Điều 35 Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 35. Thủ tục hải quan đối với tàu nhập cảnh
1. Trách nhiệm của người khai hải quan: trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 71 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai nộp các chứng từ thuộc hồ sơ hải quan như sau:
a) Tại Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới:
a.1) Giấy giao tiếp hàng hóa đối với tàu chở hàng hóa: 01 bản chính;
a.2) Vận đơn đối với tàu chở hàng hóa: 01 bản chụp;
a.3) Bản trích lược khai hàng hóa nhập khẩu dỡ xuống từng ga đường sắt liên vận quốc tế đối với tàu chở hàng hóa theo mẫu số 2 Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 02 bản chính;
a.4) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới (nếu có) theo mẫu số 1 Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
a.5) Bảng kê nhiên liệu, dụng cụ, thực phẩm mang theo của tàu đối với tàu khách hoặc tàu chở hàng hóa (nếu có) theo mẫu số 3 Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính.
b) Tại Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa:
b.1) Các giấy tờ còn nguyên niêm phong của Chi cục Hải quan cửa khẩu ga liên vận biên giới chuyển đến;
b.2) Danh sách hành khách đối với tàu khách và hành khách làm thủ tục tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa (nếu có) theo mẫu số 1 Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính.
2. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu thông tin tại hồ sơ hải quan về số hiệu toa xe, số lượng hàng với từng toa xe, container chứa hàng hóa, hành lý ký gửi; kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải (nếu có) đối với từng toa xe, container chứa hàng hóa, hành lý ký gửi; kiểm tra, tổng hợp, phân tích thông tin khai và các thông tin khác (thông tin quản lý rủi ro, thông tin từ các đơn vị khác trong và ngoài ngành) và xử lý:
a.1) Nếu thông tin khai hải quan phù hợp với các quy định của pháp luật, không có thông tin nghi ngờ thì:
a.1.1) Xác nhận và đóng dấu lên những giấy tờ do người khai hải quan nộp.
a.1.2) Lưu hồ sơ hải quan gồm các chứng từ liên quan theo quy định.
a.2) Trường hợp có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm pháp luật hải quan, cơ quan hải quan thực hiện thủ tục nhập cảnh cho tàu, tổ chức giám sát tàu, giám sát hàng hóa khi dỡ xuống, lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan; đồng thời báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác có liên quan theo quy định.
a.3) Trường hợp phải kiểm tra thực tế phương tiện thì thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 68 Luật Hải quan.
b) Niêm phong hải quan từng toa xe chứa hàng hóa, hành lý ký gửi đang chịu sự giám sát hải quan được vận chuyển tiếp đến ga đích; trường hợp hàng hóa không thể niêm phong được như hàng siêu trường, siêu trọng, hàng rời,... thì Trưởng tàu chịu trách nhiệm đảm bảo nguyên trạng hàng hóa, hành lý ký gửi, toa xe trong quá trình vận chuyển đến ga đích theo quy định;
c) Bàn giao hàng hóa nhập khẩu cho Hải quan tại ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa trong trường hợp tàu nhập cảnh có vận chuyển hàng hóa đang chịu sự giám sát hải quan như sau:
c.1) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau thì thực hiện theo quy định tại Điều 51 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
c.2) Trường hợp hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan, hệ thống khai hải quan điện tử không thực hiện được các giao dịch điện tử với nhau mà nguyên nhân do một hoặc cả hai hệ thống hoặc do nguyên nhân khác thì lập biên bản bàn giao hàng hóa nhập khẩu gửi cho Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa theo mẫu số 4 Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.
d) Niêm phong hồ sơ hải quan gồm các chứng từ nêu tại điểm a.2, a.3 khoản 1 Điều này, biên bản bàn giao (nếu có) và giao cho người khai chuyển đến Hải quan ga đích theo quy định.
đ) Tổ chức giám sát, kiểm soát đối với phương tiện (bao gồm container rỗng, toa rỗng, xe rỗng), hàng hóa, hành lý theo quy định tại khoản 2, Điều 72 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế trong nội địa:
a) Tiếp nhận, kiểm tra, đối chiếu thông tin tại hồ sơ hải quan do Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới chuyển đến và do người khai nộp về số hiệu toa xe, số lượng hàng với từng toa xe, container chứa hàng hóa, hành lý ký gửi; kiểm tra niêm phong của tổ chức vận tải, của cơ quan Hải quan (nếu có) đối với từng toa xe, container chứa hàng hóa, hành lý ký gửi; kiểm tra, tổng hợp, phân tích thông tin khai và các thông tin khác (thông tin quản lý rủi ro, thông tin từ các đơn vị khác trong và ngoài ngành) và xử lý:
a.1) Nếu thông tin khai hải quan phù hợp với các quy định của pháp luật, không có thông tin nghi ngờ thì:
a.1.1) Xác nhận, đóng dấu lên những giấy tờ do người khai hải quan nộp; hồi báo (điện fax) cho Chi cục Hải quan ga đường sắt liên vận quốc tế ở biên giới về việc tiếp nhận hàng hóa, hồ sơ lô hàng đang chịu sự giám sát hải quan và tình hình hàng hóa được chuyển đến (đối với trường hợp người khai thực hiện thủ tục bàn giao hàng hóa nhập khẩu vận chuyển về ga đích bằng phương thức thủ công) hoặc cập nhập thông tin hàng đến vào Hệ thống (đối với trường hợp người khai thực hiện thủ tục bàn giao hàng hóa nhập khẩu vận chuyển về ga đích bằng phương thức điện tử);
a.1.2) Lưu hồ sơ hải quan gồm các chứng từ liên quan theo quy định.
a.2) Trường hợp có dấu hiệu vận chuyển hàng hóa vi phạm pháp luật hải quan, tổ chức giám sát tàu, giám sát hàng hóa khi dỡ xuống, lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan; đồng thời báo cáo Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ khác có liên quan theo quy định.
a.3) Trường hợp phải kiểm tra thực tế phương tiện thì thực hiện theo quy định tại khoản 4, Điều 68 Luật Hải quan.
b) Tổ chức giám sát, kiểm soát đối với phương tiện (bao gồm container rỗng, toa rỗng, xe rỗng), hàng hóa, hành lý theo quy định tại khoản 2, Điều 72 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP.
Thông tư 42/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 42/2015/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/03/2015
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 503 đến số 504
- Ngày hiệu lực: 01/04/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích thuật ngữ
- Điều 4. Địa điểm làm thủ tục hải quan
- Điều 5. Người khai hải quan
- Điều 6. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đối với tàu bay xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 7. Đăng ký tham gia thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 8. Nguyên tắc tiến hành thủ tục hải quan điện tử đối với tàu biển, tàu bay nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh
- Điều 9. Thu lệ phí làm thủ tục hải quan
- Điều 15. Thủ tục hải quan đối với tàu biển nhập cảnh
- Điều 16. Thủ tục hải quan đối với tàu biển xuất cảnh
- Điều 17. Thủ tục hải quan đối với tàu biển quá cảnh
- Điều 23. Thủ tục hải quan đối với tàu bay nhập cảnh
- Điều 24. Thủ tục hải quan đối với tàu bay xuất cảnh
- Điều 25. Thủ tục hải quan đối với tàu bay quá cảnh
- Điều 26. Tiếp nhận, kiểm tra hải quan hồ sơ phương tiện vận tải
- Điều 27. Khai hải quan đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 28. Quyết định hình thức, mức độ kiểm tra phương tiện vận tải, kiểm tra, khám xét phương tiện vận tải
- Điều 29. Hoàn tất thủ tục hải quan cho phương tiện vận tải
- Điều 30. Quy định về thanh khoản
- Điều 31. Thủ tục hải quan đối với xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 32. Thủ tục hải quan đối với phương tiện thủy nội địa xuất cảnh, nhập cảnh
- Điều 33. Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải của tổ chức, cá nhân qua lại khu vực biên giới
- Điều 34. Quy định riêng đối với một số trường hợp đặc thù