Chương 3 Thông tư 19/2013/TT-BGTVT quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 20. Phạm vi điều chỉnh Chương III của Thông tư
1. Các quy định tại Chương này phải được áp dụng trong mọi điều kiện thời tiết.
2. Các điều quy định về đèn phải được áp dụng từ khi mặt trời lặn đến khi mặt trời mọc và trong suốt khoảng thời gian này tàu thuyền không được trưng các đèn khác có thể gây nhầm lẫn với các đèn quy định tại Điều này hoặc làm giảm tầm nhìn xa hoặc gây ảnh hưởng đến đặc tính riêng biệt hoặc gây trở ngại cho việc cảnh giới thích đáng.
3. Những đèn quy định tại Thông tư này cũng có thể được trưng từ lúc mặt trời mọc đến lúc mặt trời lặn khi tầm nhìn xa bị hạn chế hoặc trong các trường hợp khác xét thấy cần thiết.
4. Các điều liên quan đến dấu hiệu phải được áp dụng vào ban ngày.
5. Các đèn và dấu hiệu quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này thực hiện theo các yêu cầu tại Phụ lục I của Thông tư này.
1. "Đèn cột" là một đèn trắng đặt lên mặt phẳng trục dọc của tàu thuyền, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời 225° và bố trí sao cho chiếu sáng thẳng từ hướng phía trước mũi tàu đến 22,5° sau đường trục ngang của mỗi mạn.
2. "Đèn mạn" là một đèn xanh lục đặt ở mạn phải và một đèn đỏ đặt ở mạn trái, mỗi đèn chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời 112,5° và bố trí sao cho chiếu sáng thẳng từ hướng phía trước mũi tàu đến 22,5° sau đường trục ngang của mỗi mạn tương ứng.
Trên các tàu thuyền có chiều dài nhỏ hơn 20 mét, các đèn mạn có thể kết hợp thành một đèn kép hai màu đặt ở mặt phẳng trục dọc của tàu thuyền ấy.
3. "Đèn lái" là một đèn màu trắng đặt càng gần phía lái tàu thuyền càng tốt, chiếu sáng liên tục trong phạm vi một cung chân trời là 135° và bố trí sao cho chiếu sáng sang mỗi mạn là 67,5°.
4. "Đèn lai dắt" là một đèn vàng, có những đặc tính như đèn lái đã quy định tại khoản 3 Điều này.
5. "Đèn chiếu sáng khắp 4 phía" là một đèn chiếu sáng khắp vòng cung chân trời 360°.
6. "Đèn chớp" là một đèn có chớp đều theo chu kỳ 120 chớp hoặc nhiều hơn trong một phút.
Điều 22. Tầm nhìn xa của các đèn
Các đèn được mô tả tại các điều này phải có đủ cường độ ánh sáng quy định tại điểm 8 Phụ lục I của Thông tư này để các đèn đó có thể nhìn thấy ở những khoảng cách tối thiểu sau:
1. Trên các tàu thuyền có chiều dài từ 50 mét trở lên phải có:
a) Đèn cột 6 hải lý;
b) Đèn mạn 3 hải lý;
c) Đèn lái 3 hải lý;
d) Đèn lai dắt 3 hải lý;
đ) Đèn trắng, đỏ, xanh hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 3 hải lý.
2. Trên các tàu thuyền có chiều dài từ 12 mét trở lên nhưng nhỏ hơn 50 mét phải có:
a) Đèn cột 5 hải lý, nếu chiều dài của tàu thuyền nhỏ hơn 20 mét thì 3 hải lý;
b) Đèn mạn 2 hải lý;
c) Đèn lái 2 hải lý;
d) Đèn lai dắt 2 hải lý;
đ) Đèn trắng, đỏ, xanh lục hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 2 hải lý.
3. Trên các tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét phải có:
a) Đèn cột 2 hải lý;
b) Đèn mạn 1 hải lý;
c) Đèn lái 2 hải lý;
d) Đèn lai dắt 2 hải lý;
đ) Đèn trắng, đỏ, xanh lục hoặc đèn vàng chiếu sáng khắp 4 phía 2 hải lý.
4. Trên các tàu thuyền loại nhỏ khó phát hiện hoặc trên các vật bị lai phải có đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía 3 hải lý.
Điều 23. Tàu thuyền máy đang hành trình
1. Tàu thuyền máy đang hành trình phải trưng:
a) Đèn cột trước;
b) Đèn cột thứ hai ở phía sau cao hơn đèn cột phía trước. Tuy nhiên, tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét không nhất thiết phải mang đèn cột thứ hai;
c) Các đèn mạn;
d) Đèn lái.
2. Tàu thuyền chạy trên đệm không khí ở trạng thái không có lượng chiếm nước, đang hành trình, ngoài những đèn quy định tại khoản 1 Điều này còn phải trưng 1 đèn chớp vàng chiếu sáng khắp 4 phía.
3. Tàu đệm khí có cánh khi cất cánh, hạ cánh hoặc khi bay sát mặt nước, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, phải trưng 1 đèn chớp đỏ có cường độ ánh sáng cao, chiếu sáng khắp 4 phía.
4. Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12 mét:
a) Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12 mét có thể thay thế các đèn quy định tại khoản 1 Điều này bằng một đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía và các đèn mạn;
b) Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 7 mét và tốc độ của nó không quá 7 hải lý một giờ có thể thay thế các đèn được quy định tại khoản 1 Điều này bằng một đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía. Tàu thuyền loại này nếu có thể được trưng thêm các đèn mạn;
c) Tàu thuyền máy có chiều dài dưới 12 mét, nếu trong thực tế không cho phép lắp đặt đèn cột hoặc đèn trắng chiếu sáng khắp 4 phía ở mặt phẳng trục dọc của tàu, thì các đèn này có thể lắp đặt ở mặt phẳng tương đương với mặt trục dọc, miễn là các đèn mạn được kết hợp thành một đèn lắp đặt ở mặt phẳng trục dọc hoặc thực tế cho phép thì đặt cùng mặt phẳng của đèn cột hoặc đèn chiếu sáng khắp 4 phía.
Điều 24. Tàu thuyền lai kéo và lai đẩy
1. Tàu thuyền máy đang lai kéo phải trưng:
a) Thay thế đèn được quy định tại điểm a khoản 1 hoặc
b) Các đèn mạn;
c) Đèn lái;
d) Đèn lai dắt theo một đường thẳng đứng với đèn lái và trên đèn lái;
đ) Một dấu hiệu hình thoi treo nơi dễ nhìn thấy nhất nếu chiều dài của đoàn lai dài hơn 200 mét.
2. Khi tàu thuyền lai đẩy tàu thuyền khác phía trước mà chúng được ghép nối với tàu thuyền lai thành một khối vững chắc thì được xem như một tàu thuyền máy và phải trưng các đèn quy định tại
3. Tàu thuyền máy khi lai đẩy phía trước hoặc lai áp mạn tàu thuyền khác mà chúng không thành một đơn vị hỗn hợp vững chắc thì phải trưng:
a) Hai đèn cột trên một đường thẳng đứng thay cho các đèn quy định tại điểm a khoản 1 hoặc
b) Các đèn mạn;
c) Đèn lái.
4. Tàu thuyền máy phải áp dụng các quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này cũng phải tuân thủ các quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23.
5. Tàu thuyền hoặc vật bị lai, trừ các tàu thuyền quy định tại khoản 7 Điều này, phải trưng:
a) Các đèn mạn;
b) Đèn lái.
c) Một dấu hiệu hình thoi treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất nếu chiều dài của đoàn lai dài quá 200 mét.
6. Không kể số lượng tàu thuyền bị lai áp mạn hoặc bị lai đẩy là bao nhiêu trong một nhóm đều phải trưng đèn như một tàu thuyền:
a) Tàu thuyền bị lai đẩy phía trước, phải trưng các đèn mạn phía trước nếu không phải là một bộ phận của một đơn vị vững chắc;
b) Tàu thuyền bị lai áp mạn phải mang đèn lái và các đèn mạn phía mũi.
7. Tàu thuyền khó phát hiện hoặc vật bị lai hoặc sự kết hợp của các tàu thuyền như vậy, hoặc vật bị lai phải trưng:
a) Khi chiều rộng của chúng dưới 25 mét, một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía đặt ở phần sát phía trước thân tàu hoặc ở gần phía đó và một đèn trắng như vậy đặt ở sát phía lái tàu hoặc ở gần phía đó, trừ loại túi chất lỏng "túi hình trụ" không thể đặt đèn ở phần phía trước hoặc ở gần phía đó;
b) Khi chiều rộng của chúng từ 25 mét trở lên, thêm hai đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía bố trí ở hai điểm xa nhất của chiều rộng tàu thuyền hoặc gần ở vị trí đó;
c) Khi chiều dài của chúng lớn hơn 100 mét, thì phải thêm các đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía theo quy định tại điểm a và điểm b, nhưng khoảng cách giữa các đèn này không được vượt quá 100 mét.
d) Một dấu hiệu hình thoi treo ở phía tận cùng phía lái tàu hoặc vật bị lai cuối cùng hay đặt ở gần phía đó, và khi chiều dài của đoàn lai lớn hơn 200 mét thì thêm một dấu hiệu hình thoi treo ở vị trí dễ trông thấy nhất.
8. Khi tàu thuyền hoặc vật bị lai không thể trưng các đèn hoặc các dấu hiệu quy định tại khoản 5 hoặc khoản 7 Điều này thì phải dùng mọi biện pháp có thể được để chiếu sáng tàu thuyền hay vật bị lai hoặc ít nhất cũng phải báo hiệu được sự có mặt của tàu thuyền hoặc vật bị lai đó.
9. Khi tàu thuyền bình thường làm nhiệm vụ lai dắt nếu không thể mang các đèn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều này như khi tiến hành lai kéo tàu thuyền gặp nạn hoặc lai kéo tàu thuyền yêu cầu cứu trợ thì tàu thuyền lai không nhất thiết phải trưng các đèn này, nhưng phải áp dụng tất cả các biện pháp có thể thực hiện được để thể hiện mối liên hệ giữa tàu thuyền lai và tàu thuyền bị lai như đã quy định tại
Điều 25. Tàu thuyền buồm đang hành trình và thuyền chèo bằng tay
1. Tàu thuyền buồm đang hành trình phải trưng:
a) Các đèn mạn;
b) Đèn lái.
2. Tàu thuyền buồm chiều dài dưới 20 mét thì các đèn quy định tại khoản 1 Điều này có thể ghép thành một đèn ba màu đặt ở đỉnh cột hay gần cột buồm, nơi có thể nhìn thấy rõ nhất.
3. Tàu thuyền buồm đang hành trình ngoài những đèn quy định tại khoản 1 Điều này, có thể trưng ở đỉnh cột hoặc gần đỉnh cột buồm, nơi nhìn thấy rõ nhất hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía trên một đường thẳng đứng: Đèn đỏ trên, đèn xanh lục ở dưới, nhưng những đèn này không được trưng ra cùng với đèn ghép nêu tại khoản 2 Điều này.
4. Tàu thuyền buồm có chiều dài dưới 7 mét, nếu có thể được phải trưng những đèn đã quy định tại khoản 1 hay khoản 2 Điều này. Khi không thể trưng các đèn như thế thì phải chuẩn bị sẵn sàng một đèn pin hoặc thắp sẵn một đèn xách tay phát ra ánh sáng màu trắng để đưa ra kịp thời tránh nguy cơ đâm va.
5. Tàu thuyền chèo bằng tay có thể trưng những đèn như quy định đối với tàu thuyền buồm, nhưng khi không trưng được những đèn như thế thì phải chuẩn bị sẵn sàng một đèn pin hoặc thắp sẵn một đèn xách tay phát ra ánh sáng màu trắng để đưa ra kịp thời tránh nguy cơ đâm va.
6. Tàu thuyền vừa chạy buồm vừa chạy máy phải trưng ở phía trước nơi thấy rõ nhất một dấu hiệu hình nón đỉnh chúc xuống dưới.
1. Tàu thuyền đang đánh cá khi hành trình hoặc đang thả neo chỉ phải trưng các đèn và dấu hiệu được quy định tại Điều này.
2. Tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá khác kéo lê chìm dưới nước phải trưng:
a) Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu xanh lục, đèn dưới màu trắng, hoặc một dấu hiệu gồm hai hình nón quay đỉnh chóp vào nhau, cái nọ đặt cách cái kia trên một đường thẳng đứng;
b) Một đèn cột đặt cao hơn ở phía sau đèn có màu xanh lục chiếu sáng khắp bốn phía. Tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét có thể có hoặc không có đèn này;
c) Khi tàu thuyền còn trớn thì ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.
3. Tàu thuyền đang đánh cá mà dụng cụ đánh cá không phải là lưới vét hoặc một dụng cụ đánh cá kéo lê chìm dưới nước phải trưng:
a) Hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt trên một đường thẳng đứng, đèn trên màu đỏ, đèn dưới màu trắng hoặc một dấu hiệu gồm hai hình nón quay đỉnh chóp vào nhau, cái nọ đặt cách cái kia trên một đường thẳng đứng;
b) Khi dụng cụ đánh cá trải trên biển cách xa tàu thuyền trên 150 mét theo mặt phẳng ngang thì phải trưng một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía hoặc treo một dấu hiệu hình nón đỉnh chóp lên trên đặt ở phía có dụng cụ đánh cá;
c) Khi tàu thuyền còn trớn thì ngoài những đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.
4. Những tín hiệu quy định tại Phụ lục II của Thông tư này áp dụng cho các tàu thuyền đang đánh cá gần nhau.
5. Tàu thuyền đánh cá, khi không làm nhiệm vụ đánh cá thì không được trưng các đèn hay dấu hiệu quy định tại Điều này mà chỉ trưng những đèn hoặc dấu hiệu quy định cho tàu thuyền có cùng chiều dài.
Điều 27. Tàu thuyền mất khả năng điều động và tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động
1. Tàu thuyền mất khả năng điều động phải trưng:
a) Hai đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất;
b) Hai hình cầu hoặc hai dấu hiệu tương tự đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất;
c) Khi tàu thuyền còn trớn, ngoài các đèn quy định tại khoản này còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái.
2. Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động, không kể đến tàu thuyền đang tiến hành công việc rà phá bom mìn, phải trưng:
a) Ba đèn chiếu sáng khắp bốn phía đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất, đèn trên và đèn dưới màu đỏ, đèn giữa màu trắng;
b) Ba dấu hiệu đặt theo chiều thẳng đứng ở nơi có thể nhìn thấy rõ nhất, ở trên và ở dưới là dấu hiệu hình cầu, ở giữa là dấu hiệu hình thoi;
c) Khi tàu thuyền còn trớn, ngoài những đèn quy định tại điểm a khoản 2 còn phải trưng đèn cột hoặc các đèn cột, các đèn mạn và đèn lái;
d) Khi tàu thuyền neo, ngoài những đèn hay dấu hiệu được quy định tại điểm a và b khoản 2 Điều này còn phải trưng các đèn hay dấu hiệu quy định tại
3. Tàu thuyền máy đang tiến hành công việc lai dắt mà bị hạn chế đến khả năng của tàu lai và tàu bị lai không thể đi chệch hướng của mình thì ngoài những đèn hay dấu hiệu đã quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này còn phải trưng thêm các đèn hay dấu hiệu quy định tại
4. Tàu thuyền đang làm công tác nạo vét hay tiến hành nhưng công việc ngầm dưới nước, bị hạn chế khả năng điều động thì phải trưng các đèn và dấu hiệu được quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này và trong trường hợp làm trở ngại việc đi lại cho tàu thuyền khác thì phải trưng thêm:
a) Hai đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía hoặc treo hai hình cầu theo chiều thẳng đứng ở phía có trở ngại;
b) Hai đèn xanh lục chiếu sáng khắp bốn phía hoặc treo hai hình thoi theo chiều thẳng đứng ở phía an toàn mà tàu thuyền khác có thể qua lại;
c) Khi tàu thuyền neo phải trưng các đèn hay dấu hiệu đã quy định tại điểm a và b khoản này thay cho các đèn hay dấu hiệu quy định tại
5. Trong trường hợp kích thước của tàu thuyền làm công tác ngầm dưới nước thực tế không cho phép trưng tất cả các đèn và dấu hiệu quy định tại khoản 4 Điều này thì tàu thuyền đó phải trưng:
a) Ba đèn chiếu sáng khắp bốn phía treo theo chiều thẳng đứng ở nơi dễ trông thấy nhất. Đèn trên và đèn dưới màu đỏ, đèn giữa màu trắng;
b) Cờ hiệu chữ "A" theo luật tín hiệu quốc tế làm bằng tấm cứng cao ít nhất 1m. Cần phải áp dụng các biện pháp để bảo đảm nhìn thấy cờ này từ bốn phía.
6. Tàu thuyền đang tiến hành công việc rà phá bom mìn, ngoài những đèn được quy định tại
7. Tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét trừ các tàu thuyền đang tiến hành công tác ngầm dưới nước, không nhất thiết phải trưng các đèn và dấu hiệu quy định tại Điều này.
8. Những tín hiệu quy định ở Điều này không phải là những tín hiệu của tàu thuyền bị nạn và yêu cầu giúp đỡ. Những tín hiệu gặp nạn xin cấp cứu được quy định tại Phụ lục IV của Thông tư này.
Điều 28. Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước
Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước ngoài các đèn quy định tại
1. Tàu thuyền hoa tiêu đang làm nhiệm vụ hoa tiêu phải trưng:
a) Trên đỉnh hay gần đỉnh cột buồm hai đèn chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng, đèn trên màu trắng, đèn dưới mầu đỏ;
b) Khi đang hành trình, ngoài những đèn nói trên còn phải trưng các đèn mạn và đèn lái;
c) Khi neo, ngoài những đèn được quy định tại điểm a khoản 1 còn phải trưng đèn, các dấu hiệu được quy định tại
2. Tàu thuyền hoa tiêu khi không làm nhiệm vụ hoa tiêu phải trưng những đèn hay dấu hiệu được quy định phù hợp với chiều dài của loại tàu thuyền đó.
Điều 30. Tàu thuyền neo và tàu thuyền bị mắc cạn
1. Tàu thuyền neo phải trưng ở nơi dễ nhìn thấy nhất:
a) Ở phía mũi, một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía hay một quả cầu;
b) Ở phía lái hay gần lái tàu thuyền, một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt thấp hơn đèn trắng nêu tại điểm a.
2. Tàu thuyền có chiều dài dưới 50 mét, có thể trưng một đèn trắng chiếu sáng khắp bốn phía, đặt ở nơi dễ nhìn thấy nhất để thay cho các đèn đã quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Tàu thuyền neo cũng có thể sử dụng những đèn làm việc sẵn có hoặc các đèn tương đương để chiếu sáng boong tàu. Đối với tàu thuyền có chiều dài bằng hoặc lớn hơn 100 mét thì quy định này là bắt buộc.
4. Tàu thuyền bị mắc cạn phải trưng các đèn quy định tại khoản 1 hoặc 2 Điều này và còn phải treo ở nơi dễ nhìn thấy nhất:
a) Hai đèn đỏ chiếu sáng khắp bốn phía, đặt theo chiều thẳng đứng;
b) Ba quả cầu đặt theo chiều thẳng đứng.
5. Tàu thuyền có chiều dài dưới 7 mét, lúc neo hay khi bị mắc cạn mà không nằm trong hay gần luồng hoặc tuyến giao thông, vùng neo tàu và những khu vực tàu thuyền thường xuyên qua lại thì không nhất thiết phải trưng những đèn hay dấu hiệu quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều này.
6. Tàu thuyền có chiều dài dưới 12 mét, khi bị mắc cạn không nhất thiết phải trưng những đèn hay dấu hiệu quy định tại điểm a và điểm b khoản 4 Điều này.
Trường hợp thủy phi cơ, tàu đệm khí có cánh không thể trưng các đèn hay dấu hiệu có đặc tính và vị trí đáp ứng các quy định tại các điều của Chương này, thì với mức độ có thể phải trưng các đèn và dấu hiệu có đặc tính và vị trí càng gần đúng với quy định của Thông tư này càng tốt.
Thông tư 19/2013/TT-BGTVT quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 19/2013/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/08/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 499 đến số 500
- Ngày hiệu lực: 15/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Phạm vi điều chỉnh của Mục I Chương II của Thông tư
- Điều 5. Cảnh giới
- Điều 6. Tốc độ an toàn
- Điều 7. Nguy cơ đâm va
- Điều 8. Điều động tránh va
- Điều 9. Hành trình trong luồng hẹp
- Điều 10. Hành trình trên các hệ thống phân luồng
- Điều 11. Phạm vi điều chỉnh của Mục II Chương II của Thông tư
- Điều 12. Tàu thuyền buồm
- Điều 13. Tàu thuyền vượt
- Điều 14. Tàu thuyền đi đối hướng nhau
- Điều 15. Tàu thuyền đi cắt hướng nhau
- Điều 16. Hành động của tàu thuyền phải nhường đường
- Điều 17. Hành động của tàu thuyền được nhường đường
- Điều 18. Trách nhiệm tương quan giữa các tàu thuyền
- Điều 20. Phạm vi điều chỉnh Chương III của Thông tư
- Điều 21. Định nghĩa
- Điều 22. Tầm nhìn xa của các đèn
- Điều 23. Tàu thuyền máy đang hành trình
- Điều 24. Tàu thuyền lai kéo và lai đẩy
- Điều 25. Tàu thuyền buồm đang hành trình và thuyền chèo bằng tay
- Điều 26. Tàu thuyền đánh cá
- Điều 27. Tàu thuyền mất khả năng điều động và tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động
- Điều 28. Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước
- Điều 29. Tàu thuyền hoa tiêu
- Điều 30. Tàu thuyền neo và tàu thuyền bị mắc cạn
- Điều 31. Thủy phi cơ