Mục 9 Chương 3 Thông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Mục 9. HỆ THỐNG XỬ LÝ VÀ LƯU GIỮ NHIÊN LIỆU
Điều 66. Hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu
1. Có hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu ngay tại NMĐHN, duy trì sự kiểm soát nhiên liệu trong suốt thời gian xử lý và lưu giữ.
2. Thiết kế NMĐHN phải có các đặc tính bảo đảm dễ dàng nâng hạ, di chuyển và xử lý nhiên liệu chưa sử dụng và nhiên liệu đã qua sử dụng.
3. Thiết kế NMĐHN phải ngăn ngừa các ảnh hưởng đáng kể tới các hạng mục quan trọng về an toàn trong quá trình di chuyển hoặc khi có sự cố rơi nhiên liệu, thùng chứa.
4. Hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu chưa sử dụng và đã qua sử dụng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Ngăn ngừa tới hạn bằng các phương tiện vật lý, các quá trình vật lý hoặc bằng độ dự trữ an toàn, tốt nhất bằng cách sử dụng cấu hình hình học phù hợp;
b) Thuận tiện cho việc kiểm tra nhiên liệu;
c) Thuận tiện cho việc bảo trì, kiểm tra định kỳ các bộ phận quan trọng về an toàn;
d) Ngăn ngừa nhiên liệu bị hư hại;
đ) Ngăn ngừa nhiên liệu bị rơi khi vận chuyển;
e) Có ký hiệu nhận dạng cho từng bó nhiên liệu;
g) Có biện pháp bảo vệ bức xạ;
h) Có quy trình vận hành phù hợp và hệ thống kiểm toán, kiểm soát nhiên liệu hạt nhân.
5. Hệ thống xử lý và lưu giữ nhiên liệu đã qua sử dụng phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Cho phép tải nhiệt từ nhiên liệu trong mọi tình huống;
b) Ngăn ngừa ứng suất quá mức quy định đối với thanh hoặc bó nhiên liệu;
c) Ngăn ngừa khả năng rơi nhiên liệu khi vận chuyển;
d) Ngăn ngừa khả năng rơi các vật nặng khác gây hư hại cho nhiên liệu;
đ) Lưu giữ an toàn các thanh nhiên liệu hoặc bó nhiên liệu bị hư hại hoặc nghi ngờ bị hư hại;
e) Kiểm soát lượng chất hấp thụ nơtron hòa tan trong nước nếu sử dụng chất này để giữ trạng thái an toàn dưới tới hạn;
g) Dễ dàng trong việc bảo trì, tháo dỡ thiết bị xử lý và lưu giữ nhiên liệu;
h) Dễ dàng trong việc tẩy xạ thiết bị, khu vực xử lý và lưu giữ nhiên liệu;
i) Có sức chứa phù hợp cho toàn bộ nhiên liệu được lấy ra từ vùng hoạt theo kế hoạch quản lý vùng hoạt dự kiến;
k) Dễ dàng trong việc vận chuyển nhiên liệu ra khỏi nơi lưu giữ và cho việc chuẩn bị trước khi vận chuyển nhiên liệu ra khỏi nhà máy.
6. Đối với NMĐHN sử dụng bể nước để lưu giữ nhiên liệu, trong thiết kế phải có các giải pháp kỹ thuật sau đây:
a) Kiểm soát nhiệt độ, tính chất hóa học, hoạt độ của nước để xử lý hoặc lưu giữ nhiên liện đã qua sử dụng;
b) Theo dõi, kiểm soát mức nước trong bể và các biện pháp phát hiện rò rỉ;
c) Ngăn ngừa khả năng phơi trần của thanh nhiên liệu và bó nhiên liệu trong bể do vỡ đường ống.
Thông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Điều 4. Yêu cầu chung về thiết kế NMĐHN
- Điều 5. Bảo đảm chức năng an toàn chính
- Điều 6. Bảo vệ bức xạ
- Điều 7. Yêu cầu bảo vệ nhiều lớp
- Điều 8. Sự cố khởi phát giả định
- Điều 9. Nguy hại bên trong và bên ngoài
- Điều 10. Sự cố trong thiết kế
- Điều 11. Sự cố ngoài thiết kế
- Điều 12. Phân nhóm an toàn
- Điều 13. Giới hạn thiết kế
- Điều 14. Quy định về quá trình thiết kế
- Điều 15. Tiêu chí an toàn trong thiết kế
- Điều 16. Thiết kế các hạng mục quan trọng về an toàn
- Điều 17. Hệ thống an toàn
- Điều 18. Tương hỗ của an toàn với an ninh và thanh sát
- Điều 19. Giới hạn và điều kiện vận hành an toàn
- Điều 20. Hiệu chuẩn, thử nghiệm, bảo trì, sửa chữa, thay thế, kiểm tra và theo dõi các hạng mục quan trọng về an toàn
- Điều 21. Bảo đảm chất lượng các hạng mục quan trọng về an toàn
- Điều 22. Quản lý lão hóa
- Điều 23. Thiết kế tối ưu cho thao tác của nhân viên vận hành
- Điều 24. Yêu cầu đối với hệ thống lưu giữ vật liệu phân hạch và chất phóng xạ
- Điều 25. Yêu cầu đối với việc quản lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ NMĐHN
- Điều 26. Hệ thống hỗ trợ hệ thống an toàn
- Điều 27. Yêu cầu đối với lối thoát hiểm
- Điều 28. Yêu cầu đối với hệ thống liên lạc
- Điều 29. Yêu cầu đối với ra vào NMĐHN và ngăn chặn các hành vi trái phép
- Điều 30. Yêu cầu đối với thanh nhiên liệu và bó nhiên liệu
- Điều 31. Yêu cầu đối với khả năng làm mát và hoạt động của thanh điều khiển
- Điều 32. Kiểm soát nơtron trong vùng hoạt lò phản ứng
- Điều 33. Dừng lò phản ứng
- Điều 34. Yêu cầu đối với hệ thống làm mát lò phản ứng
- Điều 35. Bảo vệ quá áp cho biên chịu áp chất làm mát
- Điều 36. Kiểm soát chất làm mát lò phản ứng
- Điều 37. Tải nhiệt dư từ vùng hoạt lò phản ứng
- Điều 38. Làm mát khẩn cấp vùng hoạt lò phản ứng
- Điều 39. Tải nhiệt tới môi trường tản nhiệt cuối cùng
- Điều 40. Tính năng hệ thống boong-ke lò
- Điều 41. Kiểm soát phát tán phóng xạ từ boong-ke lò
- Điều 42. Cô lập boong-ke lò
- Điều 43. Lối ra vào boong-ke lò
- Điều 44. Kiểm soát các điều kiện trong boong-ke lò
- Điều 45. Hệ thống đo đạc
- Điều 46. Hệ thống điều khiển
- Điều 47. Hệ thống bảo vệ
- Điều 48. Độ tin cậy và khả năng kiểm tra hệ thống đo đạc và điều khiển
- Điều 49. Sử dụng các thiết bị hoạt động dựa trên máy tính trong hệ thống quan trọng về an toàn
- Điều 50. Phân cách hệ thống bảo vệ và hệ thống điều khiển
- Điều 51. Phòng điều khiển
- Điều 52. Phòng điều khiển phụ
- Điều 53. Trung tâm điều hành khẩn cấp
- Điều 55. Khả năng đáp ứng của hệ thống hỗ trợ và hệ thống phụ trợ
- Điều 56. Hệ thống tải nhiệt
- Điều 57. Hệ thống lấy mẫu quá trình và lấy mẫu sau sự cố
- Điều 58. Hệ thống khí nén
- Điều 59. Hệ thống điều hòa không khí và hệ thống thông gió
- Điều 60. Hệ thống phòng chống cháy
- Điều 61. Hệ thống chiếu sáng
- Điều 62. Thiết bị nâng hạ