Điều 18 Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Điều 18. Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
1. Việc nộp tiền vào ngân sách Nhà nước được thực hiện bằng chứng từ riêng tương ứng với từng việc cụ thể; trường hợp nộp chung của nhiều việc thì phải lập bảng kê chi tiết nêu rõ từng khoản, nộp theo từng quyết định thi hành án và ghi rõ số, ngày, tháng, năm của các biên lai thu tiền. Bảng kê chi tiết do Chấp hành viên lập và chuyển cho kế toán để làm thủ tục nộp tiền vào ngân sách Nhà nước.
Trường hợp nộp chung các khoản tiền của các Chấp hành viên kê nộp vào ngân sách thì kế toán phải tổng hợp các bảng kê để nộp ngân sách. Sau khi nộp tiền, kế toán sao bảng kê nộp tiền và giấy nộp tiền tương ứng từng vụ trong bảng kê, giao cho Chấp hành viên quản lý hồ sơ để lưu từng hồ sơ thi hành án theo quy định.
2. Bộ phận kế toán lưu bản chính, Chấp hành viên lưu hồ sơ bản chụp của chứng từ nộp tiền.
3. Đối với khoản thoái thu để hoàn trả trong kỳ, nếu số tiền nộp đủ để hoàn trả thì tại dòng cuối cùng của bảng kê nộp tiền vào ngân sách phải ghi rõ tên quyết định thoái thu, số tiền thoái thu.
Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 01/2016/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/02/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Chí Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 187 đến số 188
- Ngày hiệu lực: 16/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Nguyên tắc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 4. Nội dung, hình thức công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 5. Trình tự, thủ tục công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 6. Thay đổi, chấm dứt công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thi hành án dân sự
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và tương đương
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện
- Điều 10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 11. Giao nhận vật chứng, tài sản
- Điều 12. Bảo quản vật chứng, tài sản
- Điều 13. Xử lý đối với vật chứng, tài sản tạm giữ và một số vấn đề liên quan đến án phí, tiền phạt
- Điều 14. Biên lai thu tiền thi hành án
- Điều 15. Cách ghi biên lai thu tiền thi hành án
- Điều 16. Nộp tiền thi hành án vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 17. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
- Điều 18. Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
- Điều 19. Nguyên tắc kiểm tra
- Điều 20. Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra
- Điều 21. Lập kế hoạch kiểm tra
- Điều 22. Nội dung kiểm tra
- Điều 23. Phương thức kiểm tra
- Điều 24. Kết luận kiểm tra
- Điều 25. Nguyên tắc báo cáo về thi hành án
- Điều 26. Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự
- Điều 27. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo
- Điều 28. Trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án
- Điều 29. Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án
- Điều 30. Lập và bảo quản hồ sơ thi hành án
- Điều 31. Lưu trữ sổ, hồ sơ về thi hành án