Chương 5 Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
PHÒNG, CHỐNG VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ TÁC HẠI DO NƯỚC GÂY RA
Điều 46. Nguyên tắc phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
1. Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra phải lấy phòng ngừa là chính; phải bảo vệ được lòng, bờ, bãi sông, bảo đảm lưu thông dòng chảy; phòng, chống sụt, lún đất và xâm nhập mặn các tầng chứa nước.
2. Phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra phải gắn kết với bảo vệ tài nguyên nước, các hoạt động khai thác, sử dụng nước; có chú ý đến quy hoạch của các ngành liên quan.
3. Phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải mang tính chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục có hiệu quả các tác hại do nước gây ra.
4. Mức độ chi tiết của quy hoạch phụ thuộc vào tài liệu hiện có và các vấn đề cần phải giải quyết trong phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra trong kỳ quy hoạch.
5. Các giải pháp phòng, chống phải có tính linh hoạt để chủ động ứng phó các tình huống không lường trước do tác động của phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn.
6. Các giải pháp khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra phải phù hợp với trình độ kỹ thuật, nguồn lực kinh tế trong kỳ quy hoạch.
1. Thu thập, điều tra bổ sung tài liệu nhằm có được thông tin chi tiết về: tình hình sạt, lở lòng, bờ, bãi sông; sụt lún đất; xâm nhập mặn.
2. Loại tài liệu và mức độ chi tiết của tài liệu thu thập bổ sung được quy định tại Phụ lục 01 Thông tư này.
Điều 48. Phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông
1. Lập danh mục các đoạn sông bị sạt, lở hoặc có nguy cơ bị sạt lở bờ, bãi tại các khu vực có các hoạt động nạo vét, cải tạo lòng, bờ, bãi sông; tập kết vật liệu; xây dựng công trình thủy; khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác; giao thông thủy.
2. Đánh giá diễn biến, mức độ tác động của sạt, lở bờ, bãi sông đến khu vực dân cư, cơ sở hạ tầng và các ngành kinh tế - xã hội.
3. Xác định các hoạt động chủ yếu gây sạt, lở bờ, bãi sông.
4. Xác định thứ tự ưu tiên và mục tiêu khắc phục các đoạn sông bị sạt, lở bờ, bãi.
5. Đề xuất các giải pháp kiểm soát hoạt động gây sạt, lở bờ, bãi sông; khoanh vùng cấm, khu vực tạm thời cấm khai thác cát, sỏi và các khoáng sản khác; hệ thống cảnh báo sạt, lở bờ, bãi sông.
6. Lập kế hoạch và xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phòng ngừa sạt, lở bờ, bãi sông.
Điều 49. Phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất
1. Xác định các khu vực sụt, lún đất hoặc có nguy cơ sụt, lún đất do hoạt động khoan và khai thác nước dưới đất.
2. Đánh giá hiện trạng khai thác nước dưới đất, số lượng, mật độ giếng khai thác; xác định mức độ và diễn biến của các phễu hạ thấp mực nước tại các khu vực đã xác định ở khoản 1 Điều này.
3. Khoanh vùng các khu vực, tầng chứa nước có phễu hạ thấp mực nước quá mức cho phép.
4. Xác định thứ tự ưu tiên phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất tại các khu vực có phễu hạ thấp mực nước.
5. Xác định một (01) hoặc nhóm giải pháp chủ yếu để phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất do khoan, khai thác nước dưới đất trong số các giải pháp sau:
a) Khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khoan, khai thác nước dưới đất;
b) Xác định ngưỡng giới hạn khai thác và kế hoạch cắt giảm lượng nước khai thác trong kỳ quy hoạch;
c) Đề xuất các nguồn nước khai thác thay thế;
d) Đề xuất các giải pháp bổ cập nhân tạo;
đ) Đề xuất mạng quan trắc lún đất do khai thác nước dưới đất.
6. Lập kế hoạch và xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất.
Điều 50. Phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn các tầng chứa nước
1. Xác định tầng chứa nước và phạm vi xâm nhập mặn do tác động của khai thác nước dưới đất.
2. Đánh giá mức độ, diễn biến xâm nhập mặn tầng chứa nước với lượng khai thác nước dưới đất.
3. Xác định tầng chứa nước, khu vực ưu tiên phòng, chống xâm nhập mặn do hoạt động khai thác nước dưới đất trong kỳ quy hoạch.
4. Xác định một (01) hoặc nhóm giải pháp chủ yếu để phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn tầng chứa nước trong số các giải pháp sau:
a) Khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất tại các khu vực có nguy cơ xâm nhập mặn;
b) Xác định ngưỡng giới hạn khai thác của tầng chứa nước để phòng, chống xâm nhập mặn và kế hoạch cắt giảm lượng nước khai thác trong kỳ quy hoạch;
c) Đề xuất các nguồn nước khai thác thay thế;
d) Trám lấp giếng bị hỏng có nguy cơ làm xâm nhập mặn tầng chứa nước.
5. Lập kế hoạch và xác định trách nhiệm của các bên liên quan trong việc phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn.
Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 42/2015/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/09/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thái Lai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1073 đến số 1074
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tính thứ bậc của quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 5. Mục tiêu quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 6. Yêu cầu đối với tài liệu sử dụng trong quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 7. Đánh giá tổng quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội
- Điều 8. Đánh giá tổng quát hiện trạng tài nguyên nước
- Điều 9. Đánh giá tổng quát về khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 10. Xác định sơ bộ chức năng của nguồn nước
- Điều 11. Xác định sơ bộ nhu cầu sử dụng nước
- Điều 12. Xác định các vấn đề cần giải quyết trong khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 13. Xác định đối tượng, phạm vi, mục tiêu và nội dung quy hoạch
- Điều 14. Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch
- Điều 15. Sản phẩm lập nhiệm vụ quy hoạch
- Điều 16. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước
- Điều 17. Các yếu tố chủ yếu cần xem xét khi phân bổ nguồn nước
- Điều 18. Thu thập, điều tra bổ sung tài liệu liên quan đến phân bổ nguồn nước
- Điều 19. Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước
- Điều 20. Xác định lượng nước có thể sử dụng
- Điều 21. Lượng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu
- Điều 22. Xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước
- Điều 23. Lượng nước bảo đảm cho các nhu cầu thiết yếu trước khi phân bổ
- Điều 24. Xác định lượng nước có thể phân bổ
- Điều 25. Đánh giá lượng nước sử dụng thực tế của các đối tượng sử dụng nước
- Điều 26. Dự báo nhu cầu sử dụng nước
- Điều 27. Phân vùng chức năng của nguồn nước
- Điều 28. Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước
- Điều 29. Xác định lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước
- Điều 30. Xác định lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng
- Điều 31. Xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước
- Điều 32. Xác định nhu cầu chuyển nước
- Điều 33. Mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước
- Điều 34. Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước
- Điều 35. Thu thập, điều tra bổ sung tài liệu liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước
- Điều 36. Bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 37. Bảo vệ hồ, đầm phá, vùng đất ngập nước
- Điều 38. Bảo vệ miền cấp nước dưới đất
- Điều 39. Phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất
- Điều 40. Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt
- Điều 43. Lập danh mục các nguồn nước cần bảo tồn
- Điều 44. Duy trì, phục hồi nguồn nước cần bảo tồn bị suy thoái
- Điều 46. Nguyên tắc phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
- Điều 47. Thu thập, điều tra bổ sung tài liệu liên quan đến phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 48. Phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông
- Điều 49. Phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất
- Điều 50. Phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn các tầng chứa nước