Điều 49 Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 49. Biện pháp khấu trừ số thuế khoán
Trường hợp một đối tượng cư trú của Việt Nam có thu nhập và phải nộp thuế tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam (theo mức thuế được miễn hoặc giảm như một ưu đãi đặc biệt), nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện Biện pháp khấu trừ số thuế khoán thì khi đối tượng cư trú đó kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam và số tiền thuế khoán sẽ được khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Số thuế khoán là số thuế lẽ ra đối tượng cư trú của Việt Nam phải nộp tại Nước ký kết Hiệp định với Việt Nam trên khoản thu nhập phát sinh tại Nước ký kết đó, nhưng theo quy định tại luật của Nước ký kết đó được miễn hoặc giảm như một biện pháp ưu đãi đặc biệt.
Việc khấu trừ thuế thực hiện theo các nguyên tắc dưới đây:
a) Thuế đã nộp hoặc coi như đã nộp ở Nước ký kết được khấu trừ phải là sắc thuế được quy định tại Hiệp định;
b) Số thuế được khấu trừ không vượt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nước ký kết theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam;
c) Số thuế đã nộp ở Nước ký kết được khấu trừ là số thuế phát sinh trong thời gian thuộc năm tính thuế tại Việt Nam.
Ví dụ 71: Công ty Q của Việt Nam có một cơ sở thường trú tại U-dơ-bê-ki-xtăng. Trong năm 2010, cơ sở thường trú này được xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng, khoản thu nhập này được miễn thuế như một biện pháp ưu đãi đặc biệt (trường hợp không được miễn, sẽ phải nộp thuế với mức thuế suất 33%). Công ty Q có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam theo mức thuế suất hiện hành (25%). Theo quy định tại Hiệp định giữa Việt Nam và U-dơ-bê-ki-xtăng (Khoản 5, Điều 24: Xoá bỏ việc đánh thuế hai lần), Việt Nam có nghĩa vụ khấu trừ số thuế khoán (tức là số thuế đáng ra đã phải nộp nhưng được miễn tại U-dơ-bê-ki-xtăng). Trong trường hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ số thuế khoán của Công ty Q ở Việt Nam như sau:
- Xác định số thuế khoán tại U-dơ-bê-ki-xtăng (theo Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng):
100.000 đô la Mỹ x 33% = 33.000 đô la Mỹ
- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo quy định pháp luật hiện hành về thuế ở Việt Nam):
100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ
Như vậy, Công ty Q trên thực tế không phải nộp thuế nhưng được coi như đã nộp 25.000 đô la Mỹ (trong tổng số 33.000 đô la Mỹ tính theo luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng trước khi được hưởng ưu đãi) và được trừ số thuế này vào thuế phải nộp tại Việt Nam (tức là không phải nộp thuế tại Việt Nam).
Thông tư 205/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nước và vùng lãnh thổ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 205/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 24/12/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 127 đến số 128
- Ngày hiệu lực: 06/02/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Đối tượng áp dụng
- Điều 2. Các loại thuế áp dụng
- Điều 3. Miễn trừ đối với các thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng Hiệp định
- Điều 5. Áp dụng Hiệp định, luật thuế và các luật có liên quan
- Điều 6. Một số trường hợp từ chối áp dụng Hiệp định trên cơ sở nguyên tắc hưởng lợi Hiệp định
- Điều 7. Thủ tục giải quyết khiếu nại theo Hiệp định
- Điều 10. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động kinh doanh
- Điều 11. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động kinh doanh
- Điều 12. Định nghĩa vận tải quốc tế
- Điều 13. Xác định đối tượng thực hưởng Hiệp định đối với thu nhập từ vận tải quốc tế
- Điều 14. Xác định thu nhập từ vận tải quốc tế
- Điều 15. Định nghĩa tiền lãi cổ phần
- Điều 16. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần
- Điều 17. Xác định đối tượng thực hưởng Hiệp định đối với thu nhập từ tiền lãi cổ phần
- Điều 18. Định nghĩa lãi từ tiền cho vay
- Điều 19. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ lãi tiền cho vay
- Điều 20. Xác định đối tượng thực hưởng Hiệp định đối với thu nhập từ lãi tiền cho vay
- Điều 21. Định nghĩa tiền bản quyền
- Điều 22. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền bản quyền
- Điều 23. Xác định đối tượng thực hưởng Hiệp định đối với thu nhập từ tiền bản quyền
- Điều 24. Định nghĩa phí dịch vụ kỹ thuật
- Điều 25. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ dịch vụ kỹ thuật
- Điều 26. Định nghĩa thu nhập từ chuyển nhượng tài sản
- Điều 27. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng tài sản
- Điều 28. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập
- Điều 29. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ hoạt động dịch vụ cá nhân độc lập
- Điều 30. Định nghĩa thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc
- Điều 31. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ dịch vụ cá nhân phụ thuộc
- Điều 32. Định nghĩa thu nhập từ thù lao giám đốc
- Điều 33. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ thù lao giám đốc
- Điều 34. Định nghĩa thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên
- Điều 35. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ các hoạt động biểu diễn của nghệ sĩ và vận động viên
- Điều 36. Định nghĩa thu nhập từ tiền lương hưu
- Điều 37. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập từ tiền lương hưu
- Điều 38. Định nghĩa thu nhập từ hoạt động phục vụ Chính phủ
- Điều 39. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập tiền lương từ hoạt động phục vụ Chính phủ
- Điều 40. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập tiền lương hưu từ hoạt động phục vụ Chính phủ
- Điều 41. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập tiền lương và tiền lương hưu từ hoạt động kinh doanh của Chính phủ
- Điều 42. Định nghĩa thu nhập của sinh viên, thực tập sinh và học sinh học nghề
- Điều 43. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập của sinh viên, thực tập sinh và học sinh học nghề
- Điều 44. Định nghĩa thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu
- Điều 45. Xác định nghĩa vụ thuế đối với thu nhập của giáo viên, giáo sư và người nghiên cứu
- Điều 48. Biện pháp khấu trừ thuế
- Điều 49. Biện pháp khấu trừ số thuế khoán
- Điều 50. Biện pháp khấu trừ gián tiếp