Mục 2 Chương 1 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2017/TT-BGTVT | Hà Nội, ngày 15 tháng 04 năm 2017 |
QUY ĐỊNH VỀ ĐÀO TẠO, SÁT HẠCH, CẤP GIẤY PHÉP LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 12/2017/NĐ-CP ngày 10 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;
Căn cứ Nghị định số 65/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 07 năm 2016 của Chính phủ quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ đào tạo lái xe ô tô và dịch vụ sát hạch lái xe;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Tổng cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam,
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
Thông tư này quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ.
1. Thông tư này áp dụng đối với cơ quan quản lý công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe; cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe; tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ trong phạm vi cả nước.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Xe ô tô tải, xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng là loại xe ô tô được định nghĩa tại các tiêu chuẩn TCVN 6211:2003, TCVN 7271:2003.
2. Máy kéo là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, có bốn bánh xe dùng để kéo một rơ moóc chở hàng.
3. Máy kéo nhỏ là loại phương tiện giao thông cơ giới đường bộ chạy bằng động cơ, được liên kết với thùng chở hàng qua khớp nối, lái bằng càng hoặc vô lăng lái, có bốn bánh xe (hai bánh của đầu kéo và hai bánh của thùng hàng).
4. Trọng tải của xe ô tô tải sử dụng để tập lái được hiểu là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe nguyên thủy do nhà sản xuất quy định.
5. Trọng tải thiết kế của xe ô tô tải chuyên dùng, xe ô tô chuyên dùng được hiểu là khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế của xe ô tô tải cùng kiểu loại hoặc tương đương.
6. Thời gian hành nghề lái xe là thời gian người có giấy phép lái xe đã lái loại xe ghi trong giấy phép lái xe.
7. Người hành nghề lái xe là người sinh sống bằng nghề lái xe.
8. Số phôi giấy phép lái xe là mã số do nhà sản xuất phôi quy định, ghi ở mặt sau của giấy phép lái xe, bao gồm 02 chữ cái và các số phía sau nhằm nhận diện giấy phép lái xe.
Phần II
ĐÀO TẠO LÁI XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ
Mục 1. TIÊU CHUẨN, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN CỦA CƠ SỞ ĐÀO TẠO LÁI XE
Điều 4. Quản lý hoạt động của cơ sở đào tạo
1. Cơ sở thực hiện chức năng đào tạo và sát hạch lái xe có thể sử dụng sân sát hạch để đào tạo lái xe.
4. Cơ sở đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 phải thông báo phương án hoạt động đào tạo với Sở Giao thông vận tải địa phương, nơi tổ chức đào tạo để thực hiện việc giám sát, quản lý.
1. Tổ chức tuyển sinh đào tạo bảo đảm các điều kiện đối với người học theo quy định tại
2. Ký hợp đồng đào tạo với người học lái xe ô tô theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp.
3. Công khai quy chế tuyển sinh và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe.
5. Tổ chức đào tạo mới và đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe ô tô theo lưu lượng, thời hạn, địa điểm, hạng giấy phép lái xe ghi trong giấy phép đào tạo lái xe.
7. Được tổ chức đào tạo vào ngày nghỉ, ngày lễ, ngoài giờ hành chính cho người có nhu cầu, nhưng phải bảo đảm nội dung, chương trình và thời gian quy định.
8. Đăng ký kỳ sát hạch theo quy định.
10. Lưu trữ hồ sơ, tài liệu liên quan của khóa đào tạo.
13. Thu và sử dụng học phí đào tạo lái xe theo quy định hiện hành.
a) Đào tạo lái xe các hạng A1, A2: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
b) Đào tạo lái xe các hạng A3, A4, B1, B2, C, D, E và F: cơ sở đào tạo lập báo cáo đăng ký sát hạch lái xe, danh sách học sinh (báo cáo 1), danh sách đề nghị xác minh giấy phép lái xe đã cấp (đối với trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe), kế hoạch đào tạo của khóa học theo mẫu quy định tại Phụ lục 3a, Phụ lục 3b, Phụ lục 3c và Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này gửi cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe; báo cáo phải có dấu giáp lai của cơ sở đào tạo;
c) Báo cáo 1 gửi bằng đường bưu chính và truyền dữ liệu qua hệ thống thông tin giấy phép lái xe về Tổng cục Đường bộ Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải đối với đào tạo lái xe các hạng A1, A2 trước kỳ sát hạch ít nhất 04 ngày làm việc, hạng A3, A4 ngay sau khai giảng, các hạng B1, B2, D, E, F không quá 07 ngày sau khai giảng và không quá 15 ngày sau khai giảng đối với hạng C; Trưởng cơ quan quản lý sát hạch kiểm tra, ký tên vào từng trang.
Điều 6. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
a) Kế hoạch đào tạo theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Tiến độ đào tạo lái xe ô tô các hạng theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Sổ theo dõi thực hành lái xe theo mẫu quy định tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Sổ lên lớp, sổ cấp chứng chỉ sơ cấp, sổ cấp chứng chỉ đào tạo theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
a) Không thời hạn đối với sổ cấp chứng chỉ đào tạo;
c) Việc hủy tài liệu hết giá trị theo quy định hiện hành.
Thông tư 12/2017/TT-BGTVT quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cơ giới đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 12/2017/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/04/2017
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trương Quang Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 321 đến số 322
- Ngày hiệu lực: 01/06/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Quản lý hoạt động của cơ sở đào tạo
- Điều 5. Nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở đào tạo lái xe
- Điều 6. Tài liệu phục vụ đào tạo và quản lý đào tạo của cơ sở đào tạo lái xe
- Điều 7. Điều kiện đối với người học lái xe
- Điều 8. Hình thức đào tạo
- Điều 9. Hồ sơ của người học lái xe
- Điều 12. Đào tạo lái xe các hạng A1, A2, A3, A4
- Điều 13. Đào tạo lái xe các hạng B1, B2, C
- Điều 14. Đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe
- Điều 15. Nội dung và phân bổ chi tiết các môn học
- Điều 21. Nội dung và quy trình sát hạch lái xe
- Điều 22. Chuẩn bị kỳ sát hạch
- Điều 23. Hội đồng sát hạch
- Điều 24. Tổ sát hạch
- Điều 25. Trình tự tổ chức sát hạch
- Điều 26. Giám sát kỳ sát hạch
- Điều 27. Công nhận kết quả sát hạch
- Điều 28. Lưu trữ hồ sơ kết quả sát hạch
- Điều 29. Cơ quan quản lý sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Điều 30. Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 31. Sở Giao thông vận tải
- Điều 32. Mẫu giấy phép lái xe
- Điều 33. Sử dụng và quản lý giấy phép lái xe
- Điều 34. Xác minh giấy phép lái xe
- Điều 35. Cấp mới giấy phép lái xe
- Điều 36. Cấp lại giấy phép lái xe
- Điều 37. Đổi giấy phép lái xe
- Điều 38. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Giao thông vận tải cấp
- Điều 39. Thủ tục đổi giấy phép lái xe quân sự do Bộ Quốc phòng cấp
- Điều 40. Thủ tục đổi giấy phép lái xe do ngành Công an cấp
- Điều 41. Thủ tục đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài
- Điều 42. Hồ sơ đổi giấy phép lái xe hoặc bằng lái xe của nước ngoài cấp cho khách du lịch nước ngoài lái xe vào Việt Nam
- Điều 43. Đào tạo lái xe
- Điều 44. Sát hạch lái xe
- Điều 45. Báo cáo về công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe
- Điều 46. Kiểm tra, thanh tra
- Điều 47. Điều khoản chuyển tiếp
- Điều 48. Hiệu lực, trách nhiệm thi hành