Điều 8 Thông tư 117/2011/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
Điều 8. Kiểm tra cơ sở sản xuất
1. Các trường hợp kiểm tra cơ sở sản xuất:
a) Thương nhân thông báo thực hiện hợp đồng gia công lần đầu với cơ quan hải quan;
b) Thương nhân nhận gia công nhưng không thực hiện mà thuê thương nhân khác gia công lại toàn bộ hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công;
c) Quá 03 tháng (hoặc quá chu kỳ sản xuất một sản phẩm đối với gia công sản phẩm đặc thù như đóng tàu, cơ khí…) kể từ khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu lô nguyên liệu, vật tư lần đầu tiên của hợp đồng/phụ lục hợp đồng gia công nhưng không có sản phẩm xuất khẩu.
d) Cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra trên cơ sở kết quả quản lý rủi ro và kiểm tra xác suất để đánh giá sự tuân thủ pháp luật của thương nhân.
2. Thời điểm kiểm tra cơ sở sản xuất:
a) Sau khi thương nhân nộp đầy đủ hồ sơ thông báo hợp đồng gia công, hoặc
b) Trong quá trình thương nhân sản xuất sản phẩm.
3. Thẩm quyền quyết định kiểm tra cơ sở sản xuất của thương nhân là lãnh đạo Chi cục Hải quan quản lý hợp đồng gia công và có văn bản thông báo cụ thể nội dung kiểm tra cho thương nhân biết trước 03 ngày làm việc.
4. Nội dung kiểm tra cơ sở sản xuất:
a) Kiểm tra quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp về nhà xưởng, máy móc, thiết bị của cơ sở sản xuất:
Nếu không có giấy xác nhận của cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh về quyền sử dụng, sở hữu hợp pháp về nhà xưởng, máy móc, thiết bị của cơ sở sản xuất thì cơ quan hải quan trực tiếp kiểm tra:
a1) Kiểm tra giấy tờ chứng minh quyền sử dụng hợp pháp về nhà xưởng, mặt bằng sản xuất. Nếu là hợp đồng thuê nhà xưởng, mặt bằng sản xuất thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công;
a2) Kiểm tra quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất với khai báo của thương nhân trong văn bản giải trình để xác định quyền sở hữu hoặc sử dụng thực tế của thương nhân đối với máy móc, thiết bị tại cơ sở sản xuất. Nội dung kiểm tra: kiểm tra các tờ khai nhập khẩu (nếu nhập khẩu); hóa đơn, chứng từ mua máy móc, thiết bị (nếu mua trong nước); hợp đồng thuê tài chính (nếu thuê tài chính). Đối với hợp đồng thuê tài chính thì thời hạn hiệu lực của hợp đồng thuê bằng hoặc kéo dài hơn thời hạn hiệu lực của hợp đồng gia công;
b) Kiểm tra tình hình nhân lực thực hiện hợp đồng gia công:
Nếu không kiểm tra được qua các thông tin do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cung cấp thì cơ quan hải quan kiểm tra như sau:
b1) Đối với các thương nhân đã hoạt động từ 02 tháng trở lên:
b1.1) Kiểm tra hợp đồng lao động; hoặc
b1.2) Kiểm tra bảng trả lương cho công nhân tháng gần nhất với đợt kiểm tra; hoặc
b1.3) Kiểm tra danh sách công nhân được đóng bảo hiểm có xác nhận của cơ quan bảo hiểm của tháng gần nhất với đợt kiểm tra.
b2) Đối với thương nhân mới bắt đầu hoạt động sản xuất nhưng chưa đủ 02 tháng: việc kiểm tra tình hình nhân lực được thực hiện trong quá trình sản xuất sản phẩm gia công.
5. Lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất:
Kết thúc kiểm tra, công chức hải quan lập Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất theo các nội dung đã kiểm tra. Nội dung Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất phản ánh đầy đủ, trung thực với thực tế kiểm tra, có chữ ký của công chức hải quan thực hiện kiểm tra và người đại diện theo pháp luật của thương nhân được kiểm tra. Mẫu Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.
6. Trên cơ sở Biên bản kiểm tra cơ sở sản xuất, lập Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất (02 bản). Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất do lãnh đạo Chi cục ký và gửi 01 bản cho thương nhân để thực hiện. Mẫu Kết luận kiểm tra cơ sở sản xuất do Tổng cục Hải quan hướng dẫn.
7. Xử lý kết quả kiểm tra cơ sở sản xuất đối với các trường hợp không đảm bảo điều kiện thực hiện hợp đồng gia công:
a) Đối với trường hợp chưa tiếp nhận hợp đồng: cơ quan hải quan trả lại hồ sơ thông báo hợp đồng gia công và nêu rõ lý do.
b) Đối với trường hợp cơ quan hải quan đã tiếp nhận hợp đồng gia công:
Trường hợp có cơ sở sản xuất nhưng chưa đảm bảo các điều kiện sản xuất theo quy trình sản xuất sản phẩm thì yêu cầu thương nhân có văn bản cam kết khắc phục trong thời hạn nhất định. Đồng thời cơ quan hải quan tạm dừng làm thủ tục nhập khẩu các lô nguyên liệu, vật tư tiếp theo của hợp đồng gia công đó cho đến khi thương nhân đảm bảo các điều kiện về cơ sở sản xuất phù hợp với mặt hàng gia công và giải trình của thương nhân trong bản giải trình cơ sở sản xuất.
Trường hợp không có cơ sở sản xuất thì cơ quan hải quan dừng làm thủ tục nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư để thực hiện hợp đồng gia công đó; yêu cầu thương nhân giải trình; tùy theo tính chất mức độ vi phạm để chuyển hồ sơ cho đơn vị hải quan làm nhiệm vụ kiểm soát chống buôn lậu hoặc kiểm tra sau thông quan để xác minh, điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.
Thông tư 117/2011/TT-BTC hướng dẫn thủ tục hải quan đối với hàng hóa gia công với thương nhân nước ngoài do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Giải thích từ ngữ
- Điều 2. Hình thức hợp đồng gia công
- Điều 3. Nội dung hợp đồng gia công
- Điều 4. Phụ lục hợp đồng gia công
- Điều 5. Nơi làm thủ tục hải quan
- Điều 6. Trách nhiệm của thương nhân, cơ quan hải quan
- Điều 7. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Điều 8. Kiểm tra cơ sở sản xuất
- Điều 9. Thủ tục thông báo, điều chỉnh và kiểm tra định mức
- Điều 10. Thông báo mã nguyên liệu, vật tư
- Điều 11. Thủ tục nhập khẩu nguyên liệu, vật tư gia công
- Điều 12. Thủ tục hải quan đối với nguyên liệu, vật tư do bên nhận gia công tự cung ứng cho hợp đồng gia công
- Điều 13. Thủ tục hải quan đối với máy móc, thiết bị nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 14. Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu để làm mẫu gia công (hàng mẫu không thanh toán).
- Điều 15. Thủ tục xuất khẩu sản phẩm gia công ra nước ngoài
- Điều 16. Thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ đối với sản phẩm gia công
- Điều 17. Thủ tục hải quan đối với trường hợp thuê gia công lại
- Điều 18. Thủ tục giao nhận sản phẩm gia công chuyển tiếp
- Điều 19. Thủ tục chuyển nguyên liệu, vật tư; máy móc, thiết bị thuê, mượn theo chỉ định của bên đặt gia công sang hợp đồng gia công khác trong quá trình thực hiện hợp đồng gia công.
- Điều 20. Thủ tục xuất trả nguyên liệu, vật tư gia công ra nước ngoài trong thời gian thực hiện hợp đồng gia công
- Điều 21. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 22. Xử lý quá hạn nộp hồ sơ thanh khoản và quá thời hạn làm thủ tục nguyên liệu, vật tư dư thừa và máy móc, thiết bị tạm nhập:
- Điều 23. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải, máy móc, thiết bị thuê, mượn
- Điều 24. Xử lý đối với nguyên liệu, vật tư dư thừa; máy móc, thiết bị thuê, mượn; sản phẩm gia công không xuất trả được do bên đặt gia công từ bỏ
- Điều 25. Thủ tục thông báo hợp đồng gia công
- Điều 26. Thủ tục xuất khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất hàng hóa đặt gia công ở nước ngoài
- Điều 27. Thủ tục thông báo, điều chỉnh và kiểm tra định mức
- Điều 28. Thủ tục nhập khẩu sản phẩm đặt gia công ở nước ngoài
- Điều 29. Thủ tục tạm xuất sản phẩm gia công ra nước ngoài để tái chế sau đó tái nhập khẩu trở lại Việt Nam
- Điều 30. Thủ tục gia công chuyển tiếp ở nước ngoài.
- Điều 31. Thủ tục thanh khoản hợp đồng gia công
- Điều 32. Thủ tục hải quan xử lý nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm, phế thải; máy móc, thiết bị tạm xuất phục vụ gia công.
- Điều 33. Hiệu lực thi hành
- Điều 34. Trách nhiệm thực hiện