Mục 3 Chương 3 Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
Mục 3. ĐÁNH GIÁ NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Điều 22. Đăng ký đánh giá ngoài
1. Cơ sở đào tạo thực hiện việc đăng ký đánh giá ngoài chương trình đào tạo với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục trong nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo cấp phép hoạt động sau khi đã công bố báo cáo tự đánh giá đã được Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng ký ban hành trong nội bộ cơ sở đào tạo ít nhất 20 ngày làm việc. Đối với chương trình đào tạo có thông tin thuộc bí mật nhà nước hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật thì cơ sở đào tạo gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp để báo cáo việc đăng ký đánh giá ngoài.
2. Căn cứ thời hạn được ghi trên giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng đã được cấp cho chương trình đào tạo; các quy định pháp luật khác về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục, cơ sở đào tạo có trách nhiệm chuẩn bị báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài để được xem xét, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Đối với các chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng sau khi thực hiện tự đánh giá, cơ sở đào tạo gửi hồ sơ báo cáo tự đánh giá đến cơ quan quản lý trực tiếp và báo cáo về việc đăng ký đánh giá ngoài.
Điều 23. Thẩm định hồ sơ báo cáo tự đánh giá và đề nghị đánh giá ngoài
1. Trên cơ sở hợp đồng đã ký với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở đào tạo gửi báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan đến tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để thẩm định. Theo đề nghị của cơ sở đào tạo, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tổ chức thẩm định hồ sơ báo cáo tự đánh giá. Đối với các chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, cơ sở đào tạo gửi báo cáo tự đánh giá cho cơ quan quản lý trực tiếp để tổ chức thẩm định trước khi đăng ký đánh giá ngoài.
2. Trong thời gian 20 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng có hiệu lực, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thẩm định báo cáo tự đánh giá (Biểu 06), trả kết quả thẩm định cho cơ sở đào tạo theo một trong các mức độ như sau:
a) Báo cáo tự đánh giá không đáp ứng các yêu cầu về hình thức và nội dung, cơ sở đào tạo cần tiếp tục hoàn thiện;
b) Báo cáo tự đánh giá cơ bản đáp ứng yêu cầu về nội dung và hình thức, cơ sở đào tạo hoàn thiện trước khi triển khai đánh giá ngoài;
c) Báo cáo tự đánh giá đã đáp ứng yêu cầu và có thể triển khai đánh giá ngoài.
3. Trong trường hợp hồ sơ tự đánh giá đã đáp ứng yêu cầu, cơ sở đào tạo có văn bản đề nghị tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục triển khai đánh giá ngoài.
4. Việc ký hợp đồng thẩm định hồ sơ tự đánh giá và đánh giá ngoài giữa cơ sở đào tạo và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện theo quy định của pháp luật.
Điều 24. Thành lập đoàn đánh giá ngoài
1. Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định thành lập đoàn đánh giá ngoài bảo đảm các thành viên trong đoàn đánh giá ngoài không có xung đột về lợi ích với cơ sở đào tạo. Đối với cơ sở đào tạo thuộc Bộ Công an hoặc Bộ Quốc phòng, danh sách thành viên đoàn đánh giá ngoài do cơ quan quản lý trực tiếp giới thiệu.
2. Số lượng, thành phần đoàn đánh giá ngoài: Đoàn đánh giá ngoài chương trình đào tạo có ít nhất 03 thành viên; trường hợp đánh giá từ 02, 03, 04 đến 05 hoặc 06 chương trình đào tạo, phải tăng thêm tối thiểu số thành viên trong đoàn từ 02, 04, 06 đến 08 thành viên và bảo đảm mỗi đoàn không đánh giá nhiều hơn 06 chương trình đào tạo. Các thành viên đoàn đánh giá ngoài là kiểm định viên chất lượng giáo dục đại học, bao gồm:
a) Trưởng đoàn, phó trưởng đoàn (nếu có) là người đã hoặc đang là lãnh đạo cấp khoa hoặc giữ các chức vụ khác tương đương trở lên, có kinh nghiệm trong việc xây dựng, phát triển chương trình đào tạo, triển khai các hoạt động tự đánh giá, đánh giá ngoài chương trình đào tạo;
b) Thư ký của đoàn đánh giá ngoài là kiểm định viên cơ hữu của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, có kinh nghiệm triển khai các hoạt động đánh giá ngoài;
c) Các thành viên còn lại là người của các cơ sở đào tạo, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, tổ chức xã hội nghề nghiệp hoặc nhà tuyển dụng lao động, có khả năng nhận xét, đánh giá, tư vấn cho chương trình đào tạo được đánh giá;
d) Đoàn đánh giá ngoài mỗi chương trình đào tạo bảo đảm có ít nhất 01 thành viên là người có chuyên môn cùng ngành hoặc nhóm ngành, lĩnh vực đào tạo phù hợp với chương trình đào tạo được đánh giá. Việc lựa chọn thành viên khác do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định và chịu trách nhiệm trên cơ sở thực trạng đội ngũ kiểm định viên của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn các thành viên trong đoàn đánh giá ngoài
1. Trưởng đoàn:
a) Chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch đánh giá ngoài (Biểu 07) và trình giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá ngoài; phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn đánh giá ngoài;
c) Thay mặt đoàn đánh giá ngoài thông báo và thảo luận với cơ sở đào tạo về kết quả khảo sát, những nhận định và khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài đối với cơ sở đào tạo;
d) Chịu trách nhiệm chính trong việc xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá, báo cáo kết quả khảo sát tại cơ sở đào tạo và báo cáo đánh giá ngoài của đoàn đánh giá ngoài;
đ) Tổ chức việc tập hợp hồ sơ, tài liệu, minh chứng liên quan đến hoạt động và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài và chuyển cho tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để lưu trữ sau khi kết thúc đợt đánh giá ngoài;
e) Tổ chức việc chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu khiếu nại hoặc chất vấn có liên quan đến hoạt động của đoàn đánh giá ngoài;
g) Các nhiệm vụ và quyền hạn khác theo yêu cầu của công tác đánh giá ngoài.
2. Phó trưởng đoàn (nếu có)
a) Thay mặt trưởng đoàn giải quyết công việc và tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá ngoài khi được ủy quyền;
b) Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của trưởng đoàn;
3. Thư ký:
a) Giúp trưởng đoàn trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch đánh giá ngoài;
b) Kiểm tra việc sử dụng các văn bản, biểu mẫu trong quá trình đánh giá ngoài theo đúng quy định;
c) Ghi biên bản các cuộc họp đoàn; phối hợp với trưởng đoàn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu phục vụ việc giải trình các yêu cầu khiếu nại hoặc chất vấn có liên quan đến hoạt động của đoàn đánh giá ngoài (nếu có) và thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của trưởng đoàn.
4. Các thành viên khác: Thực hiện các nhiệm vụ theo phân công của trưởng đoàn; chịu trách nhiệm và được bảo lưu ý kiến về nội dung được phân công phụ trách; phối hợp với trưởng đoàn và thư ký giải trình theo yêu cầu khiếu nại hoặc chất vấn về nội dung đánh giá có liên quan.
Điều 26. Giám sát viên, thực tập viên
1. Giám sát viên là lãnh đạo hoặc cán bộ cơ hữu của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục được giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục ủy quyền thực hiện nhiệm vụ giám sát đoàn đánh giá ngoài để bảo đảm hoạt động đánh giá ngoài đáp ứng quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; người được ủy quyền có trách nhiệm kịp thời phản ánh với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về hoạt động của đoàn đánh giá ngoài. Giám sát viên được tham gia tất cả các hoạt động của quá trình đánh giá ngoài nhưng không được can thiệp về chuyên môn làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá ngoài và tuân thủ quy định bảo mật thông tin của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
2. Thực tập viên là người đang tham dự khóa bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm hoặc đã được cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm định viên giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm hoặc đã được cấp thẻ kiểm định viên, được tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục và cơ sở đào tạo bố trí cho quan sát, thực tập hoạt động đánh giá ngoài. Thực tập viên được dự các phiên làm việc của đoàn đánh giá ngoài nhưng không được can thiệp về chuyên môn làm ảnh hưởng đến kết quả đánh giá ngoài; phải cam kết tuân thủ và chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các quy định về bảo mật thông tin của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Điều 27. Nguyên tắc làm việc của đoàn đánh giá ngoài
1. Đoàn đánh giá ngoài làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ.
2. Đối với những nội dung về chuyên môn không đạt được sự nhất trí của ít nhất 2/3 số thành viên trong đoàn đánh giá ngoài, trưởng đoàn có trách nhiệm tổ chức họp đoàn để thảo luận trực tiếp và đưa ra quyết định cuối cùng. Các cuộc họp này đều được ghi nhận bằng biên bản, lưu trong hồ sơ của đoàn đánh giá ngoài.
3. Các thành viên đoàn đánh giá ngoài, giám sát viên và thực tập viên cần tuân thủ các nguyên tắc kiểm định chất lượng giáo dục; có văn bản cam kết hoặc thỏa thuận với tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục về đạo đức nghề nghiệp, có trách nhiệm giữ bí mật thông tin liên quan đến hoạt động đánh giá ngoài; tôn trọng các đối tượng phỏng vấn, cơ sở đào tạo và các thành viên khác trong đoàn.
Điều 28. Trình tự đánh giá ngoài
1. Nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá
a) Đoàn đánh giá ngoài nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và hồ sơ liên quan đến chương trình đào tạo được đánh giá do tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi đến; thu thập, phân tích, xử lý các thông tin, minh chứng liên quan đến các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo;
b) Các thành viên trong đoàn đánh giá ngoài thảo luận để thống nhất các nội dung: Về hình thức, cấu trúc và nội dung của báo cáo tự đánh giá; những tiêu chí chưa đánh giá, đánh giá chưa đúng hoặc chưa được phân tích và đánh giá đầy đủ; danh sách những tiêu chí cần kiểm tra, thẩm định lại hoặc bổ sung thông tin và minh chứng; danh mục những tư liệu, tài liệu cần được kiểm tra hoặc những tư liệu, tài liệu cần được bổ sung; dự kiến đối tượng và nội dung cần phỏng vấn; dự kiến địa điểm, cơ sở vật chất, trang thiết bị, các hoạt động cần khảo sát; dự kiến những tình huống có thể phát sinh;
c) Hoàn thiện dự thảo báo cáo kết quả nghiên cứu hồ sơ; dự thảo phải được lấy ý kiến của các thành viên trong đoàn đánh giá ngoài và được ít nhất 2/3 số thành viên trong đoàn đánh giá ngoài nhất trí thông qua.
2. Khảo sát sơ bộ
a) Thời gian làm việc 01 ngày, hình thức làm việc trực tiếp hoặc trực tuyến;
b) Thành phần: Trưởng đoàn, thư ký và đại diện thành viên đoàn đánh giá ngoài (nếu cần thiết); hội đồng tự đánh giá chương trình đào tạo của cơ sở đào tạo và đại diện tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục;
c) Nội dung: Thông báo kết quả nghiên cứu hồ sơ tự đánh giá; hướng dẫn, yêu cầu cơ sở đào tạo chuẩn bị cho khảo sát chính thức và các vấn đề khác (nếu có); thống nhất thời gian khảo sát chính thức của đoàn; thông qua biên bản khảo sát sơ bộ;
d) Sau buổi làm việc, các bên ký biên bản khảo sát sơ bộ (Biểu 08).
3. Khảo sát chính thức tại cơ sở đào tạo
a) Thời gian làm việc trực tiếp: từ 03 đến 05 ngày.
b) Các hoạt động chính của đoàn đánh giá ngoài: Nghiên cứu hồ sơ minh chứng, tài liệu do cơ sở đào tạo cung cấp; tham quan, khảo sát, phỏng vấn, quan sát các hoạt động chính khóa, ngoại khóa và thảo luận tại cơ sở đào tạo; viết báo cáo kết quả khảo sát chính thức; thảo luận về dự thảo báo cáo kết quả khảo sát chính thức, báo cáo phải được ít nhất 2/3 số thành viên của đoàn đánh giá ngoài nhất trí thông qua; trước khi kết thúc đợt khảo sát, đoàn đánh giá ngoài làm việc với hội đồng tự đánh giá để thông báo những công việc đã thực hiện và các phát hiện trong quá trình khảo sát, đồng thời các bên ký biên bản hoàn thành đợt khảo sát chính thức (Biểu 09);
c) Tùy thuộc vào bối cảnh và thực tế, đoàn đánh giá ngoài có thể kết hợp phỏng vấn trực tiếp với phỏng vấn trực tuyến; đối tượng phỏng vấn là cán bộ lãnh đạo, quản lý cơ sở đào tạo, giảng viên, nghiên cứu viên, nhân viên, người học, người học đã tốt nghiệp và nhà sử dụng lao động liên quan đến chương trình đào tạo; đối tượng phỏng vấn phải bảo đảm đủ cơ cấu về độ tuổi, thâm niên công tác, giới tính, có sự phân bố hợp lý và mang tính đại diện các bên liên quan. Nội dung phỏng vấn được ghi lại bằng văn bản và lưu tại tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
4. Dự thảo báo cáo đánh giá ngoài (Biểu 10 và Biểu 12)
a) Các thành viên đoàn đánh giá ngoài viết báo cáo theo những tiêu chí được phân công và gửi cho trưởng đoàn và thư ký để tổng hợp (Biểu 11); trưởng đoàn và thư ký tập hợp, biên tập, hoàn thiện dự thảo báo cáo đánh giá ngoài và gửi lại cho các thành viên trong đoàn đánh giá ngoài để lấy ý kiến góp ý (nội dung dự thảo báo cáo đánh giá ngoài phải được ít nhất 2/3 số thành viên trong đoàn nhất trí thông qua). Trường hợp không nhận được sự nhất trí của ít nhất 2/3 số thành viên trong đoàn, thì trưởng đoàn đánh giá ngoài phải họp đoàn để thảo luận lần cuối và trưởng đoàn có trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng. Các cuộc họp này đều được ghi nhận bằng biên bản, lưu trong hồ sơ của đoàn đánh giá ngoài.
b) Đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, gửi dự thảo báo cáo đánh giá ngoài cho cơ sở đào tạo để tham khảo ý kiến trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở đào tạo nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài.
5. Hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài
a) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, cơ sở đào tạo có trách nhiệm gửi công văn cho đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, nêu rõ các ý kiến nhất trí hoặc không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài. Trường hợp không nhất trí với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, cơ sở đào tạo phải nêu rõ lý do kèm theo các minh chứng. Nếu quá thời hạn trên mà cơ sở đào tạo không có ý kiến trả lời thì xem như cơ sở đào tạo đồng ý với dự thảo báo cáo đánh giá ngoài;
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được ý kiến phản hồi của cơ sở đào tạo hoặc kể từ ngày hết thời hạn cơ sở đào tạo trả lời ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài, đoàn đánh giá ngoài thông qua tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi văn bản thông báo cho cơ sở đào tạo biết những ý kiến đã được tiếp thu hoặc bảo lưu (nếu có). Trường hợp bảo lưu ý kiến phải nêu rõ lý do;
c) Đoàn đánh giá ngoài hoàn thiện báo cáo đánh giá ngoài và nộp báo cáo đánh giá ngoài cùng các hồ sơ liên quan cho giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục để tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục gửi báo cáo đánh giá ngoài chính thức cho cơ sở đào tạo;
d) Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận báo cáo đánh giá ngoài, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục cập nhật thông tin vào phần mềm Quản lý Hệ thống bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục đại học;
đ) Các thành viên đoàn đánh giá ngoài và cá nhân có liên quan (giám sát viên, thực tập viên, chuyên viên hỗ trợ đoàn) không được tự ý cung cấp các thông tin liên quan đến nội dung công việc và kết quả đánh giá của đoàn đánh giá ngoài khi chưa được phép của trưởng đoàn đánh giá ngoài, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hoặc của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong hoạt động đánh giá ngoài chương trình đào tạo
1. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu và chịu trách nhiệm về tính pháp lý của hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của chương trình đào tạo, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài.
2. Phân công một lãnh đạo của cơ sở đào tạo, một lãnh đạo đơn vị chuyên môn có chương trình đào tạo được đánh giá và một cán bộ chuyên trách làm đầu mối làm việc với đoàn đánh giá ngoài.
3. Hợp tác, trao đổi, thảo luận với đoàn đánh giá ngoài về kết quả nghiên cứu báo cáo tự đánh giá và kết quả khảo sát của đoàn tại cơ sở đào tạo.
4. Thực hiện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 28 và các quy định khác có liên quan tại Thông tư này.
5. Sau khi cơ sở đào tạo thống nhất với kết quả đánh giá ngoài, trong thời gian 30 ngày kể từ ngày cơ sở đào tạo nhận được công văn kèm theo báo cáo đánh giá ngoài chính thức từ tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục, cơ sở đào tạo gửi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục văn bản đề nghị xem xét công nhận chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và ký hợp đồng thẩm định kết quả đánh giá và xét công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng chương trình đào tạo.
Thông tư 04/2025/TT-BGDĐT quy định về kiểm định chất lượng chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- Số hiệu: 04/2025/TT-BGDĐT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 17/02/2025
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hoàng Minh Sơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/04/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Mục đích sử dụng bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng chương trình đào tạo và sử dụng kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
- Điều 4. Tiêu chuẩn 1: Mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo
- Điều 5. Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung chương trình đào tạo
- Điều 6. Tiêu chuẩn 3: Hoạt động dạy và học
- Điều 7. Tiêu chuẩn 4: Đánh giá kết quả học tập
- Điều 8. Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên, nghiên cứu viên
- Điều 9. Tiêu chuẩn 6: Các dịch vụ hỗ trợ người học
- Điều 10. Tiêu chuẩn 7: Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Điều 11. Tiêu chuẩn 8: Đầu ra và kết quả đầu ra
- Điều 14. Quy trình tự đánh giá
- Điều 15. Hội đồng tự đánh giá
- Điều 16. Lập kế hoạch tự đánh giá
- Điều 17. Thu thập, phân tích và xử lý thông tin, minh chứng
- Điều 18. Tự đánh giá mức đạt của các tiêu chí
- Điều 19. Viết báo cáo tự đánh giá
- Điều 20. Lưu trữ và sử dụng báo cáo tự đánh giá
- Điều 21. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá
- Điều 22. Đăng ký đánh giá ngoài
- Điều 23. Thẩm định hồ sơ báo cáo tự đánh giá và đề nghị đánh giá ngoài
- Điều 24. Thành lập đoàn đánh giá ngoài
- Điều 25. Nhiệm vụ, quyền hạn các thành viên trong đoàn đánh giá ngoài
- Điều 26. Giám sát viên, thực tập viên
- Điều 27. Nguyên tắc làm việc của đoàn đánh giá ngoài
- Điều 28. Trình tự đánh giá ngoài
- Điều 29. Trách nhiệm của cơ sở đào tạo trong hoạt động đánh giá ngoài chương trình đào tạo
- Điều 30. Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục
- Điều 31. Thời hạn và hồ sơ thẩm định kết quả đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
- Điều 32. Quy trình thẩm định kết quả đánh giá chất lượng chương trình đào tạo
- Điều 33. Điều kiện và việc công nhận chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
- Điều 34. Giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
- Điều 35. Thu hồi giấy chứng nhận kiểm định chất lượng chương trình đào tạo
- Điều 36. Thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng chương trình đào tạo
- Điều 37. Hồ sơ lưu trữ về hoạt động đánh giá, công nhận chương trình đào tạo đạt tiêu chuẩn chất lượng
- Điều 38. Tự đánh giá và đề nghị đánh giá lại
- Điều 39. Đánh giá lại, thẩm định kết quả đánh giá, công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục