Mục 2 Chương 3 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực do Bộ Công thương ban hành
Mục 2. NGHIÊN CỨU, XÁC MINH VỤ VIỆC
Điều 17. Phân công cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp, thông báo vụ việc cho Bên bị yêu cầu
1. Trong thời hạn hai (02) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm phân công cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp.
2. Trong thời hạn năm (05) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tranh chấp và gửi bản sao Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, tài liệu kèm theo của Bên yêu cầu cho Bên bị yêu cầu.
Điều 18. Giải trình của các bên
1. Trong thời hạn hai mươi (20) ngày làm việc kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp và các tài liệu kèm theo của Bên yêu cầu do Cục Điều tiết điện lực gửi đến, Bên bị yêu cầu phải gửi cho Cục Điều tiết điện lực văn bản giải trình và các tài liệu chứng minh kèm theo.
Trường hợp cần gia hạn thời gian giải trình thì Bên bị yêu cầu phải gửi văn bản đề nghị Cục Điều tiết điện lực gia hạn, trong đó nêu rõ lý do đề nghị gia hạn. Thời hạn gia hạn không quá mười (10) ngày làm việc.
2. Văn bản giải trình phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm giải trình;
b) Tên và địa chỉ của Bên bị yêu cầu;
c) Giải trình và các lý lẽ, phân tích để tự bảo vệ.
3. Trường hợp Bên bị yêu cầu không gửi văn bản giải trình thì coi như đã chấp nhận nội dung trong Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp của Bên yêu cầu.
Điều 19. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh vụ việc
1. Cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ vụ việc tranh chấp trên cơ sở Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp, các tài liệu, chứng cứ kèm theo và văn bản giải trình của các bên.
2. Cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp có quyền xem xét, kiểm tra tại hiện trường; gặp các bên để nghe các bên trình bày ý kiến; phải lập Biên bản ghi rõ thời gian, địa điểm, họ tên, địa chỉ các bên, nội dung xác minh, ý kiến trình bày của các bên; phải đọc lại Biên bản cho các bên nghe và yêu cầu các bên cùng ký vào Biên bản.
3. Kết thúc quá trình nghiên cứu hồ sơ, xác minh vụ việc tranh chấp, cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp phải báo cáo Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực bằng văn bản. Trong đó, phải tóm tắt nội dung vụ việc tranh chấp, nêu rõ các tình tiết, chứng cứ đã được xác minh và kiến nghị phương án giải quyết.
1. Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực có quyền ra quyết định trưng cầu giám định theo đề nghị của một bên hoặc các bên tranh chấp. Quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân giám định, đối tượng cần giám định, những vấn đề cần giám định, các yêu cầu cụ thể cần có kết luận giám định.
2. Bên đề nghị trưng cầu giám định phải nộp chi phí giám định. Trường hợp các bên đề nghị giám định thì phải cùng nộp chi phí giám định.
Điều 21. Thời hạn nghiên cứu, xác minh vụ việc
Thời hạn nghiên cứu, xác minh vụ việc tranh chấp là ba (03) tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với vụ việc tranh chấp phức tạp thì thời hạn này có thể kéo dài nhưng không quá sáu (06) tháng, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 40/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/12/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hoàng Quốc Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 19 đến số 20
- Ngày hiệu lực: 27/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp
- Điều 5. Trình tự giải quyết tranh chấp
- Điều 6. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
- Điều 7. Xử lý vụ việc tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Điều 8. Đình chỉ giải quyết vụ việc tranh chấp
- Điều 9. Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của Bên yêu cầu, Bên bị yêu cầu
- Điều 13. Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
- Điều 14. Thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
- Điều 15. Đơn kiện lại
- Điều 16. Không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
- Điều 17. Phân công cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp, thông báo vụ việc cho Bên bị yêu cầu
- Điều 18. Giải trình của các bên
- Điều 19. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh vụ việc
- Điều 20. Trưng cầu giám định
- Điều 21. Thời hạn nghiên cứu, xác minh vụ việc
- Điều 22. Thời hạn tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
- Điều 23. Tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp
- Điều 24. Sự vắng mặt của các bên trong phiên họp giải quyết tranh chấp
- Điều 25. Phiên họp giải quyết tranh chấp
- Điều 26. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 27. Quyết định giải quyết vụ việc tranh chấp
- Điều 28. Hiệu lực của Quyết định giải quyết tranh chấp
- Điều 29. Khiếu nại Quyết định giải quyết tranh chấp
- Điều 30. Bảo mật, lưu trữ hồ sơ giải quyết tranh chấp
- Điều 31. Chi phí giải quyết tranh chấp
- Điều 32. Nộp chi phí giải quyết tranh chấp
- Điều 33. Hiệu lực thi hành