Chương 4 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 47. Trình tự, thủ tục chung
1. Tổ chức sinh hoạt (họp) kiểm điểm.
2. Xác minh, kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật.
3. Báo cáo cấp ủy (chi bộ) đảng có thẩm quyền xem xét, thông qua.
4. Ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định theo quyền hạn phân cấp.
5. Công bố quyết định kỷ luật, báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị.
1. Tổ chức: Căn cứ vào tổ chức, biên chế của cơ quan, đơn vị có người vi phạm để xác định cấp tổ chức và người chủ trì họp kiểm điểm cho phù hợp.
2. Thành phần họp kiểm điểm: Căn cứ vào đối tượng vi phạm, tính chất vụ việc để người chỉ huy xác định thành phần tham gia họp.
3. Trình tự họp
a) Người chủ trì cuộc họp tuyên bố lý do, yêu cầu cuộc họp, thông báo hoặc ủy quyền cho cơ quan thông báo các nội dung: Tóm tắt về quá trình công tác; hành vi vi phạm; các hình thức xử lý đã ban hành (nếu có); thời điểm xảy ra hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện hành vi vi phạm; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ của người có hành vi vi phạm; thời hiệu và thời hạn xử lý theo quy định.
b) Người có hành vi vi phạm trình bày bản tường trình, tự kiểm điểm, trong đó nêu rõ hành vi vi phạm và tự nhận hình thức kỷ luật
Trường hợp người vi phạm vắng mặt, không tự kiểm điểm thì cơ quan, đơn vị tiến hành xác minh tại gia đình, địa phương, nơi người vi phạm đang cư trú và lập biên bản về sự vắng mặt của người vi phạm. Biên bản xác minh được công bố trước cơ quan, đơn vị và có giá trị thay thế bản tự kiểm điểm của người vi phạm;
Trường hợp người vi phạm không chấp hành kiểm điểm xét kỷ luật thì người chỉ huy căn cứ tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, đề nghị của cấp dưới và các tổ chức quần chúng để triệu tập hợp chỉ huy, báo cáo cấp ủy xem xét, quyết định hình thức kỷ luật theo quyền hạn.
c) Tập thể cơ quan, đơn vị phân tích, phê bình, tham gia ý kiến về hành vi vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật. Nếu người vi phạm vắng mặt thì căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm, hành vi vi phạm kỷ luật của người vi phạm, tập thể cơ quan, đơn vị tổ chức cuộc họp phân tích, phê bình, tham gia ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật.
d) Người chủ trì cuộc họp kết luận; nội dung cuộc họp kiểm điểm phải được lập thành biên bản. Tại cuộc họp này không tiến hành biểu quyết, bỏ phiếu.
Điều 49. Kết luận hành vi vi phạm kỷ luật
Người chỉ huy phải trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến. Nếu người vi phạm vắng mặt thì người chỉ huy căn cứ vào biên bản xác minh, hồ sơ vi phạm để kết luận về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật đối với người vi phạm.
Điều 50. Thông qua cấp ủy (chi bộ) đảng
Khi thông qua cấp ủy (chi bộ) đảng phải có báo cáo và các văn bản kèm theo; trong báo cáo phải thể hiện rõ các nội dung:
1. Hành vi vi phạm, tính chất, nguyên nhân và hậu quả của hành vi vi phạm.
2. Các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ.
3. Trách nhiệm của người có hành vi vi phạm.
4. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định.
5. Đề nghị về việc xử lý kỷ luật; hình thức kỷ luật (nếu có).
1. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
2. Hiệu lực của quyết định kỷ luật
a) Quyết định kỷ luật có hiệu lực 12 tháng đối với các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm.
b) Quyết định kỷ luật có hiệu lực vĩnh viễn đối với hình thức tước quân hàm sĩ quan, tước danh hiệu quân nhân (việc chấm dứt hiệu lực trong từng trường hợp cụ thể do cấp có thẩm quyền xem xét quyết định).
c) Trong thời gian có hiệu lực của quyết định kỷ luật
Nếu người bị kỷ luật không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi hết thời gian của hiệu lực, quyết định kỷ luật đương nhiên chấm dứt hiệu lực, người vi phạm được công nhận tiến bộ mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực hay công nhận tiến bộ;
Nếu người bị kỷ luật tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật đang thi hành chấm dứt hiệu lực kể từ thời điểm quyết định kỷ luật đối với hành vi vi phạm mới có hiệu lực.
d) Khi quyết định kỷ luật đã hết hiệu lực mà người đã bị kỷ luật lại có vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì khi xem xét xử lý kỷ luật được coi là hành vi vi phạm mới.
Điều 52. Công bố quyết định kỷ luật
1. Căn cứ vào đối tượng, tính chất vi phạm, hình thức kỷ luật để sau khi có quyết định kỷ luật, người chỉ huy tập hợp đơn vị hay chỉ riêng cán bộ công bố quyết định hoặc gửi thông báo cho cơ quan, đơn vị liên quan và quy định phạm vi phổ biến. Phải ghi vào lý lịch nếu bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên.
2. Trường hợp bị kỷ luật tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc thì sau khi công bố quyết định kỷ luật; chỉ huy đơn vị quản lý quân nhân, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên phải cử cán bộ đưa quân nhân vi phạm kỷ luật cùng toàn bộ hồ sơ có liên quan bàn giao cho cơ quan quân sự cấp huyện; công chức, công nhân và viên chức quốc phòng bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nơi cư trú (trừ trường hợp đào ngũ không trở lại đơn vị hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù).
3. Trường hợp quân nhân đào ngũ bị xử lý kỷ luật vắng mặt, đơn vị gửi văn bản đến UBND cấp xã, phường, thị trấn, cơ quan quân sự cấp huyện nơi quân nhân cư trú và gia đình quân nhân thông báo hình thức xử lý và yêu cầu quân nhân vi phạm trở lại đơn vị. Nếu sau 30 ngày, kể từ ngày thông báo mà quân nhân vi phạm không trở lại đơn vị công tác hoặc chưa đến 30 ngày, quân nhân trở về đơn vị nhưng sau đó tiếp tục bỏ đơn vị từ 2 (hai) lần trở lên mà không được cấp có thẩm quyền cho phép thì bị coi là đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm.
1. Hồ sơ kỷ luật
a) Hồ sơ kỷ luật gồm: Bản tường trình, bản tự kiểm điểm của người vi phạm; trích yếu, trích ngang; biên bản các cuộc họp; kết luận điều tra, xác minh của cơ quan chức năng, bản án có hiệu lực của tòa án, ý kiến tham gia của các tổ chức quần chúng, báo cáo đề xuất của các cơ quan (nếu có); quyết định thi hành kỷ luật của cấp có thẩm quyền.
b) Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ cho các cuộc họp
Đối với cấp không có cơ quan: Người chỉ huy chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
Đối với cấp có cơ quan: Người vi phạm là đảng viên hoặc thuộc diện cơ quan cán bộ quản lý, do Ủy ban kiểm tra đảng ủy cùng cấp chủ trì phối hợp với cơ quan quản lý nhân sự và các cơ quan liên quan chuẩn bị hồ sơ, tài liệu. Người vi phạm không là đảng viên, do cơ quan quản lý nhân sự của người vi phạm chuẩn bị hồ sơ, tài liệu.
c) Trường hợp vi phạm kỷ luật thuộc thẩm quyền xử lý của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng: Đối tượng thuộc diện Quân lực quản lý không phải là đảng viên, hồ sơ gửi về Cục Quân lực, Bộ Tổng Tham mưu; đối tượng là đảng viên hoặc thuộc diện Cán bộ quản lý, hồ sơ gửi về Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương và Cục Cán bộ, Tổng cục Chính trị để tiến hành các bước.
2. Quản lý hồ sơ kỷ luật
Hồ sơ kỷ luật được quản lý tại đơn vị có người vi phạm; cơ quan Tham mưu, Chính trị, Ủy ban kiểm tra; cơ quan chức năng khác (nếu cần). Cơ quan Tham mưu là cơ quan tổng hợp, quản lý số liệu kỷ luật.
1. Quân nhân vi phạm kỷ luật trong thời gian biệt phái thì việc xem xét, xử lý kỷ luật thực hiện theo quy định của Chính phủ về biệt phái sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
2. Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước không đúng quy định
a) Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước chậm 15 ngày đến dưới 30 ngày so với thời gian quy định thì đơn vị quản lý học viên xem xét kỷ luật; dừng cấp các chế độ, gửi thông báo (lần 1) về cho gia đình; Ủy ban nhân dân cấp xã, ban chỉ huy quân sự cấp huyện nơi cư trú (gọi tắt là địa phương), cơ quan tùy viên quốc phòng Việt Nam tại nước sở tại yêu cầu lưu học sinh về nước theo quy định.
b) Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước chậm 30 ngày đến dưới 90 ngày so với thời gian quy định thì đơn vị quản lý học viên xem xét kỷ luật; gửi thông báo (lần 2) về cho gia đình, địa phương và cơ quan tùy viên quốc phòng Việt Nam tại nước sở tại; tiếp tục yêu cầu lưu học sinh về nước theo quy định.
c) Lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước chậm từ 90 ngày trở lên so với thời gian quy định thì đơn vị quản lý học viên xem xét kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định; gửi thông báo (lần 3) về gia đình, địa phương và cơ quan tùy viên quốc phòng Việt Nam nước sở tại; phối hợp với các cơ quan chức năng yêu cầu bồi hoàn chi phí đào tạo theo quy định; Cục Bảo vệ An ninh Quân đội đề nghị cơ quan chức năng Bộ Công an giám sát việc xuất nhập cảnh để phối hợp xử lý.
3. Người vi phạm đã chuyển công tác về cơ quan, đơn vị khác trong Bộ Quốc phòng mới phát hiện hành vi vi phạm kỷ luật khi đang công tác ở cơ quan, đơn vị cũ thì do cơ quan, đơn vị cũ tiến hành xem xét kỷ luật và gửi toàn bộ hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, đơn vị đang quản lý người vi phạm để lưu hồ sơ và theo dõi, quản lý.
4. Người vi phạm đã chết thì chỉ xem xét, kết luận về hành vi vi phạm kỷ luật và giải quyết các chế độ, chính sách theo quy định của Quân đội và pháp luật Nhà nước.
1. Người vi phạm pháp luật đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt từ cảnh cáo trở lên thì thực hiện trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật rút gọn
a) Người chỉ huy căn cứ vào bản án có hiệu lực pháp luật, tính chất vụ việc để xem xét đề xuất hình thức kỷ luật theo quy định; trực tiếp hoặc ủy quyền cho cấp có thẩm quyền trực tiếp gặp người vi phạm để người vi phạm trình bày ý kiến (đối với người bị phạt án treo trở xuống);
b) Thông qua cấp ủy (chi bộ) đảng;
c) Ra quyết định kỷ luật hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền ra quyết định theo quyền hạn phân cấp;
d) Thông báo quyết định kỷ luật đến cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan; báo cáo lên trên và lưu trữ hồ sơ ở đơn vị;
đ) Giải quyết chế độ, chính sách.
2. Người vi phạm pháp luật bị khởi tố, truy tố, xét xử thì đương nhiên không được mang mặc trang phục của Quân đội trong thời gian bị cơ quan tiến hành tố tụng điều tra, truy tố, xét xử. Chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên thu hồi quân phục.
3. Người vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên án phạt tù có thời hạn và phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ hoặc tù chung thân thì sau khi chấp hành xong bản án; đơn vị cấp trung đoàn và tương đương trở lên (nơi quản lý người vi phạm trước khi thực hiện bản án) giải quyết chế độ, chính sách theo quy định.
Điều 56. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người vi phạm đã thôi phục vụ trong quân đội
Đối với người đã thôi phục vụ trong Quân đội, mới phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian phục vụ tại ngũ đến mức phải xử lý kỷ luật; cơ quan, đơn vị quản lý người vi phạm trước khi rời khỏi Quân đội (cấp trung đoàn và tương đương trở lên) tiến hành hình tự, thủ tục sau:
1. Thu thập đầy đủ các chứng cứ về hành vi vi phạm; xác định tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm để áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp theo quy định tại Điều 11 của Thông tư này; trường hợp vi phạm tới mức giáng chức, cách chức thì xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.
2. Gửi thông báo cho người vi phạm kèm theo các văn bản liên quan; yêu cầu cá nhân vi phạm có mặt tại đơn vị để làm rõ hành vi vi phạm.
Trường hợp người vi phạm không có mặt mà không có lý do chính đáng thì sau 30 ngày tiếp tục gửi thông báo lần 2 đến người vi phạm và cơ quan đoàn thể có liên quan nơi người vi phạm cư trú. Nếu sau thông báo lần 2 (sau 15 ngày), người vi phạm tiếp tục không có mặt thì tiến hành xử lý kỷ luật như đối với trường hợp vắng mặt.
3. Tổ chức gặp gỡ người vi phạm để làm rõ về hành vi vi phạm, hình thức kỷ luật áp dụng và nghe ý kiến của người vi phạm. Thành phần làm việc gồm chỉ huy đơn vị và các cơ quan, đơn vị có liên quan; kết thúc làm việc phải kết luận rõ ràng và ghi thành biên bản, có chữ ký xác nhận của chỉ huy đơn vị, đại diện cơ quan và người vi phạm.
a) Trường hợp trong quá trình làm việc, người vi phạm đưa ra các bằng chứng xác thực, chứng minh bản thân không đến mức phải xử lý kỷ luật hoặc những vấn đề chưa rõ trong xác định hành vi vi phạm thì cơ quan, đơn vị phải tiến hành xác minh, thẩm tra làm rõ và thông báo cho người vi phạm trước khi kết luận.
b) Trường hợp người vi phạm không nhất trí với hành vi vi phạm mà cơ quan, đơn vị xác định, nhưng không đưa ra được bằng chứng xác thực thì vẫn tiến hành xem xét, xử lý kỷ luật theo quy định.
4. Kết luận về hành vi vi phạm, báo cáo cấp ủy đảng có thẩm quyền xem xét thông qua và thông báo cho người vi phạm.
5. Ra quyết định kỷ luật; gửi quyết định kỷ luật cho người vi phạm và thông báo cho các tổ chức đoàn thể có liên quan tại địa phương nơi người vi phạm cư trú.
Điều 57. Quy định khác có liên quan đến xử lý kỷ luật
1. Trường hợp người vi phạm thuộc quyền có hành vi công khai chống mệnh lệnh hoặc có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng thì người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên phải kịp thời dùng mọi biện pháp kiên quyết ngăn chặn; báo cáo ngay lên cấp trên có thẩm quyền cùng biên bản và bằng chứng để xử lý.
2. Trường hợp người làm việc trong tổ chức cơ yếu đã thôi phục vụ mới phát hiện hành vi vi phạm trong thời gian công tác đến mức phải xử lý kỷ luật thì áp dụng trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật như quy định tại Điều 56 Thông tư này; trường hợp vi phạm kỷ luật đến mức giáng chức, cách chức hoặc bị tòa án tuyên án phạt tù có thời hạn và phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ hoặc tù chung thân thì xử lý kỷ luật xóa tư cách chức vụ đã đảm nhiệm.
3. Đối với các hành vi vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên có tội và áp dụng hình phạt
a) Khi bản án, quyết định của tòa án tăng hoặc giảm hình phạt; thay đổi loại hình phạt; thay đổi biện pháp chấp hành hình phạt thì hình thức kỷ luật đã áp dụng cũng được cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý thay đổi hình thức tương ứng, kể từ ngày bản án mới hoặc quyết định của tòa án có hiệu lực pháp luật;
b) Quyết định xử lý kỷ luật đối với người vi phạm đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc tòa án kết luận là bị oan, sai thì chậm nhất là 10 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản kết luận của cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc từ ngày quyết định của tòa án có hiệu lực, người chỉ huy có trách nhiệm công bố công khai tại đơn vị nơi người vi phạm đang công tác.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý thì cấp có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định đã ban hành; đồng thời tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với người vi phạm theo đúng quy định tại Thông tư này.
Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định xử lý kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- Số hiệu: 143/2023/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/12/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Văn Giang
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/02/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc xử lý kỷ luật
- Điều 5. Tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng
- Điều 6. Trường hợp chưa xem xét kỷ luật và miễn trách nhiệm kỷ luật
- Điều 7. Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
- Điều 8. Khiếu nại quyết định kỷ luật
- Điều 9. Tạm đình chỉ công tác đối với người vi phạm kỷ luật
- Điều 10. Bồi thường thiệt hại
- Điều 11. Hình thức kỷ luật
- Điều 12. Thẩm quyền xử lý đối với người vi phạm kỷ luật thuộc quyền quản lý
- Điều 13. Vi phạm chế độ trách nhiệm của người chỉ huy
- Điều 14. Vi phạm quyền hạn của người chỉ huy
- Điều 15. Chống mệnh lệnh
- Điều 16. Chấp hành không nghiêm mệnh lệnh
- Điều 17. Cản trở đồng đội thực hiện nhiệm vụ
- Điều 18. Làm nhục đồng đội
- Điều 19. Hành hung đồng đội
- Điều 20. Vắng mặt trái phép
- Điều 21. Đào ngũ
- Điều 22. Trốn tránh nhiệm vụ
- Điều 23. Vi phạm các quy định đối với lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu
- Điều 24. Vô ý làm lộ bí mật hoặc làm mất vật, tài liệu bí mật quân sự, bí mật Nhà nước
- Điều 25. Báo cáo sai, báo cáo không kịp thời, không báo cáo
- Điều 26. Vi phạm các quy định về trực chiến, trực chỉ huy, trực ban, trực nghiệp vụ
- Điều 27. Vi phạm các quy định về bảo vệ
- Điều 28. Vi phạm các quy định về bảo đảm an toàn
- Điều 29. Vi phạm các quy định về quản lý, sử dụng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật
- Điều 30. Vô ý làm mất hoặc làm hư hỏng vũ khí quân dụng, trang bị kỹ thuật quân sự
- Điều 31. Chiếm đoạt hoặc hủy hoại chiến lợi phẩm
- Điều 32. Quấy nhiễu Nhân dân
- Điều 33. Lạm dụng nhu cầu quân sự trong khi thực hiện nhiệm vụ
- Điều 34. Ngược đãi tù binh, hàng binh
- Điều 35. Chiếm đoạt tài sản
- Điều 36. Vi phạm phong cách quân nhân
- Điều 37. Vi phạm trật tự công cộng
- Điều 38. Uống rượu, bia trong giờ làm việc và say rượu, bia
- Điều 39. Tổ chức làm kinh tế trái quy định
- Điều 40. Vi phạm liên quan đến ma túy
- Điều 41. Vi phạm các quy định trong lĩnh vực công nghệ thông tin và bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng
- Điều 42. Đánh bạc, tổ chức đánh bạc, gá bạc; cho vay nặng lãi
- Điều 43. Các hành vi vi phạm khác
- Điều 44. Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ
- Điều 45. Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù nhưng cho hưởng án treo
- Điều 46. Vi phạm pháp luật bị tòa án tuyên phạt tù có thời hạn và phải chấp hành hình phạt tại cơ sở giam giữ hoặc tù chung thân, tử hình
- Điều 47. Trình tự, thủ tục chung
- Điều 48. Họp kiểm điểm
- Điều 49. Kết luận hành vi vi phạm kỷ luật
- Điều 50. Thông qua cấp ủy (chi bộ) đảng
- Điều 51. Quyết định kỷ luật
- Điều 52. Công bố quyết định kỷ luật
- Điều 53. Hồ sơ kỷ luật
- Điều 54. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với quân nhân biệt phái; lưu học sinh quân sự, lưu học sinh cơ yếu về nước không đúng quy định; người vi phạm đã chuyển đơn vị; người vi phạm đã chết
- Điều 55. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người vi phạm pháp luật bị truy cứu trách nhiệm hình sự
- Điều 56. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với người vi phạm đã thôi phục vụ trong quân đội
- Điều 57. Quy định khác có liên quan đến xử lý kỷ luật