Chương 1 Thông tư 175/2013/TT-BTC quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Thông tư này quy định áp dụng quản lý rủi ro trong các hoạt động nghiệp vụ hải quan, bao gồm:
1. Thu thập, xử lý, quản lý thông tin, dữ liệu liên quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; thu thập, xử lý, quản lý thông tin, dữ liệu liên quan đến người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Ban hành bộ tiêu chí và tổ chức đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong từng thời kỳ.
3. Việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ trong quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
1. Người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, hành lý; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phương tiện vận tải.
2. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
3. Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính trong việc trao đổi thông tin theo nội dung quy định tại Thông tư này.
4. Các cơ quan, đơn vị thuộc các Bộ, ngành liên quan trong việc phối hợp thực hiện các nội dung quy định tại Thông tư này.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là nguy cơ không tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Danh mục rủi ro là danh sách các rủi ro cần kiểm soát, do cơ quan hải quan xây dựng trong từng lĩnh vực, thời kỳ cụ thể.
3. Quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan là việc áp dụng có hệ thống các quy định pháp luật, các quy trình, biện pháp nghiệp vụ để xác định, đánh giá và phân loại các rủi ro có tác động tiêu cực đến hiệu lực, hiệu quả quản lý hải quan, quản lý thuế, làm cơ sở để cơ quan hải quan phân bổ hợp lý nguồn lực, áp dụng hiệu quả các biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế.
4. Tiêu chí quản lý rủi ro là các tiêu chuẩn được ban hành làm cơ sở để đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh trong từng thời kỳ.
5. Tần suất rủi ro là số lần rủi ro xuất hiện trong một khoảng thời gian, trên một phạm vi lĩnh vực nhất định.
6. Hậu quả rủi ro là những thiệt hại hoặc tác động, ảnh hưởng tiêu cực trong trường hợp rủi ro xảy ra.
7. Xác định rủi ro là việc thu thập, phân tích thông tin để tìm ra nguy cơ không tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
8. Phân tích rủi ro là việc sử dụng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng và ứng dụng công nghệ thông tin để dự đoán tần suất và hậu quả của rủi ro.
9. Đánh giá rủi ro là việc xem xét một cách có hệ thống các rủi ro đã được phân tích, đối chiếu với tiêu chí quản lý rủi ro và những rủi ro đã được xử lý trước đó để xác định tính cấp thiết của việc xử lý rủi ro.
10. Xác định trọng điểm là việc thu thập, phân tích thông tin, xác định các nguy cơ vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế để đề xuất áp dụng có hiệu quả các biện pháp kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, biện pháp quản lý thuế và các biện pháp nghiệp vụ khác trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
11. Đo lường tuân thủ là việc lựa chọn mẫu, tổng hợp, phân tích các chỉ số tuân thủ trên từng lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
12. Đánh giá tuân thủ là việc sử dụng kết quả đo lường tuân thủ, kết hợp với các thông tin khác liên quan để xác định mức độ tuân thủ trên từng lĩnh vực hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
13. Cảnh báo rủi ro là việc thông báo và cung cấp thông tin về nguy cơ không tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
14. Người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh bao gồm chủ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, chủ phương tiện vận tải, người trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, người nộp thuế, người được chủ hàng hoá, chủ phương tiện vận tải, người nộp thuế ủy quyền thực hiện thủ tục hải quan, thủ tục thuế.
15. Thông tin hải quan là những thông tin, dữ liệu liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh và tổ chức, cá nhân tham gia các hoạt động này.
16. Thông tin nghiệp vụ hải quan là thông tin hải quan đã được cơ quan hải quan thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá, có giá trị cho việc quyết định áp dụng các biện pháp nghiệp vụ hải quan.
17. Hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan là hệ thống thông tin, dữ liệu do cơ quan hải quan quản lý để thu thập, xử lý và cung cấp các sản phẩm thông tin nghiệp vụ cho các hoạt động nghiệp vụ hải quan.
18. Hệ thống thông tin tích hợp tập trung là hệ thống mà thông tin, dữ liệu được quản lý tập trung; hệ thống được kết nối và tiếp nhận thông tin từ các hệ thống thông tin dữ liệu liên quan.
Điều 4. Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
1. Cơ quan hải quan áp dụng quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế trong quản lý đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh tuân thủ tốt pháp luật trong lĩnh vực này.
2. Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được đánh giá rủi ro để áp dụng các biện pháp kiểm tra, giám sát hải quan và các biện pháp nghiệp vụ cần thiết khác ở mức độ phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế.
3. Việc đánh giá rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được dựa trên tiêu chí quản lý rủi ro, thông tin nghiệp vụ và thông tin, dữ liệu có trên hệ thống thông tin của ngành Hải quan tại thời điểm đánh giá.
4. Cơ quan hải quan tập trung kiểm tra, giám sát, kiểm soát những rủi ro cao, áp dụng các biện pháp phù hợp đối với các rủi ro thấp.
5. Trường hợp xảy ra vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế nhưng trước đó công chức hải quan đã thực hiện đúng, đầy đủ và kịp thời các quy định của pháp luật, quy định tại Thông tư này và các quy định, hướng dẫn về quản lý rủi ro theo phân cấp thì được miễn trách nhiệm cá nhân theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro
Quản lý rủi ro áp dụng trong hoạt động nghiệp vụ hải quan được thực hiện theo trình tự sau đây:
1. Xây dựng tiêu chí quản lý rủi ro đáp ứng yêu cầu quản lý hải quan, quản lý thuế trong từng thời kỳ; thu thập, phân tích thông tin dữ liệu hải quan; quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan.
2. Xác định, phân tích, đánh giá mức độ rủi ro; đánh giá tuân thủ pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; quản lý hồ sơ rủi ro đối với các đối tượng trọng điểm vi phạm pháp luật hải quan, pháp luật thuế.
4. Theo dõi, kiểm tra, thu thập thông tin phản hồi về kết quả thực hiện nội dung tại khoản 3 Điều này; đo lường, đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
5. Quản lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, dữ liệu; chỉ đạo, hướng dẫn điều chỉnh, bổ sung việc áp dụng quản lý rủi ro để đảm bảo hiệu quả quản lý hải quan, quản lý thuế.
Điều 6. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
Cơ quan hải quan tổ chức thu thập, xử lý thông tin và áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro tại
1. Kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
2. Kiểm tra việc tuân thủ chế độ chính sách theo quy định của pháp luật hải quan, pháp luật thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh.
3. Kiểm tra điều kiện áp dụng thời hạn nộp thuế, bảo lãnh tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
5. Áp dụng biện pháp kiểm tra hải quan đối với hàng hóa đưa vào, đưa ra kho ngoại quan và các khu vực phi thuế quan, hành lý của hành khách xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
6. Áp dụng các biện pháp nghiệp vụ đối với phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
7. Xác định trọng điểm giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
9. Áp dụng chính sách ưu tiên, chế độ chính sách quản lý hải quan, quản lý thuế trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
10. Áp dụng biện pháp quản lý hải quan, quản lý thuế trong các lĩnh vực gia công, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, chính sách biên mậu, dự án trọng điểm, ngành hàng trọng yếu và các lĩnh vực trọng điểm khác trong từng thời kỳ.
11. Cung cấp thông tin, dữ liệu, hỗ trợ các hoạt động nghiệp vụ khác trong quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.
Thông tư 175/2013/TT-BTC quy định áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 175/2013/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/11/2013
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đỗ Hoàng Anh Tuấn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 909 đến số 910
- Ngày hiệu lực: 15/01/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng điều chỉnh
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 5. Trình tự áp dụng quản lý rủi ro
- Điều 6. Nội dung áp dụng quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 7. Biện pháp, kỹ thuật quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 8. Thu thập, xử lý thông tin phục vụ quản lý rủi ro trong hoạt động nghiệp vụ hải quan
- Điều 9. Quản lý, ứng dụng hệ thống thông tin nghiệp vụ hải quan
- Điều 10. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài chính
- Điều 11. Phối hợp trao đổi thông tin với các cơ quan chức năng thuộc các Bộ, ngành
- Điều 12. Thu thập thông tin hải quan từ nước ngoài
- Điều 13. Thu thập thông tin của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 14. Quản lý thông tin hồ sơ người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 15. Quản lý thông tin vi phạm pháp luật của người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh
- Điều 16. Quản lý tuân thủ pháp luật đối với người thực hiện xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 17. Đánh giá tuân thủ pháp luật đối với doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 18. Đánh giá xếp hạng mức độ rủi ro của doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
- Điều 19. Đánh giá điều kiện áp dụng chính sách ưu tiên, chế độ chính sách quản lý hải quan, quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
- Điều 28. Xác định trọng điểm kiểm tra sau thông quan