Chương 1 Thông tư 19/2013/TT-BGTVT quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển năm 1972 và các sửa đổi, bổ sung.
2. Thông tư này áp dụng đối với:
a) Tàu biển, tàu quân sự, tàu công vụ, tàu cá, phương tiện thủy nội địa và thủy phi cơ Việt Nam hoạt động trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải, trên các vùng biển Việt Nam và biển cả.
b) Tàu biển nước ngoài hoạt động trong vùng nước cảng biển, luồng hàng hải, trên các vùng biển Việt Nam.
3. Trong trường hợp Tổ chức Hàng hải quốc tế có quy định sửa đổi, bổ sung Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển thì áp dụng các quy định sửa đổi, bổ sung của Tổ chức Hàng hải quốc tế.
1. Không một quy định nào trong Thông tư này miễn trừ trách nhiệm của tàu hay chủ tàu, thuyền trưởng hay thuyền bộ đối với các hậu quả do không nghiêm chỉnh thực hiện các quy định trong Thông tư này hoặc do việc xem nhẹ sự phòng ngừa nào đó mà thực tế thông thường của người đi biển hoặc hoàn cảnh đặc biệt đòi hỏi.
2. Khi phân tích và vận dụng các quy định trong Thông tư này, cần phải hết sức lưu ý đến mọi nguy hiểm đối với hành hải, đâm va, đồng thời phải lưu ý tới mọi hoàn cảnh đặc biệt, bao gồm cả những hạn chế của tàu thuyền có liên quan bắt buộc phải làm trái với những quy định trong Thông tư này để tránh một nguy cơ trước mắt.
Trong Thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Tàu thuyền" bao gồm các loại phương tiện dùng hoặc có thể dùng làm phương tiện giao thông, vận tải trên mặt nước, kể cả các loại tàu thuyền không có lượng chiếm nước, tàu đệm khí có cánh và thuỷ phi cơ.
2. "Tàu thuyền máy" là tàu thuyền chạy bằng động cơ.
3. "Tàu thuyền buồm" là tàu thuyền chạy bằng buồm, kể cả tàu thuyền máy nhưng không dùng động cơ để chạy.
4. "Tàu thuyền đang đánh cá" là tàu thuyền đang đánh cá bằng lưới, dây câu, lưới vét hay các dụng cụ đánh cá khác làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó, nhưng không bao gồm tàu thuyền đang đánh cá bằng dây câu thả dòng hoặc bằng các loại dụng cụ đánh bắt cá khác mà không làm hạn chế khả năng điều động của tàu thuyền đó.
5. "Thuỷ phi cơ" là tàu bay có thể điều động trên mặt nước.
6. "Tàu thuyền mất khả năng điều động" là tàu thuyền vì hoàn cảnh đặc biệt nào đó không có khả năng điều động theo yêu cầu của Thông tư này và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác.
7. "Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động" là tàu thuyền do tính chất công việc bị hạn chế khả năng điều động của mình theo yêu cầu của Thông tư này và vì thế không thể tránh đường cho tàu thuyền khác. "Tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động" bao gồm một số trường hợp cụ thể như sau:
a) Tàu thuyền đang đặt, trục vớt hoặc tiến hành bảo quản phao tiêu, cáp hay ống ngầm dưới nước;
b) Tàu thuyền đang làm công tác nạo vét luồng lạch, khảo sát hải dương, thuỷ văn hoặc các công việc ngầm dưới nước;
c) Tàu thuyền vừa hành trình vừa tiến hành nhiệm vụ tiếp tế, chuyển tải người, lương thực, thực phẩm hoặc hàng hoá;
d) Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ phục vụ cho tàu bay cất cánh hoặc hạ cánh;
đ) Tàu thuyền đang làm nhiệm vụ rà phá bom, mìn;
e) Tàu thuyền đang tiến hành công việc lai dắt không thể điều chỉnh hướng đi của mình.
8. "Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước" là tàu thuyền máy do sự tương quan giữa mớn nước của tàu với độ sâu và bề rộng có thể có được của vùng nước nên bị hạn chế một cách nghiêm ngặt khả năng đi chệch khỏi hướng đang đi của nó.
9. "Tàu thuyền đang hành trình" là tàu thuyền không thả neo hoặc không buộc vào bờ, hoặc không bị mắc cạn.
10. "Chiều dài" và "chiều rộng" của tàu thuyền là chiều dài, chiều rộng lớn nhất của tàu thuyền đó.
11. Tàu thuyền chỉ được coi là trông thấy nhau khi tàu này quan sát được tàu kia bằng mắt thường.
12. "Tầm nhìn xa bị hạn chế" là trạng thái tầm nhìn xa bị giảm sút do sương mù, mưa phùn, mưa tuyết, mưa rào hay bão cát hoặc tất cả các nguyên nhân khác tương tự.
13. "Tàu đệm khí có cánh” là tàu di chuyển bằng nhiều phương thức mà khi ở phương thức vận hành chính, tàu bay sát mặt nước nhờ tác động hiệu ứng bề mặt.
Thông tư 19/2013/TT-BGTVT quy định việc áp dụng Quy tắc quốc tế về phòng ngừa đâm va tàu thuyền trên biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 19/2013/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/08/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 499 đến số 500
- Ngày hiệu lực: 15/09/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Phạm vi điều chỉnh của Mục I Chương II của Thông tư
- Điều 5. Cảnh giới
- Điều 6. Tốc độ an toàn
- Điều 7. Nguy cơ đâm va
- Điều 8. Điều động tránh va
- Điều 9. Hành trình trong luồng hẹp
- Điều 10. Hành trình trên các hệ thống phân luồng
- Điều 11. Phạm vi điều chỉnh của Mục II Chương II của Thông tư
- Điều 12. Tàu thuyền buồm
- Điều 13. Tàu thuyền vượt
- Điều 14. Tàu thuyền đi đối hướng nhau
- Điều 15. Tàu thuyền đi cắt hướng nhau
- Điều 16. Hành động của tàu thuyền phải nhường đường
- Điều 17. Hành động của tàu thuyền được nhường đường
- Điều 18. Trách nhiệm tương quan giữa các tàu thuyền
- Điều 20. Phạm vi điều chỉnh Chương III của Thông tư
- Điều 21. Định nghĩa
- Điều 22. Tầm nhìn xa của các đèn
- Điều 23. Tàu thuyền máy đang hành trình
- Điều 24. Tàu thuyền lai kéo và lai đẩy
- Điều 25. Tàu thuyền buồm đang hành trình và thuyền chèo bằng tay
- Điều 26. Tàu thuyền đánh cá
- Điều 27. Tàu thuyền mất khả năng điều động và tàu thuyền bị hạn chế khả năng điều động
- Điều 28. Tàu thuyền bị hạn chế mớn nước
- Điều 29. Tàu thuyền hoa tiêu
- Điều 30. Tàu thuyền neo và tàu thuyền bị mắc cạn
- Điều 31. Thủy phi cơ