Hệ thống pháp luật

Điều 11 Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Điều 11. Trách nhiệm quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa

1. Trách nhiệm của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam

a) Tổ chức quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý;

b) Kiểm tra, hướng dẫn các đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường thủy nội địa trong việc quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý; bảo đảm giao thông an toàn và thông suốt; đảm bảo quy định của quy trình bảo trì, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và kế hoạch bảo trì được giao;

c) Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp đảm bảo giao thông khẩn cấp trên đường thủy nội địa quốc gia trong các trường hợp thực hiện đảm bảo giao thông bước 1 theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải về công tác phòng, chống thiên tai trong lĩnh vực đường thủy nội địa; xử lý ùn tắc giao thông và xảy ra các sự cố mất an toàn giao thông đường thủy nội địa;

d) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa trên hệ thống đường thủy nội địa quốc gia;

đ) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Trách nhiệm của các đơn vị được phân cấp, ủy quyền quản lý công trình đường thủy nội địa trong việc quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa quốc gia thuộc phạm vi quản lý:

a) Trực tiếp tổ chức thực hiện việc quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi được giao quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt;

b) Thực hiện kế hoạch bảo trì được giao theo quy định tại Điều 13 Thông tư này;

c) Xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.

3. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải

a) Tổ chức thực hiện công tác quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý;

b) Thực hiện quyền, trách nhiệm khác đối với công tác quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của các nhà thầu quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa: thực hiện việc quản lý và bảo trì công trình được giao theo quy định của Thông tư này, quy định của quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, quy trình bảo trì công trình, nội dung hợp đồng đã ký.

5. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường thủy nội địa tự đầu tư có trách nhiệm:

a) Tổ chức quản lý và bảo trì công trình do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt, hiệu quả và bảo vệ môi trường;

b) Chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý đường thủy nội địa và các cơ quan có thẩm quyền trong việc tổ chức quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do mình quản lý, bảo đảm giao thông an toàn, thông suốt và đúng quy định của pháp luật;

c) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện trách nhiệm của mình về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa.

6. Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu thi công xây dựng dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, sửa chữa công trình đường thủy nội địa trong việc bảo trì đoạn luồng vừa thi công vừa khai thác:

a) Trong suốt thời gian thực hiện dự án, chủ đầu tư, nhà thầu thi công có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý đường thủy nội địa, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình thực hiện các biện pháp bảo trì công trình và đảm bảo giao thông;

b) Khi dự án xây dựng công trình đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao, chủ đầu tư và nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm lập kế hoạch và phối hợp thực hiện việc bảo trì công trình cho đến khi bàn giao cho cơ quan quản lý, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình đường thủy nội địa;

c) Khi bàn giao công trình đã hoàn thành, chủ đầu tư có trách nhiệm bàn giao hồ sơ tài liệu bảo trì công trình theo quy định tại Điều 7 Thông tư này và các tài liệu cần thiết khác có liên quan cho cơ quan quản lý đường thủy nội địa, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình;

d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra, xử lý của cơ quan quản lý đường thủy nội địa, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện quy định của Thông tư này.

Thông tư 01/2019/TT-BGTVT quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

  • Số hiệu: 01/2019/TT-BGTVT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 11/01/2019
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Nhật
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 135 đến số 136
  • Ngày hiệu lực: 01/03/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH