Chương 1 Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực do Bộ Công thương ban hành
Thông tư này quy định trình tự, thủ tục giải quyết các tranh chấp trên thị trường điện lực sau đây:
1. Tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện, Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ giữa các đơn vị điện lực, trừ các hợp đồng có yếu tố nước ngoài.
2. Tranh chấp khác trong hoạt động phát điện, truyền tải điện, phân phối điện, bán buôn điện, bán lẻ điện, điều độ hệ thống điện và điều hành giao dịch thị trường điện lực.
Thông tư này áp dụng đối với các đối tượng sau đây:
1. Các đơn vị điện lực.
2. Tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp bị đơn vị điện lực xâm phạm.
3. Cơ quan giải quyết tranh chấp.
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bên yêu cầu là đơn vị điện lực, tổ chức, cá nhân đề nghị giải quyết tranh chấp khi cho rằng quyền và lợi ích của mình bị xâm phạm.
2. Bên bị yêu cầu là đơn vị điện lực bị Bên yêu cầu cho rằng đã xâm phạm quyền và lợi ích của Bên yêu cầu.
3. Cơ quan giải quyết tranh chấp là Cục Điều tiết điện lực thuộc Bộ Công Thương.
Điều 4. Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp
Thời hiệu đề nghị giải quyết các tranh chấp quy định tại
Điều 5. Trình tự giải quyết tranh chấp
1. Khi có tranh chấp trên thị trường điện lực quy định tại
2. Hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà hai bên không tự giải quyết được tranh chấp thì một bên hoặc hai bên có quyền trình vụ việc đến Cục Điều tiết điện lực để giải quyết theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư này.
Điều 6. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
1. Việc giải quyết các tranh chấp phải tuân theo trình tự, thủ tục được quy định tại Thông tư này và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Hợp đồng mua bán điện hoặc Hợp đồng cung cấp dịch vụ phụ trợ đã ký, phải căn cứ vào nội dung Hợp đồng đã ký.
3. Việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến Giấy phép hoạt động điện lực phải căn cứ vào nội dung và các quy định của Giấy phép đã cấp cho đơn vị điện lực.
Điều 7. Xử lý vụ việc tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Đình chỉ giải quyết vụ việc tranh chấp
1. Cục Điều tiết điện lực đình chỉ giải quyết vụ việc tranh chấp trong các trường hợp sau đây:
a) Bên yêu cầu rút Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp;
b) Bên yêu cầu đã được mời họp giải quyết tranh chấp đến lần thứ hai (02) mà vẫn vắng mặt hoặc bỏ phiên họp giải quyết tranh chấp mà không được Chủ trì phiên họp đồng ý;
c) Các bên thoả thuận chấm dứt vụ việc giải quyết tranh chấp;
d) Trường hợp quy định tại
đ) Một bên hoặc hai bên gửi vụ việc tranh chấp tới cơ quan có thẩm quyền khác để giải quyết.
2. Cục Điều tiết điện lực có trách nhiệm thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho các bên về việc đình chỉ giải quyết vụ việc tranh chấp.
Điều 9. Trách nhiệm cung cấp thông tin
Các tổ chức, cá nhân liên quan đến vụ việc tranh chấp có trách nhiệm hợp tác, cung cấp các thông tin cần thiết có liên quan đến vụ việc tranh chấp theo yêu cầu của Cục Điều tiết điện lực.
Thông tư 40/2010/TT-BCT quy định về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp trên thị trường điện lực do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 40/2010/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 13/12/2010
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hoàng Quốc Vượng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 19 đến số 20
- Ngày hiệu lực: 27/01/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời hiệu đề nghị giải quyết tranh chấp
- Điều 5. Trình tự giải quyết tranh chấp
- Điều 6. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp
- Điều 7. Xử lý vụ việc tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật
- Điều 8. Đình chỉ giải quyết vụ việc tranh chấp
- Điều 9. Trách nhiệm cung cấp thông tin
- Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực
- Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của Bên yêu cầu, Bên bị yêu cầu
- Điều 13. Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
- Điều 14. Thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
- Điều 15. Đơn kiện lại
- Điều 16. Không thụ lý hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp
- Điều 17. Phân công cán bộ thụ lý vụ việc tranh chấp, thông báo vụ việc cho Bên bị yêu cầu
- Điều 18. Giải trình của các bên
- Điều 19. Nghiên cứu hồ sơ, xác minh vụ việc
- Điều 20. Trưng cầu giám định
- Điều 21. Thời hạn nghiên cứu, xác minh vụ việc
- Điều 22. Thời hạn tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp
- Điều 23. Tham dự phiên họp giải quyết tranh chấp
- Điều 24. Sự vắng mặt của các bên trong phiên họp giải quyết tranh chấp
- Điều 25. Phiên họp giải quyết tranh chấp
- Điều 26. Biên bản phiên họp giải quyết vụ tranh chấp
- Điều 27. Quyết định giải quyết vụ việc tranh chấp
- Điều 28. Hiệu lực của Quyết định giải quyết tranh chấp
- Điều 29. Khiếu nại Quyết định giải quyết tranh chấp
- Điều 30. Bảo mật, lưu trữ hồ sơ giải quyết tranh chấp
- Điều 31. Chi phí giải quyết tranh chấp
- Điều 32. Nộp chi phí giải quyết tranh chấp
- Điều 33. Hiệu lực thi hành