Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 16. Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a) Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b) Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Ô tô dùng cho người khuyết tật.
6. Hạng B1 cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.
7. Hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1.
8. Hạng C cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
b) Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế từ 3.500 kg trở lên;
c) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2.
9. Hạng D cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2 và C.
10. Hạng E cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a) Ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi;
b) Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và D.
11. Người có giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và E khi điều khiển các loại xe tương ứng được kéo thêm một rơ moóc có trọng tải thiết kế không quá 750 kg.
12. Hạng F cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng B2, C, D và E để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng kéo rơ moóc có trọng tải thiết kế lớn hơn 750 kg, sơ mi rơ moóc, ô tô khách nối toa, được quy định cụ thể như sau:
a) Hạng FB2 cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng B2 có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2;
b) Hạng FC cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng C có kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C và hạng FB2;
c) Hạng FD cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng D có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D và FB2;
d) Hạng FE cấp cho người lái xe ô tô để lái các loại xe quy định tại giấy phép lái xe hạng E có kéo rơ moóc và được điều khiển các loại xe: ô tô chở khách nối toa và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
13. Hạng giấy phép lái xe sử dụng cho người lái xe ô tô khách giường nằm, ô tô khách thành phố (sử dụng để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe buýt) thực hiện theo quy định tại khoản 9 và khoản 10 Điều này. Số chỗ ngồi trên xe được tính theo số chỗ trên xe ô tô khách cùng kiểu loại hoặc xe ô tô có kích thước giới hạn tương đương chỉ bố trí ghế ngồi.
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 4. Quản lý hoạt động của cơ sở đào tạo
- Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe
- Điều 6. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
- Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
- Điều 8. Hình thức đào tạo
- Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
- Điều 12. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
- Điều 13. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
- Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
- Điều 15. Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học
- Điều 21. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
- Điều 22. Chuẩn bị kỳ sát hạch
- Điều 23. Hội đồng sát hạch
- Điều 24. Tổ sát hạch
- Điều 25. Trình tự tổ chức sát hạch
- Điều 26. Giám sát kỳ sát hạch
- Điều 27. Công nhận kết quả sát hạch
- Điều 28. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch
- Điều 29. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Điều 30. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 31. Sở Giao thông vận tải
- Điều 32. Mẫu giấy phép lái xe
- Điều 33. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
- Điều 34. Xác minh giấy phép lái xe
- Điều 35. Cấp mới giấy phép lái xe
- Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
- Điều 37. Đổi giấy phép lái xe
- Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
- Điều 39. Thủ tục đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp
- Điều 40. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp
- Điều 41. Thủ tục đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài
- Điều 42. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam
- Điều 43. Đào tạo lái xe
- Điều 44. Sát hạch lái xe
- Điều 45. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Điều 46. Kiểm tra, thanh tra
- Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 48. Hiệu lực, trách nhiệm thi hành