Điều 12 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
Điều 12. Thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm kỷ luật thuộc quyền quản lý
1. Tiểu đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền khiển trách chiến sĩ.
2. Trung đội trưởng và chức vụ tương đương được quyền khiển trách đến tiểu đội trưởng và tương đương.
3. Đại đội trưởng, chính trị viên đại đội, trạm trưởng trạm kiểm soát biên phòng và chức vụ tương đương được quyền:
a) Khiển trách đến trung đội trưởng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp đại úy; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 5,3;
b) Cảnh cáo đến tiểu đội trưởng và tương đương; hạ sĩ quan đến cấp trung sĩ; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 4,9;
4. Tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn; đồn trưởng, chính trị viên đồn biên phòng và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến đại đội trưởng, chính trị viên đại đội; trạm trưởng biên phòng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thiếu tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,1;
b) Cảnh cáo đến trung đội trưởng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp đại úy; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 5,3;
c) Giáng cấp quân hàm từ binh nhất xuống binh nhì.
5. Trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp trung tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,8;
b) Cảnh cáo đến đại đội trưởng, chính trị viên đại đội; trạm trưởng biên phòng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thiếu tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,1;
c) Giáng chức, cách chức tiểu đội trưởng và tương đương;
d) Giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân đến cấp trung sĩ.
6. Sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến trung đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thượng tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng;
b) Cảnh cáo đến tiểu đoàn trưởng, chính trị viên tiểu đoàn; đồn trưởng, chính trị viên đồn biên phòng và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp trung tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,8;
c) Giáng chức, cách chức đến phó tiểu đoàn trưởng, chính trị viên phó tiểu đoàn và tương đương;
d) Giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân đến cấp thượng sĩ.
7. Tư lệnh, chính ủy Bộ Tư lệnh vùng Hải quân, Bộ Tư lệnh vùng Cảnh sát biển được quyền
a) Khiển trách đến trung đoàn trường, lữ đoàn trưởng; chính ủy trung, lữ đoàn; hải đoàn trưởng, chính ủy hải đoàn và tương đương; sĩ quan đến cấp đại tá; quân nhân chuyển nghiệp đến cấp thượng tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng;
b) Cảnh cáo đến hải đội trưởng, chính trị viên hải đội và tương đương; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp trung tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng có hệ số lương dưới 6,8;
c) Giáng chức, cách chức đến thuyền trưởng, chính trị viên tàu có hệ số phụ cấp chức vụ 0,4 và các chức vụ có cùng hệ số phụ cấp;
d) Giáng cấp bậc quân hàm, tước danh hiệu quân nhân đến cấp thượng sĩ.
8. Tư lệnh, chính ủy các đơn vị: Cảnh sát biển Việt Nam; Bộ Tư lệnh 86; Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, binh chủng và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn; tư lệnh, chính ủy vùng Cảnh sát biển Việt Nam và tương đương;
b) Cảnh cáo đến trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và tương đương; sĩ quan đến cấp đại tá; quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thượng tá; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng (trừ các chức vụ quy định tại điểm a khoản này);
c) Giáng chức, cách chức đến phó trung đoàn trưởng, phó lữ đoàn trưởng, phó chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và tương đương.
d) Hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan đến thiếu tá; quân nhân chuyên nghiệp, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc thẩm quyền nâng lương theo quy định của Bộ Quốc phòng;
9. Tư lệnh, chính ủy quân khu, quân chủng, Bộ đội Biên phòng, quân đoàn; Chủ nhiệm, Chính ủy Tổng cục Hậu cần, Kỹ thuật, Công nghiệp quốc phòng; Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục II; Trưởng ban Ban Cơ yếu Chính phủ và chức vụ tương đương được quyền
a) Khiển trách đến sư đoàn trưởng, chính ủy sư đoàn; tư lệnh, chính ủy vùng hải quân; chỉ huy trưởng, chính ủy bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố; bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố và tương đương;
b) Cảnh cáo đến trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng, chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và tương đương, sĩ quan đến cấp đại tá, quân nhân chuyên nghiệp đến cấp thượng tá, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng (trừ các chức vụ quy định tại điểm a khoản này);
c) Giáng chức, cách chức đến trung đoàn trưởng, lữ đoàn trưởng; chính ủy trung đoàn, lữ đoàn và tương đương; chỉ huy trưởng, chính trị viên ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
d) Hạ bậc lương, giáng cấp bậc quân hàm sĩ quan đến cấp trung tá, quân nhân chuyên nghiệp đến trung tá, người làm việc trong tổ chức cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng thuộc thẩm quyền nâng lương theo quy định của Bộ Quốc phòng;
10. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị có thẩm quyền xử lý kỷ luật như quy định tại khoản 9 Điều này và xử lý kỷ luật đối với công chức, công nhân và viên chức quốc phòng ở các doanh nghiệp cổ phần trực thuộc Bộ Quốc phòng.
11. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xử lý kỷ luật với các đối tượng thuộc thẩm quyền theo quyền hạn.
Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 143/2023/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/12/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
- Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Điều 6. Trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 7. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 8. Khiếu nại quyết định kỷ luật
- Điều 9. Tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật
- Điều 10. Bồi thường thiệt hại
- Điều 11. Hình thức kỷ luật
- Điều 12. Thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm kỷ luật thuộc quyền quản lý
- Điều 13. Vi phạm chế độ trách nhiệm của người chỉ huy
- Điều 14. Vi phạm quyền hạn của người chỉ huy
- Điều 15. Chống mệnh lệnh
- Điều 16. Chấp hành không nghiêm mệnh lệnh
- Điều 17. Cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ
- Điều 18. Làm nhục đồng đội
- Điều 19. Hành hung đồng đội
- Điều 20. Vắng mặt trái phép
- Điều 21. Đào ngũ
- Điều 22. Trốn tránh nhiệm vụ
- Điều 23. Vi phạm các quy định đối với lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu
- Điều 24. Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước
- Điều 25. Báo cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo
- Điều 26. Vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, trực nghiệp vụ
- Điều 27. Vi phạm các quy định về bảo vệ
- Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn
- Điều 29. Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật
- Điều 30. Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự
- Điều 31. Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm
- Điều 32. Quấy nhiễu Nhân dân
- Điều 33. Lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ
- Điều 34. Ngược đãi tù binh, hàng binh
- Điều 35. Chiếm đoạt tài sản
- Điều 36. Vi phạm phong cách quân nhân
- Điều 37. Vi phạm trật tự công cộng
- Điều 38. Uống rượu, bia trong giờ làm việc và say rượu, bia
- Điều 39. Tổ chức làm kinh tế trái quy định
- Điều 40. Vi phạm liên quan đến ma túy
- Điều 41. Vi phạm các quy định trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng
- Điều 42. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc; cho vay nặng lãi
- Điều 43. Các hành vi vi phạm khác
- Điều 44. Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ
- Điều 45. Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo
- Điều 46. Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù có thời hạn và phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ hoặc tù chung thân, tử hình
- Điều 47. Trình tự, thủ tục chung
- Điều 48. Họp kiểm điểm
- Điều 49. Kết luận hành vi vi phạm kỷ luật
- Điều 50. Thông qua cấp ủy (chi bộ) đảng
- Điều 51. Quyết định kỷ luật
- Điều 52. Công bố quyết định kỷ luật
- Điều 53. Hồ sơ kỷ luật
- Điều 54. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với quân nhân biệt phái; lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước không đúng quy định; người vi phạm đã chuyển đơn vị; người vi phạm đã chết
- Điều 55. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 56. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người vi phạm đã thôi phục vụ trong quân đội
- Điều 57. Quy định khác có liên quan đến xử lý kỷ luật