Điều 26 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
1. Căn cứ tình hình thực tế, Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Sở Giao thông vận tải tổ chức giám sát đột xuất kỳ sát hạch.
2. Cán bộ giám sát kỳ sát hạch là công chức thanh tra thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc công chức thanh tra, thanh tra viên thuộc Sở Giao thông vận tải. Số lượng người giám sát đối với kỳ sát hạch lái xe mô tô là 02 người, sát hạch lái xe ô tô là 03 người, trong đó cử một thanh tra viên làm Tổ trưởng.
3. Khi làm nhiệm vụ giám sát các kỳ sát hạch, người giám sát phải mặc trang phục theo quy định.
4. Nhiệm vụ của Tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch có lắp thiết bị chấm điểm tự động
a) Giám sát việc thực hiện đúng nội dung, quy trình sát hạch của Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch; bảo đảm tính công khai, khách quan, minh bạch trong quá trình sát hạch;
b) Giám sát việc kiểm tra nhận dạng người dự sát hạch trước khi vào phòng sát hạch lý thuyết, sát hạch thực hành lái xe trong hình, trên đường; người không có nhiệm vụ không được vào phòng sát hạch lý thuyết;
c) Giám sát việc thực hiện đúng đoạn đường cho phép tổ chức sát hạch lái xe trên đường; theo dõi, thu nhận các thông tin liên quan đến kỳ sát hạch;
d) Cán bộ giám sát làm việc độc lập, không vào phòng sát hạch lý thuyết, không lên xe sát hạch, không làm thay nhiệm vụ của sát hạch viên.
5. Nhiệm vụ của Tổ giám sát khi sát hạch lái xe tại các trung tâm sát hạch chưa lắp thiết bị chấm điểm tự động
Ngoài nhiệm vụ quy định tại các điểm a, b, d khoản 4 Điều này phải giám sát việc chuẩn bị bộ đề sát hạch lý thuyết đúng quy định, không bị đánh dấu.
6. Quyền hạn của Tổ giám sát
a) Khi phát hiện sai phạm phải lập biên bản, đề nghị Hội đồng sát hạch, Tổ sát hạch xử lý kịp thời, đúng quy định;
b) Báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải để xem xét, xử lý.
7. Kết thúc kỳ sát hạch, Tổ trưởng Tổ giám sát báo cáo bằng văn bản kết quả giám sát với Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Giám đốc Sở Giao thông vận tải.
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Quản lý hoạt động của cơ sở đào tạo
- Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe
- Điều 6. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
- Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
- Điều 8. Hình thức đào tạo
- Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
- Điều 12. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
- Điều 13. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
- Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
- Điều 15. Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học
- Điều 21. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
- Điều 22. Chuẩn bị kỳ sát hạch
- Điều 23. Hội đồng sát hạch
- Điều 24. Tổ sát hạch
- Điều 25. Trình tự tổ chức sát hạch
- Điều 26. Giám sát kỳ sát hạch
- Điều 27. Công nhận kết quả sát hạch
- Điều 28. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch
- Điều 29. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Điều 30. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 31. Sở Giao thông vận tải
- Điều 32. Mẫu giấy phép lái xe
- Điều 33. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
- Điều 34. Xác minh giấy phép lái xe
- Điều 35. Cấp mới giấy phép lái xe
- Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
- Điều 37. Đổi giấy phép lái xe
- Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
- Điều 39. Thủ tục đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp
- Điều 40. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp
- Điều 41. Thủ tục đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài
- Điều 42. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam
- Điều 43. Đào tạo lái xe
- Điều 44. Sát hạch lái xe
- Điều 45. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Điều 46. Kiểm tra, thanh tra
- Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 48. Hiệu lực, trách nhiệm thi hành