Chương 1 Thông tư 08/2020/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba do Bộ Công thương ban hành
Thông tư này quy định Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba (sau đây gọi là Hiệp định).
Thông tư này áp dụng đối với:
1. Cơ quan, tổ chức cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O);
2. Thương nhân;
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến xuất xứ hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu theo Hiệp định.
Theo quy định tại Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chuyển đổi nhóm là việc nguyên vật liệu không có xuất xứ được sử dụng trong quá trình sản xuất phải chuyển đổi mã HS ở cấp độ 4 số.
2. “Chương”, “Nhóm” và “Phân nhóm” là các Chương (2 số), Nhóm (4 số) và Phân nhóm (6 số) được sử dụng trong danh mục của Hệ thống Hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa, trong Thông tư này được hiểu là “Hệ thống Hài hòa” hay “HS”.
3. Trị giá CIF là trị giá hàng hóa nhập khẩu đã bao gồm cước vận tải và phí bảo hiểm tính đến cảng hoặc cửa khẩu của nước nhập khẩu. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.
4. “Được phân loại” là sự phân loại hàng hóa hoặc nguyên liệu theo Chương, Nhóm hay Phân nhóm cụ thể của Hệ thống Hài hòa.
5. Cơ quan có thẩm quyền là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và giám sát thực thi các quy định của Hiệp định:
a) Tại Cuba, Bộ Công thương và Bộ Tài chính cùng phối hợp.
b) Tại Việt Nam, Bộ Công Thương.
6. Cơ quan Hải quan là cơ quan thực hiện theo luật pháp của mỗi nước, chịu trách nhiệm về quản lý và thực thi quy định và luật hải quan:
a) Tại Cuba, Tổng cục Hải quan.
b) Tại Việt Nam, Tổng cục Hải quan Việt Nam.
7. Ngày là ngày làm việc, không tính thứ bảy, chủ nhật và ngày lễ.
8. Trị giá FOB là trị giá hàng hóa đã giao qua mạn tàu, bao gồm phí vận tải đến cảng hoặc địa điểm cuối cùng trước khi tàu chở hàng rời bến. Trị giá này được tính theo Hiệp định Trị giá Hải quan.
9. Nguyên liệu giống nhau và có thể thay thế lẫn nhau là nguyên liệu có thể dùng thay thế lẫn nhau vì mục đích thương mại, có thuộc tính cơ bản giống nhau và không thể phân biệt bằng mắt thường.
10. Hàng hóa là nguyên liệu hoặc sản phẩm, có thể có xuất xứ thuần túy ngay cả khi được sử dụng làm nguyên liệu trong quá trình sản xuất hàng hóa khác.
11. Hệ thống Hài hòa là hệ thống tiêu chuẩn hóa quốc tế về tên và mã số cho việc phân loại hàng hóa thương mại. Hệ thống này được xây dựng và duy trì bởi Tổ chức Hải quan.
12. Nguyên liệu trung gian là nguyên liệu được sử dụng trong quá trình sản xuất ra hàng hóa tiếp theo và có các đặc tính cho phép bán ra thị trường độc lập với hàng hóa cuối cùng.
13. Nguyên liệu là nguyên liệu thô, vật tư, nguyên liệu trung gian và linh kiện được sử dụng trong quá trình sản xuất hàng hóa.
14. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển là hàng hóa được sử dụng để bảo vệ một hàng hóa khác trong suốt quá trình vận chuyển mà không phải là vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói chứa đựng hàng hóa dùng để bán lẻ.
15. Sản xuất là phương pháp làm ra hàng hóa, bao gồm nhưng không giới hạn việc cấy, gây giống, chăn nuôi, khai thác, thu hoạch, đánh bắt, săn bắn, săn bắt, nuôi trồng thủy sản, thu lượm, sản xuất, gia công, lắp ráp hoặc tháo dỡ hàng hóa.
16. Cơ quan, tổ chức cấp C/O là cơ quan tổ chức thuộc hoặc không thuộc chính phủ, được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Tại Cuba, Phòng Thương mại và Công nghiệp.
b) Tại Việt Nam, các cơ quan, tổ chức được ủy quyền.
17. Bộ hàng hóa là sản phẩm được ghép thành bộ nhằm sử dụng theo mục đích nhất định, được đóng gói để bán lẻ và phân loại theo Quy tắc 3 của Hệ thống Hài hòa.
18. Báo cáo xác minh xuất xứ là văn bản do cơ quan Hải quan hoặc chức cấp C/O thể hiện kết quả xác minh xuất xứ hàng hóa.
Điều 4. Quy định chứng nhận và kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:
a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng.
b) Phụ lục II: Mẫu C/O mẫu VN-CU.
c) Phụ lục III: Hướng dẫn kê khai C/O xuất khẩu mẫu VN-CU.
d) Phụ lục IV: Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu VN-CU của Việt Nam.
2. Quy tắc cụ thể mặt hàng quy định tại Phụ lục II Thông tư này bao gồm các mặt hàng trong biểu thuế quy định tại Hiệp định.
3. Danh mục các cơ quan, tổ chức cấp C/O mẫu VN-CU của Việt Nam được quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này và được cập nhật tại Hệ thống quản lý và cấp chứng nhận xuất xứ điện tử của Bộ Công Thương tại địa chỉ www.ecosys.gov.vn.
4. Quy trình chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa thực hiện theo quy định tại Nghị định số 31/2018/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa và các quy định tại các Thông tư có liên quan.
Thông tư 08/2020/TT-BCT quy định về Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định Thương mại Việt Nam - Cuba do Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 08/2020/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 08/04/2020
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Tuấn Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 565 đến số 566
- Ngày hiệu lực: 25/05/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quy định chứng nhận và kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 5. Hàng hóa có xuất xứ
- Điều 6. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy
- Điều 7. Cộng gộp
- Điều 8. De Minimis
- Điều 9. Nguyên liệu trung gian
- Điều 10. Công đoạn gia công, chế biến đơn giản
- Điều 11. Phụ kiện, phụ tùng và dụng cụ
- Điều 12. Bộ hàng hóa
- Điều 13. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để bán lẻ
- Điều 14. Vật liệu đóng gói và bao bì đóng gói để vận chuyển
- Điều 15. Yếu tố trung gian và nguyên liệu gián tiếp dùng trong sản xuất
- Điều 16. Nguyên liệu giống nhau và có thể dùng thay thế lẫn nhau
- Điều 17. Vận chuyển trực tiếp
- Điều 18. Hàng hóa gửi kho ngoại quan
- Điều 19. Hàng hóa triển lãm
- Điều 20. Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 21. Hiệu lực của Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 22. Lưu trữ hồ sơ
- Điều 23. Hóa đơn Nước thứ ba
- Điều 24. Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 25. Bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Điều 26. Từ chối cho hưởng ưu đãi
- Điều 27. Chỉnh sửa C/O đã cấp
- Điều 28. Cấp bản sao chứng thực C/O
- Điều 29. Kiểm tra, xác minh xuất xứ và cho hưởng ưu đãi thuế quan
- Điều 30. Trách nhiệm của nhà xuất khẩu
- Điều 31. Trách nhiệm của nhà nhập khẩu
- Điều 32. Hoàn thuế
- Điều 33. Các khác biệt nhỏ trên C/O
- Điều 34. Bảo mật