Điều 11 Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 11. Phương pháp sóng phản xạ
1. Chọn hệ quan sát điểm sâu chung đo ghi ở băng tần 150 đến 2000Hz
a) Khoảng cách điểm thu sóng chọn từ 1 đến 4m. Không dùng khoảng cách thu lớn hơn 1/20 độ sâu lớn nhất cần khảo sát để đảm bảo chất lượng cộng điểm sâu chung;
b) Bậc cộng sóng chọn từ 6 đến 24;
c) Dùng nguồn phát sóng là đập, súng hơi, nổ kíp hoặc nổ mìn liều nổ nhỏ.
2. Đo đạc thử nghiệm để xác định các tham số quan sát thực hiện theo trình tự sau:
a) Đo với khoảng cách điểm thu dày cỡ 1m và bậc cộng lớn từ 12 trở lên;
b) Xử lý kết quả thử nghiệm với bậc cộng và khoảng cách thu khác nhau;
c) So sánh kết qủa, chọn ra tham số ứng với bậc cộng tối thiểu mà kết quả xử lý điểm sâu chung thể hiện rõ các ranh giới phản xạ ở độ sâu khảo sát yêu cầu lớn nhất. d) Việc chọn tham số cần chú ý các yếu tố khoảng cách điểm thu sóng chọn không nhỏ hơn bán kính tương quan của nhiễu ngẫu nhiên chủ yếu trên băng chưa cộng, nhưng không làm đáy cộng quá lớn, đến mức tia sóng phản xạ bên ngoài cùng có góc phản xạ lớn hơn góc tới hạn (Hình 4); tăng bậc cộng sẽ tăng tỷ số tín hiệu/nhiễu cho đường ghi tổng, làm nổi các sóng phản xạ từ các mặt phản xạ sâu, nhưng sẽ làm tăng giá thành khảo sát. | |
Hình 5. Bố trí đo địa chấn lỗ khoan |
Thông tư 04/2011/TT-BTNMT quy định kỹ thuật đo địa chấn trong điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và địa chất công trình do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 04/2011/TT-BTNMT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 29/01/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Linh Ngọc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/03/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Lĩnh vực áp dụng
- Điều 5. Điều kiện áp dụng
- Điều 6. Chuẩn bị và lập dự án
- Điều 7. Thu thập tài liệu liên quan đến nhiệm vụ và vùng công tác
- Điều 8. Cơ sở xác định nhiệm vụ của phương pháp địa chấn
- Điều 9. Thành lập, xác định mạng lưới tuyến và khoảng cách điểm thu sóng
- Điều 10. Phương pháp sóng khúc xạ
- Điều 11. Phương pháp sóng phản xạ
- Điều 12. Phương pháp mặt cắt đứng và địa chấn lỗ khoan
- Điều 13. Phương pháp chiếu sóng địa chấn
- Điều 14. Đo địa chấn hầm lò
- Điều 15. Lựa chọn nguồn phát sóng đàn hồi
- Điều 16. Nội dung của dự án địa chấn
- Điều 17. Điều kiện triển khai dự án
- Điều 18. Thành phần một tổ đo địa chấn
- Điều 19. Công tác an toàn lao động
- Điều 20. Yêu cầu trong thi công thực địa
- Điều 21. Chọn tham số ghi sóng
- Điều 22. Phát sóng
- Điều 23. Thi công đo phương pháp sóng khúc xạ trên mặt đất và trong hầm lò
- Điều 24. Thi công đo phương pháp sóng khúc xạ trên mặt nước (sông, hồ)
- Điều 25. Thi công phương pháp đo sóng phản xạ điểm sâu chung
- Điều 26. Thi công đo mặt cắt đứng, địa chấn lỗ khoan
- Điều 27. Thi công đo chiếu sóng địa chấn
- Điều 28. Công tác trắc địa xác định toạ độ và địa hình tuyến địa chấn
- Điều 29. Công tác văn phòng thực địa
- Điều 30. Đánh giá chất lượng thi công
- Điều 31. Đánh giá chất lượng băng ghi
- Điều 32. Yêu cầu thực hiện công tác văn phòng
- Điều 33. Hệ thống và hoàn chỉnh tài liệu thực địa
- Điều 34. Vạch pha và sóng địa chấn
- Điều 35. Thành lập biểu đồ thời khoảng
- Điều 36. Tính và tổng hợp các tốc độ trung bình, tốc độ lớp cho Vp và Vs
- Điều 37. Xác định ranh giới địa chấn
- Điều 38. Xác định các đới phá huỷ, karst theo đặc trưng động và động lực
- Điều 39. Đánh giá sai số
- Điều 40. Thành lập mặt cắt địa chấn - địa chất
- Điều 41. Xác lập tương quan giữa các tham số địa chấn và các chỉ tiêu địa chất công trình
- Điều 42. Sản phẩm của đo địa chấn lập bản đồ địa chất công trình
- Điều 43. Lập báo cáo tổng kết
- Điều 44. Phê duyệt, bàn giao kết quả