Chương 4 Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 34. Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước
1. Bảo vệ tài nguyên nước phải lấy phòng ngừa là chính; phải bảo vệ được nguồn sinh thủy, chất lượng nước, hệ sinh thái thủy sinh, góp phần bảo tồn giá trị văn hóa, cảnh quan thiên nhiên.
2. Bảo vệ tài nguyên nước phải gắn kết với phân bổ nguồn nước; phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra; có chú ý đến các quy hoạch của các ngành khai thác, sử dụng nước.
3. Các giải pháp phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt nguồn nước phải có tính linh hoạt để chủ động ứng phó các sự cố ô nhiễm nguồn nước không lường trước do phát triển kinh tế - xã hội trung hạn và dài hạn.
4. Bảo vệ chất lượng nước phải gắn với các mục đích sử dụng nước, ưu tiên cho nguồn nước có tầm quan trọng để ổn định an sinh xã hội, thực hiện thỏa thuận quốc tế.
5. Mức độ chi tiết của quy hoạch phụ thuộc vào tài liệu hiện có và các vấn đề cần phải giải quyết trong bảo vệ tài nguyên nước của kỳ quy hoạch.
Điều 35. Thu thập, điều tra bổ sung tài liệu liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước
1. Thu thập, điều tra tài liệu nhằm có được thông tin bổ sung chi tiết về: Nguồn sinh thủy; nguồn nước bị ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt; nguồn nước cần bảo tồn.
2. Loại tài liệu và mức độ chi tiết của tài liệu thu thập bổ sung được quy định tại Phụ lục 01 Thông tư này.
Điều 36. Bảo vệ và phát triển rừng
1. Lập danh mục các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái, ảnh hưởng đến nguồn nước trong vùng quy hoạch.
2. Sắp xếp thứ tự ưu tiên bảo vệ, khôi phục các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn bị suy thoái.
3. Xác định mục tiêu, yêu cầu bảo vệ, phát triển các khu vực rừng phòng hộ đầu nguồn.
Điều 37. Bảo vệ hồ, đầm phá, vùng đất ngập nước
1. Lập danh mục các hồ, đầm, phá, vùng đất ngập nước có chức năng điều hòa nguồn nước; có giá trị cao về đa dạng sinh học, bảo tồn văn hóa; có tầm quan trọng với hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường trong vùng quy hoạch. Danh mục bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Tên, vị trí;
b) Chu vi, diện tích;
c) Chức năng và tầm quan trọng của nguồn nước.
2. Xác định các hồ, đầm phá, vùng đất ngập nước bị suy thoái, lấn chiếm, san lấp.
3. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, phục hồi, cải tạo các hồ, đầm, phá đã bị suy thoái, lấn chiếm, san lấp.
Điều 38. Bảo vệ miền cấp nước dưới đất
1. Xác định các khu vực, tầng chứa nước cần bảo vệ miền cấp nước dưới đất trong vùng quy hoạch.
2. Xác định vị trí, phạm vi miền cấp nước dưới đất cần bảo vệ trong vùng quy hoạch.
3. Sắp xếp thứ tự ưu tiên bảo vệ, khôi phục miền cấp nước dưới đất bị suy thoái.
4. Luận chứng và đề xuất các giải pháp bảo vệ, phục hồi, cải tạo miền cấp nước dưới đất.
5. Xây dựng kế hoạch bảo vệ, phục hồi, cải tạo miền cấp nước dưới đất.
Mục 2: PHÒNG NGỪA SUY THOÁI, CẠN KIỆT VÀ PHỤC HỒI NGUỒN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
Điều 39. Phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất
1. Phân tích, đánh giá mức độ hạ thấp mực nước dưới đất trong vùng quy hoạch.
2. Xác định mực nước hạ thấp cho phép của các tầng chứa nước trong vùng quy hoạch.
3. Xác định khu vực mà mực nước dưới đất có nguy cơ bị hạ thấp quá mức cho phép.
4. Xác định tổng lượng nước khai thác tại các giếng trong khu vực mà mực nước dưới đất có nguy cơ bị hạ thấp quá mức cho phép.
5. Đề xuất ngưỡng giới hạn khai thác tại các khu vực mà mực nước dưới đất có nguy cơ bị hạ thấp quá mức cho phép.
Điều 40. Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt
1. Xác định tầng chứa nước và khu vực có mực nước bị hạ thấp quá mức cho phép.
2. Xác định tổng lượng nước khai thác ở tầng chứa nước mà mực nước bị hạ thấp quá mức cho phép.
3. Xác định thứ tự ưu tiên và mục tiêu phục hồi mực nước của các tầng chứa nước bị hạ thấp quá mức cho phép trong kỳ quy hoạch.
4. Xác định ngưỡng giới hạn khai thác và đề xuất kế hoạch cắt giảm tại các khu vực có mực nước dưới đất đang bị hạ thấp quá mức cho phép.
5. Đề xuất giải pháp bổ cập nước dưới đất.
Điều 41. Bảo vệ chất lượng nước mặt
1. Phân vùng chức năng từng nguồn nước trong trường hợp quy hoạch tài nguyên nước không thực hiện nội dung phân bổ nguồn nước.
2. Xác định các chỉ tiêu chất lượng nước của từng nguồn nước chưa đáp ứng hoặc có khả năng không đáp ứng mục đích sử dụng nước.
3. Đánh giá chất lượng nước theo mục đích sử dụng nước hiện tại và diễn biến chất lượng nước trong kỳ quy hoạch.
4. Khoanh vùng phạm vi nguồn nước có chất lượng nước chưa đáp ứng hoặc có khả năng không đáp ứng mục đích sử dụng nước.
5. Xác định nguyên nhân chủ yếu làm các chỉ tiêu chất lượng nước không đáp ứng mục đích sử dụng nước, bao gồm:
a) Các nguồn gây ô nhiễm có chứa các chỉ tiêu được xác định tại khoản 2 Điều này;
b) Tổng lượng các chất gây ô nhiễm.
6. Xác định ngưỡng giới hạn về lượng, nồng độ chất gây ô nhiễm tại nguồn thải và nguồn tiếp nhận nước thải nhằm đáp ứng các mục đích sử dụng nước trong kỳ quy hoạch.
7. Xác định yêu cầu phòng, chống và khắc phục ô nhiễm nguồn nước trong kỳ quy hoạch.
8. Xác định các giải pháp phục hồi nguồn nước có chất lượng nước chưa đáp ứng mục đích sử dụng nước, như sau:
a) Công trình xử lý, ngăn chặn chất gây ô nhiễm nguồn nước;
b) Các biện pháp phi công trình nhằm hạn chế, giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm nước.
Điều 42. Bảo vệ chất lượng nước các tầng chứa nước
1. Xác định các chỉ tiêu chất lượng nước của các tầng chứa nước chưa đáp ứng mục đích sử dụng nước.
2. Đánh giá chất lượng nước theo mục đích sử dụng nước hiện tại và diễn biến chất lượng nước trong kỳ quy hoạch.
3. Xác định các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các chỉ tiêu chất lượng nước không đáp ứng mục đích sử dụng, bao gồm:
a) Điều kiện tự nhiên của tầng chứa nước;
b) Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội gây ô nhiễm nguồn nước.
4. Xác định yêu cầu bảo vệ chất lượng nước trong kỳ quy hoạch.
5. Xác định các giải pháp bảo vệ chất lượng nước của các tầng chứa nước, bao gồm:
a) Các công trình xử lý và ngăn chặn chất gây ô nhiễm nguồn nước;
b) Các biện pháp phi công trình hạn chế và giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm nguồn nước.
Mục 4: BẢO VỆ NGUỒN NƯỚC CẦN BẢO TỒN
Điều 43. Lập danh mục các nguồn nước cần bảo tồn
1. Nguồn nước liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng đã được cộng đồng dân cư coi là nguồn nước linh thiêng hoặc là nơi tổ chức các lễ hội liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng.
2. Nguồn nước liên quan đến hoạt động bảo tồn văn hóa, gắn liền với danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử - văn hóa truyền thống địa phương, di sản quốc gia.
3. Nguồn nước liên quan đến các hoạt động thể thao, khu vui chơi giải trí đã được quy hoạch.
4. Nguồn nước có giá trị cao về đa dạng sinh học, gắn liền với môi trường sống thường xuyên hoặc theo mùa của các loài động vật, thực vật thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
5. Nguồn nước dành cho mục đích nghiên cứu khoa học, bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan.
Điều 44. Duy trì, phục hồi nguồn nước cần bảo tồn bị suy thoái
1. Xác định nguyên nhân và mức độ gây ô nhiễm, suy thoái, cạn kiệt nguồn nước cần bảo tồn:
a) Xác định hoạt động gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
b) Đánh giá tác động của các hoạt động chủ yếu gây ô nhiễm hoặc có nguy cơ gây ô nhiễm nguồn nước;
c) Xác định đối tượng khai thác, sử dụng nước có nguy cơ hoặc đang làm suy giảm, cạn kiệt nguồn nước;
d) Đánh giá tác động của các đối tượng khai thác, sử dụng nước chủ yếu có nguy cơ hoặc đang làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
2. Xác định yêu cầu cần duy trì, phục hồi về số lượng, chất lượng của nguồn nước cần bảo tồn trong kỳ quy hoạch.
a) Đánh giá hiện trạng số lượng, chất lượng nguồn nước;
b) Tính toán yêu cầu về số lượng, chất lượng nước cần duy trì, phục hồi nguồn nước.
3. Xác định các giải pháp phục hồi nguồn nước cần bảo tồn:
a) Công trình phục hồi số lượng, chất lượng nước;
b) Các biện pháp phi công trình phục hồi số lượng, chất lượng nước; kiểm soát các hoạt động gây suy thoái, cạn kiệt nguồn nước.
4. Xác định thứ tự ưu tiên phục hồi các nguồn nước cần bảo tồn.
5. Lập kế hoạch và xác định trách nhiệm các bên liên quan trong việc duy trì, phục hồi nguồn nước cần bảo tồn.
Mục 5: HỆ THỐNG GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG NƯỚC
Điều 45. Mạng giám sát chất lượng nước, giám sát xả nước thải vào nguồn nước
1. Mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước có nhiệm vụ cung cấp thông tin để giám sát việc khắc phục và phòng ngừa ô nhiễm nguồn nước; kiểm soát hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm, suy giảm, cạn kiệt nguồn nước cần bảo tồn; kiểm soát chất lượng nguồn tiếp nhận nước thải.
2. Cơ sở xác định mạng giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước bao gồm:
a) Chức năng nguồn nước;
b) Đặc điểm nguồn nước;
c) Trạm quan trắc thủy văn, tài nguyên nước, môi trường;
d) Ranh giới hành chính;
đ) Mật độ, phân bố, quy mô của các nguồn xả nước thải;
e) Nguồn nước dự phòng trong trường hợp có ô nhiễm nguồn nước.
3. Xác định vị trí, thông số, thời gian và tần suất quan trắc của mạng giám sát.
4. Lập kế hoạch đầu tư, xây dựng mạng giám sát và tổ chức thực hiện việc giám sát chất lượng nước, xả nước thải vào nguồn nước.
Thông tư 42/2015/TT-BTNMT quy định kỹ thuật quy hoạch tài nguyên nước do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 42/2015/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/09/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thái Lai
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1073 đến số 1074
- Ngày hiệu lực: 01/01/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Tính thứ bậc của quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 5. Mục tiêu quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 6. Yêu cầu đối với tài liệu sử dụng trong quy hoạch tài nguyên nước
- Điều 7. Đánh giá tổng quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội
- Điều 8. Đánh giá tổng quát hiện trạng tài nguyên nước
- Điều 9. Đánh giá tổng quát về khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 10. Xác định sơ bộ chức năng của nguồn nước
- Điều 11. Xác định sơ bộ nhu cầu sử dụng nước
- Điều 12. Xác định các vấn đề cần giải quyết trong khai thác, sử dụng nước, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 13. Xác định đối tượng, phạm vi, mục tiêu và nội dung quy hoạch
- Điều 14. Giải pháp, kinh phí, kế hoạch và tiến độ lập quy hoạch
- Điều 15. Sản phẩm lập nhiệm vụ quy hoạch
- Điều 16. Nguyên tắc phân bổ nguồn nước
- Điều 17. Các yếu tố chủ yếu cần xem xét khi phân bổ nguồn nước
- Điều 18. Thu thập, điều tra bổ sung tài liệu liên quan đến phân bổ nguồn nước
- Điều 19. Đánh giá tổng lượng tài nguyên nước
- Điều 20. Xác định lượng nước có thể sử dụng
- Điều 21. Lượng nước bảo đảm dòng chảy tối thiểu
- Điều 22. Xác định nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt trong trường hợp xảy ra sự cố ô nhiễm nguồn nước
- Điều 23. Lượng nước bảo đảm cho các nhu cầu thiết yếu trước khi phân bổ
- Điều 24. Xác định lượng nước có thể phân bổ
- Điều 25. Đánh giá lượng nước sử dụng thực tế của các đối tượng sử dụng nước
- Điều 26. Dự báo nhu cầu sử dụng nước
- Điều 27. Phân vùng chức năng của nguồn nước
- Điều 28. Thứ tự ưu tiên phân bổ nguồn nước
- Điều 29. Xác định lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước
- Điều 30. Xác định lượng nước phân bổ cho các đối tượng khai thác, sử dụng nước trong trường hợp hạn hán, thiếu nước nghiêm trọng
- Điều 31. Xác định các công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước
- Điều 32. Xác định nhu cầu chuyển nước
- Điều 33. Mạng giám sát tài nguyên nước, khai thác, sử dụng nước
- Điều 34. Nguyên tắc bảo vệ tài nguyên nước
- Điều 35. Thu thập, điều tra bổ sung tài liệu liên quan đến bảo vệ tài nguyên nước
- Điều 36. Bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 37. Bảo vệ hồ, đầm phá, vùng đất ngập nước
- Điều 38. Bảo vệ miền cấp nước dưới đất
- Điều 39. Phòng ngừa suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất
- Điều 40. Phục hồi nguồn nước dưới đất bị suy thoái, cạn kiệt
- Điều 43. Lập danh mục các nguồn nước cần bảo tồn
- Điều 44. Duy trì, phục hồi nguồn nước cần bảo tồn bị suy thoái
- Điều 46. Nguyên tắc phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
- Điều 47. Thu thập, điều tra bổ sung tài liệu liên quan đến phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra
- Điều 48. Phòng, chống sạt, lở bờ, bãi sông
- Điều 49. Phòng, chống và khắc phục sụt, lún đất
- Điều 50. Phòng, chống và khắc phục xâm nhập mặn các tầng chứa nước