Mục 2 Chương 4 Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Mục 2. ĐÁNH SỐ THIẾT BỊ NHẤT THỨ
1. Điện áp 500 kV: Lấy chữ số 5.
2. Điện áp 220 kV: Lấy chữ số 2.
3. Điện áp 110 kV: Lấy chữ số 1.
4. Điện áp 66 kV: Lấy chữ số 7.
5. Điện áp 35 kV: Lấy chữ số 3.
6. Điện áp 22 kV: Lấy chữ số 4.
7. Điện áp 15 kV: Lấy chữ số 8.
8. Điện áp 10 kV: Lấy chữ số 9.
9. Điện áp 6 kV: Lấy chữ số 6.
10. Trường hợp điện áp đầu cực máy phát điện, máy bù đồng bộ được quy định như sau:
a) Nếu điện áp đầu cực lớn hơn hoặc bằng 10 kV lấy chữ số 9;
b) Nếu điện áp đầu cực bé hơn 10 kV lấy chữ số 6.
11. Các cấp điện áp khác do cấp điều độ có quyền điều khiển quy định.
1. Ký tự thứ nhất lấy chữ C.
2. Ký tự thứ hai chỉ cấp điện áp.
3. Ký tự thứ ba chỉ số thứ tự thanh cái, riêng số 9 ký hiệu thanh cái vòng.
Ví dụ:
- C12: biểu thị thanh cái số 2 điện áp 110 kV.
- C21: biểu thị thanh cái số 1 điện áp 220 kV.
- C29: biểu thị thanh cái vòng điện áp 220 kV.
Điều 44. Đặt tên máy phát, máy bù đồng bộ
1. Ký tự đầu được quy định như sau:
a) Đối với nhiệt điện hơi nước: Ký hiệu là chữ S;
b) Đối với thủy điện: Ký hiệu là chữ H;
c) Đối với tuabin khí: Ký hiệu là chữ GT;
d) Đối với đuôi hơi của tuabin khí: Ký hiệu là chữ ST;
đ) Đối với điesel: Ký hiệu là chữ D;
e) Đối với phong điện: Ký hiệu là chữ WT;
g) Đối với thủy điện tích năng: Ký hiệu là chữ PH;
h) Đối với điện thủy triều: Ký hiệu là chữ TH;
i) Đối với điện nguyên tử: Ký hiệu là chữ N;
k) Đối với điện mặt trời: Ký hiệu là chữ SS;
l) Đối với điện địa nhiệt: Ký hiệu là chữ GS;
m) Đối với máy bù đồng bộ: Ký hiệu là chữ B.
2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy phát.
Ví dụ:
- S1: biểu thị tổ máy phát nhiệt điện hơi nước số 1.
- GT2: biểu thị tổ máy tuabin khí số 2.
1. Ký tự đầu được quy định như sau:
a) Đối với máy biến áp 2 hoặc 3 dây quấn: Ký hiệu là chữ T;
b) Đối với máy biến áp tự ngẫu: Ký hiệu là chữ AT;
c) Đối với máy biến áp tự dùng: Ký hiệu là chữ TD;
d) Đối với máy biến áp kích từ máy phát: Ký hiệu là chữ TE;
đ) Đối với máy biến áp tạo trung tính: Ký hiệu là chữ TT.
2. Ký tự tiếp theo là số thứ tự của máy biến áp. Đối với máy biến áp tự dùng ký tự tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự ở cấp điện áp đó.
Ví dụ:
- T1: biểu thị máy biến áp số 1.
- T2: biểu thị máy biến áp số 2.
- TD31: biểu thị máy biến áp tự dùng số 1 cấp điện áp 35 kV.
- AT1: biểu thị máy biến áp tự ngẫu số 1.
Điều 46. Đặt tên điện trở trung tính, kháng trung tính của máy biến áp
1. Hai ký tự đầu là chữ RT biểu thị điện trở trung tính, KT biểu thị kháng trung tính.
2. Ký tự thứ 3 lấy theo cấp điện áp cuộn dây máy biến áp nhiều cuộn dây.
3. Ký tự tiếp theo là tên của máy biến áp mà RT hoặc KT được đấu vào.
Ví dụ:
- RT3T1: biểu thị điện trở trung tính cuộn dây 35 kV của máy biến áp T1.
- KT5AT2: biểu thị kháng trung tính của máy biến áp 500 kV AT2.
Điều 47. Đặt tên kháng bù ngang
1. Hai ký tự đầu là chữ KH.
2. Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp.
3. Ký tự thứ 4 là số 0 (hoặc số 9 nếu sơ đồ phức tạp).
4. Ký tự thứ 5 là số thứ tự của mạch mắc kháng bù ngang.
Ví dụ: KH504 biểu thị kháng bù ngang 500 kV mắc ở mạch số 4.
Điều 48. Đặt tên kháng trung tính, điện trở trung tính của kháng bù ngang
1. Hai ký tự đầu là chữ KT biểu thị cho kháng trung tính, RT biểu thị cho điện trở trung tính của kháng bù ngang.
2. Các ký tự tiếp theo lấy theo 3 ký tự cuối của kháng điện.
Ví dụ:
- KT504: biểu thị kháng trung tính của kháng điện KH504.
- RT504: biểu thị điện trở trung tính của kháng điện KH504.
Điều 49. Đặt tên kháng giảm dòng ngắn mạch
1. Hai ký tự đầu là chữ KI.
2. Ký tự thứ 3 đặc trưng cho cấp điện áp.
3. Các ký tự tiếp theo đặt theo số thứ tự của đường cáp hoặc thanh cái.
Ví dụ:
- KI212: biểu thị kháng giảm dòng ngắn mạch cấp điện áp 220 kV nối thanh cái số 1 với thanh cái số 2.
- KI171: biểu thị kháng giảm dòng ngắn mạch đường cáp 171.
1. Ký tự đầu là chữ L.
2. Ký tự tiếp theo là tên của ngăn đường dây.
Ví dụ: L171 biểu thị cuộn cản của đường dây 110 kV 171.
1. Ba ký tự đầu: Đối với tụ bù dọc lấy là các chữ TBD, đối với tụ bù ngang lấy là các chữ TBN.
2. Ký tự thứ 4 đặc trưng cho cấp điện áp.
3. Ký tự thứ 5 là số 0 (hoặc số 9 nếu sơ đồ phức tạp).
4. Ký tự thứ 6 là số thứ tự của mạch mắc tụ điện đối với tụ bù dọc, đối với tụ bù ngang lấy theo số thứ tự của bộ tụ.
Ví dụ:
- TBD501: biểu thị tụ bù dọc điện áp 500 kV mắc ở mạch số 1.
- TBN302: biểu thị tụ bù ngang điện áp 35 kV bộ tụ số 2.
Điều 52. Đặt tên thiết bị bù tĩnh
1. Các ký tự đầu được lấy theo tên viết tắt của tiếng Anh.
2. Các ký tự tiếp theo là cấp điện áp và số thứ tự tương tự như tụ bù quy định tại
Ví dụ:
- SVC302: biểu thị SVC (Static Var Compensator) điện áp 35 kV bộ SVC số 2.
- TSSC501: biểu thị TSSC (Thyristor Switched Series Capacitor) điện áp 500 kV mắc ở mạch số 1.
Điều 53. Đặt tên tụ chống quá áp
1. Ký tự đầu lấy chữ C.
2. Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ chống quá áp. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ: C9H1 biểu thị tụ chống quá áp mắc vào phía điện áp máy phát H1.
Điều 54. Đặt tên máy biến điện áp
1. Ký tự đầu là TU.
2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến điện áp đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ:
- TU171: biểu thị máy biến điện áp ngoài đường dây 110 kV 171.
- TUC22: biểu thị máy biến điện áp của thanh cái số 2 điện áp 220 kV.
- TU5T2: biểu thị máy biến điện áp của máy biến áp T2 phía 500 kV.
Điều 55. Đặt tên máy biến dòng điện
1. Hai ký tự đầu là TI.
2. Các ký tự tiếp theo lấy tên thiết bị mà máy biến dòng điện đấu vào. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị.
Ví dụ:
- TI171: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 110 kV của đường dây 171.
- TI5AT2: biểu thị máy biến dòng điện cấp điện áp 500 kV trong sứ xuyên của máy biến áp AT2.
1. Hai ký tự đầu lấy chữ CS.
2. Ký tự tiếp theo lấy tên của thiết bị được bảo vệ. Đối với các thiết bị mà tên của thiết bị không thể hiện rõ cấp điện áp thì sau hai ký tự đầu sẽ là ký tự đặc trưng cho cấp điện áp, tiếp theo là tên thiết bị. Đối với chống sét van nối vào trung tính máy biến áp lấy số 0.
Ví dụ:
- CS1T1: biểu thị chống sét của máy biến áp T1 phía điện áp 110 kV.
- CS0T1: biểu thị chống sét mắc vào trung tính máy biến áp T1.
- CS271: biểu thị chống sét của đường dây 271.
1. Các ký tự đầu: Đối với cầu chì thường lấy chữ CC, đối với cầu chì tự rơi lấy chữ FCO.
2. Ký tự tiếp theo là dấu phân cách (-) và tên của thiết bị được bảo vệ.
Ví dụ: CC-TUC31 biểu thị cầu chì của máy biến điện áp thanh cái C31.
1. Ký tự thứ nhất đặc trưng cho cấp điện áp. Riêng đối với máy cắt của tụ ký tự thứ nhất là chữ T, kháng điện ký tự thứ nhất là chữ K; còn ký tự thứ hai đặc trưng cho cấp điện áp.
2. Ký tự thứ hai (thứ ba đối với máy cắt kháng và tụ) đặc trưng cho vị trí của máy cắt, được quy định như sau:
a) Máy cắt máy biến áp: Lấy số 3;
b) Máy cắt của đường dây: Lấy số 7 và số 8 (hoặc từ số 5 đến 8 nếu sơ đồ phức tạp);
c) Máy cắt của máy biến áp tự dùng: Lấy số 4;
d) Máy cắt đầu cực của máy phát điện: Lấy số 0;
đ) Máy cắt của máy bù quay: Lấy số 0;
e) Máy cắt của tụ bù ngang: Lấy số 0;
g) Máy cắt của tụ bù dọc: Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp);
h) Máy cắt của kháng điện : Lấy số 0 (hoặc 9 nếu sơ đồ phức tạp).
3. Ký tự thứ ba (thứ tư đối với máy cắt kháng và tụ) được thể hiện bằng chữ số từ 0 đến 9.
4. Đối với máy cắt của thanh cái đường vòng, hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là: 00.
5. Đối với máy cắt liên lạc giữa hai thanh cái, hai ký tự tiếp theo ký tự thứ nhất là số của hai thanh cái.
6. Đối với sơ đồ một thanh cái có phân đoạn, đánh số các máy cắt ở thanh cái chẵn thì đánh số thứ tự chẵn, các máy cắt ở thanh cái lẻ thì đánh số thứ tự lẻ.
7. Đối với sơ đồ đa giác đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây.
8. Đối với sơ đồ 3/2 (một rưỡi), sơ đồ 4/3: tuỳ theo sơ đồ có thể đánh số theo một trong các cách sau:
a) Đánh số các máy cắt theo máy cắt đường dây;
b) Đánh số ký tự thứ hai máy cắt ở giữa (không nối với thanh cái) số 5 hoặc số 6; Đánh số ký tự thứ ba theo thứ tự ngăn lộ.
Ví dụ:
- 131: biểu thị máy cắt của máy biến áp số 1 cấp điện áp 110 kV.
- 903: biểu thị máy cắt của máy phát điện số 3 cấp điện áp/10 kV.
- K504: biểu thị máy cắt của kháng điện số 4 cấp điện áp 500 kV.
- 100: biểu thị máy cắt vòng điện áp 110 kV.
- 212: biểu thị máy cắt liên lạc thanh cái cấp điện áp 220 kV.
1. Các ký tự đầu là tên của máy cắt hoặc thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly (đối với dao cách ly của TU: các ký tự đầu tiên là tên của TU, tiếp theo là tên thiết bị nối trực tiếp với dao cách ly), tiếp theo là dấu phân cách (-).
2. Ký tự tiếp theo được quy định như sau:
a) Dao cách ly thanh cái lấy số thứ tự của thanh cái nối với dao cách ly;
b) Dao cách ly đường dây (dao cách ly phía đường dây) lấy số 7;
c) Dao cách ly nối với máy biến áp lấy số 3;
d) Dao cách ly nối với thanh cái vòng lấy số 9;
đ) Dao cách ly nối tắt một thiết bị lấy số 0 hoặc số 9;
e) Dao cách ly nối tới phân đoạn nào (phía phân đoạn nào) thì lấy số thứ tự của phân đoạn thanh cái (hoặc thanh cái) đó;
g) Dao cách ly nối với điện trở trung tính hoặc kháng trung tính lấy số 0;
h) Dao cách ly nối với máy phát lấy số 0 hoặc 9.
Ví dụ:
- 131-3: biểu thị dao cách ly của máy biến áp T1 điện áp 110 kV.
- KH501-1: biểu thị dao cách ly của kháng số 1 cấp điện áp 500 kV nối với thanh cái số 1.
- TUC22-2: biểu thị dao cách ly máy biến điện áp của thanh cái số 2 điện áp 220 kV nối với thanh cái số 2.
- 171-7: biểu thị dao cách ly ngoài đường dây 110 kV của máy cắt 171.
- 272-9: biểu thị dao cách ly của máy cắt 272 nối với thanh cái đường vòng.
- 275-0: Biểu thị dao cách ly nối tắt máy cắt 275.
- KT101-0: biểu thị dao trung tính cuộn 110 kV của máy biến áp T1 nối với kháng trung tính KT101.
1. Các ký tự đầu là tên dao cách ly hoặc thiết bị có liên quan trực tiếp.
2. Ký tự tiếp theo đặc trưng cho dao tiếp địa, được quy định như sau:
a) Dao tiếp địa của đường dây và tụ điện lấy số 6;
b) Dao tiếp địa của máy biến áp, kháng điện và máy biến điện áp lấy số 8;
c) Dao tiếp địa của máy cắt lấy số 5;
d) Dao tiếp địa của thanh cái lấy số 4;
đ) Dao tiếp địa trung tính máy biến áp hoặc kháng điện lấy số 08;
e) Dao tiếp địa của máy phát lấy số 5.
Ví dụ:
- 271-76: biểu thị dao tiếp địa ngoài đường dây 271.
- 171-15: biểu thị dao tiếp địa máy cắt 171 phía dao cách ly 171-1.
- 131-08: biểu thị dao tiếp địa trung tính cuộn dây 110 kV của máy biến áp số 1.
Điều 61. Đánh số các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn đường dây
1. Đối với máy cắt phân đoạn đường dây đánh số như máy cắt đường dây, máy cắt rẽ nhánh xuống máy biến áp đánh số như máy cắt máy biến áp.
2. Đối với dao cách ly phân đoạn đường dây hoặc dao cách ly nhánh rẽ các ký tự đầu đánh số theo quy định tại
3. Các ký tự cuối cùng là dấu phân cách (/) và vị trí cột phân đoạn hoặc rẽ nhánh.
Ví dụ:
- 371/XX: biểu thị máy cắt 371 phân đoạn đường dây ở cột số XX cấp điện áp 35 kV.
- 171-7/XX: biểu thị dao cách ly phân đoạn đường dây 110 kV ở cột số XX.
- 171-76/XX: biểu thị dao cách ly tiếp địa đường dây 110 kV ở cột số XX.
Thông tư 44/2014/TT-BCT quy định quy trình thao tác trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 44/2014/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/11/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Cao Quốc Hưng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1069 đến số 1070
- Ngày hiệu lực: 23/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Yêu cầu chung về thao tác thiết bị điện trong hệ thống điện quốc gia
- Điều 5. Lệnh thao tác bằng lời nói
- Điều 6. Phiếu thao tác
- Điều 7. Viết và duyệt phiếu thao tác theo kế hoạch
- Điều 8. Viết và duyệt phiếu thao tác đột xuất
- Điều 9. Thời gian và hình thức chuyển phiếu thao tác
- Điều 10. Quan hệ công tác trong khi thực hiện thao tác
- Điều 11. Yêu cầu đối với người ra lệnh thao tác
- Điều 12. Yêu cầu đối với người giám sát, người thao tác
- Điều 13. Thực hiện thao tác thiết bị điện nhất thứ
- Điều 14. Thực hiện thao tác liên quan đến mạch nhị thứ
- Điều 15. Thao tác trong giờ nhu cầu sử dụng điện cao và giao nhận ca
- Điều 16. Thao tác trong điều kiện thời tiết xấu
- Điều 17. Tạm ngừng thao tác
- Điều 20. Quy định chung về thao tác máy cắt
- Điều 21. Thao tác dao cách ly
- Điều 22. Thao tác dao tiếp địa
- Điều 25. Thao tác cắt điện đường dây
- Điều 26. Thao tác đóng điện đường dây
- Điều 27. Các biện pháp an toàn đối với đường dây
- Điều 33. Thao tác thiết bị điện khác
- Điều 34. Điều kiện đưa công trình mới vào vận hành
- Điều 35. Đóng điện nghiệm thu máy cắt
- Điều 36. Đóng điện nghiệm thu máy biến áp
- Điều 37. Đóng điện nghiệm thu đường dây, đường cáp
- Điều 38. Hoà điện lần đầu máy phát điện
- Điều 39. Đóng điện nghiệm thu thiết bị bù
- Điều 40. Phân cấp đặt tên, đánh số thiết bị điện nhất thứ
- Điều 41. Đánh số, đặt tên các thiết bị chính hoặc phụ trợ khác
- Điều 42. Đánh số cấp điện áp
- Điều 43. Đặt tên thanh cái
- Điều 44. Đặt tên máy phát, máy bù đồng bộ
- Điều 45. Đặt tên máy biến áp
- Điều 46. Đặt tên điện trở trung tính, kháng trung tính của máy biến áp
- Điều 47. Đặt tên kháng bù ngang
- Điều 48. Đặt tên kháng trung tính, điện trở trung tính của kháng bù ngang
- Điều 49. Đặt tên kháng giảm dòng ngắn mạch
- Điều 50. Đặt tên cuộn cản
- Điều 51. Đặt tên tụ bù
- Điều 52. Đặt tên thiết bị bù tĩnh
- Điều 53. Đặt tên tụ chống quá áp
- Điều 54. Đặt tên máy biến điện áp
- Điều 55. Đặt tên máy biến dòng điện
- Điều 56. Đặt tên chống sét
- Điều 57. Đặt tên cầu chì
- Điều 58. Đánh số máy cắt điện
- Điều 59. Đánh số dao cách ly
- Điều 60. Đánh số dao tiếp địa
- Điều 61. Đánh số các thiết bị đóng cắt ở các nhánh rẽ, các phân đoạn đường dây