Mục 4 Chương 3 Thông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Mục 4. HỆ THỐNG ĐO ĐẠC VÀ ĐIỀU KHIỂN
1. Hệ thống đo đạc phải đo được giá trị của các thông số chính có thể ảnh hưởng tới quá trình phân hạch, tính nguyên vẹn của vùng hoạt, hệ thống làm mát lò phản ứng và boong-ke lò để vận hành tin cậy và an toàn NMĐHN, xác định trạng thái NMĐHN khi xảy ra sự cố và đưa ra quyết định cho mục đích quản lý sự cố.
2. Thiết bị ghi đo phải cung cấp đủ thông tin để theo dõi tình trạng NMĐHN và diễn biến sự cố, dự báo nơi phát ra, lượng phóng xạ phát ra và để phân tích sau sự cố.
Hệ thống điều khiển phải có đủ độ tin cậy và phù hợp để giới hạn các biến quá trình liên quan trong dải vận hành đã được xác định.
1. Hệ thống bảo vệ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có khả năng phát hiện các điều kiện không an toàn và khởi động tự động hệ thống an toàn nhằm đạt được và duy trì điều kiện an toàn cho NMĐHN;
b) Có khả năng vượt trội để khắc phục các thao tác không an toàn đối với hệ thống điều khiển;
c) Có khả năng khôi phục điều kiện an toàn của NMĐHN kể cả khi xảy ra trường hợp bản thân hệ thống bảo vệ có hư hỏng;
d) Có khả năng kích hoạt hoạt động của hệ thống an toàn, duy trì các hoạt động tự động trong khoảng thời gian hợp lý sau khi xuất hiện bất thường hoặc khi có sự cố, trước khi cần có sự can thiệp của nhân viên vận hành;
đ) Cung cấp thông tin cho nhân viên vận hành để có thể theo dõi ảnh hưởng của các hành động tự động.
2. Có thiết kế ngăn ngừa hành động của nhân viên vận hành làm tổn hại đến tính hiệu quả của hệ thống bảo vệ, nhưng không cản trở hành động đúng của nhân viên vận hành khi xảy ra sự cố.
Điều 48. Độ tin cậy và khả năng kiểm tra hệ thống đo đạc và điều khiển
1. Thiết kế hệ thống đo đạc và điều khiển cho các hạng mục quan trọng về an toàn có độ tin cậy cao và có khả năng kiểm tra định kỳ tương xứng với chức năng an toàn của hạng mục đó.
2. Hệ thống đo đạc và điều khiển phải được thiết kế để thuận tiện cho việc kiểm tra, tự động thông báo lỗi hệ thống, tự động khắc phục lỗi; có tính đa dạng về chức năng và nguyên lý vận hành, nhằm bảo toàn chức năng an toàn trong mọi tình huống.
3. Hệ thống an toàn phải được thiết kế nhằm cho phép kiểm tra định kỳ chức năng của hệ thống, kể cả khi NMĐHN đang vận hành, bao gồm khả năng kiểm tra độc lập các kênh để phát hiện sai hỏng và để bảo toàn tính dự phòng; cho phép thực hiện kiểm tra chức năng các thiết bị cảm biến, tín hiệu đầu vào, cơ cấu khởi động và màn hình hiển thị.
4. Khi dừng hoạt động của hệ thống an toàn hoặc một bộ phận của hệ thống an toàn để kiểm tra, phải đưa ra các chỉ thị rõ ràng về việc dừng để kiểm tra này.
Điều 49. Sử dụng các thiết bị hoạt động dựa trên máy tính trong hệ thống quan trọng về an toàn
1. Nếu hệ thống quan trọng về an toàn phụ thuộc vào thiết bị hoạt động dựa trên máy tính, thì phải có quy định cho việc cải tiến và thử nghiệm phần cứng, phần mềm máy tính trong suốt vòng đời của hệ thống, đặc biệt liên quan tới quy trình cải tiến phần mềm. Phải có hệ thống quản lý chất lượng cho toàn bộ quy trình cải tiến đó.
2. Các thiết bị hoạt động dựa trên máy tính trong các hệ thống an toàn và các hệ thống liên quan tới an toàn phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Sử dụng phần cứng và phần mềm chất lượng cao, tương ứng với mức độ quan trọng của hệ thống đối với an toàn;
b) Lập hồ sơ một cách hệ thống toàn bộ quy trình thiết kế, bao gồm kiểm soát, kiểm tra và vận hành thử khi thay đổi thiết kế. Hồ sơ này phải thường xuyên được rà soát;
c) Được các chuyên gia đánh giá một cách độc lập với nhóm thiết kế và nhà cung cấp để bảo đảm độ tin cậy cao;
d) Áp dụng nguyên tắc thiết kế đa dạng đối với thiết bị quan trọng đối với an toàn mà độ tin cậy cao của chúng lại không luận cứ được rõ ràng;
đ) Xem xét đến các sai hỏng cùng nguyên nhân bắt nguồn từ phần mềm máy tính;
e) Được bảo vệ chống lại khả năng hư hỏng khi có nhiễu khi vận hành hệ thống hoặc khi có sự cố.
Điều 50. Phân cách hệ thống bảo vệ và hệ thống điều khiển
1. Phải thiết kế hệ thống bảo vệ và hệ thống điều khiển độc lập về chức năng, ngăn ngừa ảnh hưởng giữa chúng bằng các biện pháp phân cách.
2. Nếu hệ thống bảo vệ và hệ thống điều khiển sử dụng chung tín hiệu thì các tín hiệu phải được phân nhóm như là bộ phận của hệ thống bảo vệ. Việc phân cách hai hệ thống trong trường hợp này phải được luận cứ rõ ràng.
1. Thiết kế phòng điều khiển phải bảo đảm có thể vận hành an toàn tự động hoặc bằng tay trong tất cả các trạng thái vận hành của NMĐHN và phải có các biện pháp để duy trì NMĐHN ở trạng thái an toàn hoặc đưa NMĐHN trở về trạng thái an toàn sau các bất thường và tình trạng sự cố.
2. Phải có tường chắn và các biện pháp ngăn cách phù hợp giữa phòng điều khiển và môi trường bên ngoài. Phải cung cấp đầy đủ thông tin để bảo vệ nhân viên làm việc tại phòng điều khiển khỏi các nguy hại khi xảy ra sự cố, như mức phóng xạ cao, phát tán chất phóng xạ, cháy nổ hoặc lan tỏa khí độc.
3. Phân tích các sự cố bên trong và bên ngoài phòng điều khiển có thể ảnh hưởng tới hoạt động liên tục của phòng điều khiển và có các biện pháp thực tế hợp lý để giảm thiểu hậu quả của các sự cố khi chúng xảy ra.
1. Phải có phòng điều khiển phụ với các thiết bị đo đạc và điều khiển được phân cách về vật lý, điện và chức năng đối với phòng điều khiển quy định tại
2. Phòng điều khiển phụ phải có khả năng duy trì trạng thái dừng lò an toàn, tải nhiệt dư và giám sát sự thay đổi của các thông số khi mất khả năng thực hiện các chức năng có liên quan trong phòng điều khiển chính.
3. Áp dụng các yêu cầu về bảo vệ nhân viên được quy định tại Khoản 2 Điều 51 cho phòng điều khiển phụ.
Điều 53. Trung tâm điều hành khẩn cấp
1. NMĐHN phải có trung tâm điều hành khẩn cấp tại địa điểm, tách riêng với phòng điều khiển chính và phòng điều khiển phụ.
2. Thông tin về các thông số quan trọng trong NMĐHN, các điều kiện phóng xạ tại NMĐHN và môi trường xung quanh phải được hiển thị tại trung tâm.
3. Trang bị cho trung tâm các phương tiện thông tin liên lạc với phòng điều khiển chính, phòng điều khiển phụ, các vị trí quan trọng khác trong NMĐHN và liên lạc với các đơn vị ứng phó khẩn cấp.
4. Thực hiện các biện pháp bảo vệ nhân viên làm việc tại trung tâm trong thời gian dài khỏi các nguy hiểm khi có sự cố.
5. Có các hệ thống, thiết bị và các điều kiện cần thiết tại trung tâm, cho phép kéo dài thời gian làm việc của nhân viên ứng phó khẩn cấp.
Thông tư 30/2012/TT-BKHCN quy định yêu cầu về an toàn hạt nhân đối với thiết kế nhà máy điện hạt nhân do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: 30/2012/TT-BKHCN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 28/12/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Lê Đình Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 39 đến số 40
- Ngày hiệu lực: 11/02/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Yêu cầu chung về thiết kế NMĐHN
- Điều 5. Bảo đảm chức năng an toàn chính
- Điều 6. Bảo vệ bức xạ
- Điều 7. Yêu cầu bảo vệ nhiều lớp
- Điều 8. Sự cố khởi phát giả định
- Điều 9. Nguy hại bên trong và bên ngoài
- Điều 10. Sự cố trong thiết kế
- Điều 11. Sự cố ngoài thiết kế
- Điều 12. Phân nhóm an toàn
- Điều 13. Giới hạn thiết kế
- Điều 14. Quy định về quá trình thiết kế
- Điều 15. Tiêu chí an toàn trong thiết kế
- Điều 16. Thiết kế các hạng mục quan trọng về an toàn
- Điều 17. Hệ thống an toàn
- Điều 18. Tương hỗ của an toàn với an ninh và thanh sát
- Điều 19. Giới hạn và điều kiện vận hành an toàn
- Điều 20. Hiệu chuẩn, thử nghiệm, bảo trì, sửa chữa, thay thế, kiểm tra và theo dõi các hạng mục quan trọng về an toàn
- Điều 21. Bảo đảm chất lượng các hạng mục quan trọng về an toàn
- Điều 22. Quản lý lão hóa
- Điều 23. Thiết kế tối ưu cho thao tác của nhân viên vận hành
- Điều 24. Yêu cầu đối với hệ thống lưu giữ vật liệu phân hạch và chất phóng xạ
- Điều 25. Yêu cầu đối với việc quản lý chất thải phóng xạ và tháo dỡ NMĐHN
- Điều 26. Hệ thống hỗ trợ hệ thống an toàn
- Điều 27. Yêu cầu đối với lối thoát hiểm
- Điều 28. Yêu cầu đối với hệ thống liên lạc
- Điều 29. Yêu cầu đối với ra vào NMĐHN và ngăn chặn các hành vi trái phép
- Điều 30. Yêu cầu đối với thanh nhiên liệu và bó nhiên liệu
- Điều 31. Yêu cầu đối với khả năng làm mát và hoạt động của thanh điều khiển
- Điều 32. Kiểm soát nơtron trong vùng hoạt lò phản ứng
- Điều 33. Dừng lò phản ứng
- Điều 34. Yêu cầu đối với hệ thống làm mát lò phản ứng
- Điều 35. Bảo vệ quá áp cho biên chịu áp chất làm mát
- Điều 36. Kiểm soát chất làm mát lò phản ứng
- Điều 37. Tải nhiệt dư từ vùng hoạt lò phản ứng
- Điều 38. Làm mát khẩn cấp vùng hoạt lò phản ứng
- Điều 39. Tải nhiệt tới môi trường tản nhiệt cuối cùng
- Điều 40. Tính năng hệ thống boong-ke lò
- Điều 41. Kiểm soát phát tán phóng xạ từ boong-ke lò
- Điều 42. Cô lập boong-ke lò
- Điều 43. Lối ra vào boong-ke lò
- Điều 44. Kiểm soát các điều kiện trong boong-ke lò
- Điều 45. Hệ thống đo đạc
- Điều 46. Hệ thống điều khiển
- Điều 47. Hệ thống bảo vệ
- Điều 48. Độ tin cậy và khả năng kiểm tra hệ thống đo đạc và điều khiển
- Điều 49. Sử dụng các thiết bị hoạt động dựa trên máy tính trong hệ thống quan trọng về an toàn
- Điều 50. Phân cách hệ thống bảo vệ và hệ thống điều khiển
- Điều 51. Phòng điều khiển
- Điều 52. Phòng điều khiển phụ
- Điều 53. Trung tâm điều hành khẩn cấp
- Điều 55. Khả năng đáp ứng của hệ thống hỗ trợ và hệ thống phụ trợ
- Điều 56. Hệ thống tải nhiệt
- Điều 57. Hệ thống lấy mẫu quá trình và lấy mẫu sau sự cố
- Điều 58. Hệ thống khí nén
- Điều 59. Hệ thống điều hòa không khí và hệ thống thông gió
- Điều 60. Hệ thống phòng chống cháy
- Điều 61. Hệ thống chiếu sáng
- Điều 62. Thiết bị nâng hạ