Mục 2 Chương 2 Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 13. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Chủ cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính.
2. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật gồm:
a) Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bản mô tả thông tin về cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Đối với trường hợp cơ sở chưa đạt yêu cầu theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 16, chủ cơ sở gửi báo cáo khắc phục sai lỗi đến Cơ quan thú y theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 14. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cơ quan thú y tiếp nhận và thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo cho chủ cơ sở về kế hoạch đánh giá thực tế tại cơ sở. Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan thú y thông báo bằng văn bản cho chủ cơ sở để hoàn thiện.
2. Đối với trường hợp quy định tại
Điều 15. Tổ chức đánh giá cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày thẩm định xong nội dung của hồ sơ, Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá và thực hiện đánh giá tại cơ sở theo quy định tại
2. Thành phần Đoàn đánh giá gồm:
a) Trưởng đoàn: Là lãnh đạo cấp phòng trở lên của Cơ quan thú y;
b) Thành viên: Là lãnh đạo, cán bộ chuyên môn cấp phòng của Cơ quan thú y và các đơn vị khác có liên quan.
3. Số lượng thành viên tham gia Đoàn đánh giá: Không quá 05 người.
Điều 16. Nội dung đánh giá tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Đánh giá mức độ đáp ứng các quy định tại các
2. Kiểm tra việc quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc theo quy định tại
3. Kiểm tra kiến thức và thực hành của người phụ trách thú y tại cơ sở về các dấu hiệu để nhận biết dịch bệnh, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, xử lý tình huống khi xuất hiện dịch bệnh động vật tại cơ sở.
4. Trong quá trình đánh giá tại cơ sở, nếu phát hiện động vật có dấu hiệu nghi mắc bệnh hoặc cơ sở không đảm bảo điều kiện an toàn sinh học, Đoàn đánh giá thực hiện lấy mẫu để xét nghiệm theo quy định tại điểm a hoặc
5. Tại thời điểm kết thúc việc kiểm tra, đánh giá tại cơ sở, Đoàn đánh giá:
a) Lập biên bản theo mẫu tại Phụ lục VII (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật trên cạn) hoặc Phụ lục X (đối với kiểm tra, đánh giá cơ sở đăng ký an toàn dịch bệnh động vật thủy sản) ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Thông báo kết quả đánh giá cho chủ cơ sở, đồng thời báo cáo kết quả đánh giá bằng văn bản cho lãnh đạo Cơ quan thú y;
c) Thống nhất với cơ sở về thời gian, nội dung khắc phục sai lỗi với các trường hợp chưa đạt yêu cầu.
6. Trường hợp xảy ra thiên tai, dịch bệnh lây lan sang người hoặc dịch bệnh động vật nguy hiểm phải công bố dịch theo quy định của pháp luật về thú y
a) Đoàn đánh giá áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến đối với cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện (máy tính, đường truyền internet, ứng dụng phần mềm, máy ghi âm, ghi hình). Cơ quan thú y cấp, cấp lại Giấy chứng nhận đối với cơ sở đạt yêu cầu theo quy định;
b) Chủ cơ sở chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, dữ liệu, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho Đoàn đánh giá;
c) Trường hợp cần thiết, Cơ quan thú y tổ chức đánh giá trực tiếp tại cơ sở sau khi thiên tai, dịch bệnh đã được kiểm soát theo quy định của pháp luật;
d) Tạm hoãn tối đa 06 tháng hoạt động đánh giá định kỳ theo quy định tại
Điều 17. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc đánh giá tại cơ sở hoặc kể từ ngày nhận kết quả xét nghiệm bệnh theo quy định tại
a) Cơ quan thú y cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở đạt yêu cầu và bổ sung tên cơ sở vào danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật;
b) Cơ quan thú y có văn bản trả lời nêu rõ lý do với trường hợp cơ sở có kết quả đánh giá không đạt yêu cầu.
2. Mẫu Giấy chứng nhận
a) Cục Thú y cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 1 của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo yêu cầu của nước nhập khẩu;
b) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh cấp Giấy chứng nhận theo mẫu quy định tại mục 2 của Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp cơ sở thay đổi địa điểm chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản phải thực hiện các kế hoạch an toàn sinh học, giám sát dịch bệnh và ứng phó dịch bệnh theo quy định tại các
Điều 18. Hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Giấy chứng nhận có hiệu lực 05 năm kể từ ngày cấp.
2. Giấy chứng nhận hết hiệu lực thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Sau 05 năm kể từ ngày cấp;
b) Cơ sở bị giải thể hoặc không còn hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản đối với loại động vật đã được công nhận an toàn dịch bệnh;
c) Xảy ra bệnh hoặc phát hiện tác nhân gây bệnh đã được công nhận an toàn tại cơ sở;
d) Không thực hiện các biện pháp duy trì điều kiện cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại
đ) Cung cấp hồ sơ, dữ liệu không chính xác theo quy định tại
3. Cơ quan thú y đưa tên cơ sở ra khỏi danh sách cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với các cơ sở quy định tại khoản 2 Điều này.
Điều 19. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Cơ quan thú y thực hiện việc cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật đối với các trường hợp sau:
a) Cơ sở có Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại
b) Cơ sở có Giấy chứng nhận vẫn còn hiệu lực nhưng bị hỏng, thất lạc hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin về cơ sở trên Giấy chứng nhận;
c) Cơ sở quy định tại
d) Cơ sở quy định tại
2. Trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
a) Chủ cơ sở đăng ký cấp lại Giấy nhận an toàn dịch bệnh động vật nộp 01 bộ hồ sơ đến Cơ quan thú y theo một trong các hình thức: Trực tiếp hoặc qua dịch vụ công trực tuyến hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính. Cơ sở thuộc trường hợp quy định tại
b) Hồ sơ đăng ký cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật bao gồm: Đơn đăng ký theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này và báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với cơ sở quy định tại điểm c khoản 1 Điều này), báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với cơ sở quy định tại điểm d khoản 1 Điều này);
c) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, căn cứ kết quả đánh giá định kỳ hàng năm hoặc báo cáo khắc phục sai lỗi (đối với trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này) hoặc báo cáo xử lý dịch bệnh và kết quả giám sát dịch bệnh (đối với trường hợp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này), Cơ quan thú y thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận cho cơ sở. Trường hợp không cấp lại, Cơ quan thú y trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Mẫu Giấy chứng nhận được cấp lại: Theo quy định tại
4. Hiệu lực của Giấy chứng nhận được cấp lại
a) Đối với trường hợp Giấy chứng nhận hết hiệu lực theo quy định tại điểm a và điểm d khoản 1 Điều này, hiệu lực của Giấy chứng nhận là 05 năm kể từ ngày cấp lại;
b) Đối với trường hợp quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này thì hiệu lực của Giấy chứng nhận được giữ nguyên như Giấy chứng nhận đã được cấp trước đó.
Điều 20. Đánh giá định kỳ, đột xuất cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
1. Đánh giá định kỳ
Định kỳ hằng năm, theo kế hoạch quy định tại
a) Theo quy định tại
b) Kết quả xét nghiệm bệnh của phòng thử nghiệm theo quy định tại khoản 6
2. Đánh giá đột xuất
Cơ quan thú y thành lập Đoàn đánh giá khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Phát hiện cơ sở an toàn dịch bệnh có nguy cơ phát sinh, lây lan dịch bệnh;
b) Theo yêu cầu của nước nhập khẩu (đối với các trường hợp cơ sở an toàn dịch bệnh phục vụ xuất khẩu hoặc hỗn hợp);
c) Theo chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên.
3. Kết quả kiểm tra, đánh giá định kỳ tại cơ sở an toàn dịch bệnh được thể hiện trong Biên bản kiểm tra của Đoàn đánh giá. Các trường hợp kiểm tra không đạt yêu cầu, Cơ quan thú y phải có thông báo bằng văn bản trong đó ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thành khắc phục sai lỗi.
4. Trường hợp thiên tai, dịch bệnh thực hiện đánh giá theo quy định tại
Điều 21. Duy trì điều kiện của cơ sở sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật
1. Duy trì điều kiện đối với cơ sở an toàn dịch bệnh theo quy định tại
2. Thực hiện các quy định về phòng, chống dịch bệnh tại cơ sở theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và hướng dẫn của Cơ quan thú y.
3. Duy trì thực hiện kế hoạch an toàn sinh học theo quy định tại
4. Quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc động vật, vật tư đầu vào cơ sở theo quy định tại
Thông tư 24/2022/TT-BNNPTNT quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 24/2022/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phùng Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Cơ quan thẩm định và cấp Giấy chứng nhận cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 4. Quyền lợi của cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh
- Điều 5. Kế hoạch an toàn sinh học
- Điều 6. Kế hoạch giám sát dịch bệnh
- Điều 7. Lấy mẫu và xét nghiệm mẫu
- Điều 8. Kế hoạch ứng phó dịch bệnh
- Điều 9. Cơ sở, vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật phục vụ xuất khẩu
- Điều 10. Điều kiện được công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 11. Tình trạng dịch bệnh tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn toàn dịch bệnh
- Điều 12. Quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc
- Điều 13. Hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 14. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 15. Tổ chức đánh giá cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 16. Nội dung đánh giá tại cơ sở đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 17. Cấp Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 18. Hiệu lực Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 19. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 20. Đánh giá định kỳ, đột xuất cơ sở an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 21. Duy trì điều kiện của cơ sở sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 22. Điều kiện được công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 23. Tình trạng dịch bệnh trong vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 24. Quản lý thông tin, dữ liệu và hệ thống truy xuất nguồn gốc
- Điều 25. Hoạt động thú y trong vùng đăng ký an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 26. Hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 27. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký công nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 28. Tổ chức đánh giá vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 29. Nội dung đánh giá tại vùng đăng ký công nhận an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 30. Cấp Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 31. Hiệu lực Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 32. Cấp lại Giấy chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 33. Đánh giá định kỳ, đột xuất tại vùng an toàn dịch bệnh động vật
- Điều 34. Duy trì điều kiện của vùng sau khi được cấp Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh động vật