nhu cầu sử dụng điện cao và giao nhận ca
- Điều 16. Thao tác trong điều kiện thời tiết xấu
- Điều 17. Tạm ngừng thao tác
- Điều 20. Quy định chung về thao tác máy cắt
- Điều 21. Thao tác dao cách ly
- Điều 22. Thao tác dao tiếp địa
- Điều 25. Thao tác cắt điện đường dây
- Điều 26. Thao tác đóng điện đường dây
- Điều 27. Các biện pháp an toàn đối với đường dây
- Điều 33. Thao tác thiết bị điện khác
- Điều 34. Điều kiện đưa công trình mới vào vận hành
- Điều 35. Đóng điện nghiệm thu máy cắt
- Điều 36. Đóng điện nghiệm thu máy biến áp
- Điều 37. Đóng điện nghiệm thu đường dây, đường cáp
- Điều 38. Hoà điện lần đầu máy phát điện
- Điều 39. Đóng điện nghiệm thu thiết bị bù
- Điều 40. Phân cấp đặt tên, đánh số thiết bị điện nhất thứ
- Điều 41. Đánh số, đặt tên các thiết bị chính hoặc phụ trợ khác
- Điều 42. Đánh số cấp điện áp
- Điều 43. Đặt tên thanh cái
- Điều 44. Đặt tên máy phát, máy bù đồng bộ
- Điều 45. Đặt tên máy biến áp
- Điều 46. Đặt tên điện trở trung tính, kháng trung tính của máy biến áp
- Điều 47. Đặt tên kháng bù ngang
- Điều 48. Đặt tên kháng trung tính, điện trở trung tính của kháng bù ngang
- Điều 49. Đặt tên kháng giảm dòng ngắn mạch
- Điều 50. Đặt tên cuộn cản
- Điều 51. Đặt tên tụ bù
- Điều 52. Đặt tên thiết bị bù tĩnh
- Điều 53. Đặt tên tụ chống quá áp
- Điều 54. Đặt tên máy biến điện áp
- Điều 55. Đặt tên máy biến dòng điện
- Điều 56. Đặt tên chống sét
- Điều 57. Đặt tên cầu chì
- Điều 58. Đánh số máy cắt điện
- Điều 59. Đánh số dao cách ly
- Điều 60. Đánh số dao tiếp địa
- Điều 61. Đánh số các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn đường dây