Điều 10 Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 10. Thị sát hiện trường lần đầu
Sau khi xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý điểm đen, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông, tiến hành thị sát hiện trường lần đầu để:
1. Đối chiếu, bổ sung các đặc trưng của hiện trường: nút giao thông, tổ chức giao thông, các đặc trưng khác (tầm nhìn, bán kính đường cong, độ nhám mặt đường, độ dốc siêu cao, các yếu tố khác) và hiện trạng hành lang an toàn đường bộ, hiện trạng bên ngoài hành lang an toàn đường bộ.
2. Phác họa sơ đồ, chụp ảnh hiện trường.
3. Xác định lưu lượng, thành phần xe, tình trạng giao thông và người đi bộ.
4. Điều tra về tình hình thời tiết, khí hậu và các yếu tố môi trường khác có ảnh hưởng đến an toàn giao thông.
5. Điều tra, đánh giá chung về trình độ nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người dân trong khu vực.
Thông tư 26/2012/TT-BGTVT quy định việc xác định và xử lý vị trí nguy hiểm trên đường bộ đang khai thác do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 26/2012/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/07/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 487 đến số 488
- Ngày hiệu lực: 15/09/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Tiêu chí xác định điểm đen
- Điều 5. Tiêu chí xác định điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
- Điều 6. Hồ sơ điểm đen
- Điều 7. Hồ sơ điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông
- Điều 8. Trình tự xử lý
- Điều 9. Xác định và sơ bộ xếp hạng ưu tiên xử lý
- Điều 10. Thị sát hiện trường lần đầu
- Điều 11. Phân tích và sơ bộ xác định nguyên nhân
- Điều 12. Nghiên cứu hiện trường lần hai để xác định nguyên nhân
- Điều 13. Lựa chọn biện pháp khắc phục
- Điều 14. Xác định cơ quan chịu trách nhiệm xử lý
- Điều 15. Thực hiện xử lý điểm đen và điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông.
- Điều 16. Theo dõi và đánh giá kết quả xử lý