Mục 3 Chương 3 Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Mục 3. CHẾ ĐỘ KIỂM TRA CÔNG TÁC THI HÀNH ÁN
1. Việc kiểm tra không được làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm tra.
2. Việc kiểm tra phải công khai, minh bạch, dân chủ; các đánh giá, kết luận phải chính xác, khách quan.
3. Kết thúc kiểm tra phải có kết luận về những nội dung được kiểm tra.
Điều 20. Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra
1. Kế hoạch công tác năm của đơn vị;
2. Kế hoạch tổ chức thi hành án dân sự;
3. Chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ thi hành án dân sự được giao hàng năm của địa phương và đơn vị;
4. Kết quả công tác của đơn vị thực hiện kiểm tra và của đơn vị được kiểm tra trong năm báo cáo và những năm trước đó;
5. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị lập kế hoạch kiểm tra;
6. Chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền (cơ quan quản lý thi hành án dân sự, cơ quan thi hành án dân sự cấp trên …).
Điều 21. Lập kế hoạch kiểm tra
1. Hàng năm Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự xây dựng và ban hành kế hoạch kiểm tra của đơn vị mình. Kế hoạch kiểm tra bao gồm:
a) Kế hoạch kiểm tra đối với cấp dưới;
b) Kế hoạch kiểm tra nội bộ đơn vị;
c) Kế hoạch kiểm tra liên ngành.
2. Kế hoạch kiểm tra bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Mục đích, yêu cầu kiểm tra;
b) Đối tượng, phạm vi kiểm tra;
c) Nội dung kiểm tra;
d) Phương pháp kiểm tra;
đ) Tổ chức thực hiện.
3. Kế hoạch kiểm tra phải được lập xong trong kỳ báo cáo 03 tháng đầu tiên của năm báo cáo thi hành án dân sự và phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự cấp trên trực tiếp để báo cáo.
1. Căn cứ yêu cầu quản lý và tình hình thực tiễn, Tổng cục trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự Bộ Tư pháp, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự, Chi cục trưởng Chi cục Thi hành án dân sự quyết định nội dung kiểm tra.
2. Nội dung kiểm tra phải bám sát việc thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị, địa phương và đảm bảo tính khả thi, đạt được mục đích đã đề ra. Trong quá trình kiểm tra, nếu phát hiện những vấn đề có liên quan cần phải được kiểm tra làm rõ thì phải báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của người đã ký quyết định kiểm tra và chỉ thực hiện kiểm tra sau khi có ý kiến của người đó.
1. Việc kiểm tra được thực hiện trực tiếp thông qua kiểm tra sổ sách, hồ sơ thi hành án và nghe báo cáo, giải trình của đối tượng được kiểm tra.
2. Trường hợp cần thiết, đoàn kiểm tra có thể tiến hành thẩm tra, xác minh để làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra.
1. Kết luận kiểm tra phải thể hiện rõ những việc đã làm được, chưa làm được, hạn chế, nguyên nhân; những kiến nghị về biện pháp khắc phục nhược điểm; biện pháp xử lý đối với tập thể, cá nhân có sai phạm trong công tác thi hành án dân sự; dự kiến đề xuất với người có thẩm quyền.
2. Kết luận kiểm tra có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành và phải được gửi cho đơn vị được kiểm tra, cấp trên trực tiếp quản lý, tổ chức, cá nhân có liên quan để thực hiện và báo cáo.
Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 01/2016/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/02/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Chí Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 187 đến số 188
- Ngày hiệu lực: 16/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Nguyên tắc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 4. Nội dung, hình thức công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 5. Trình tự, thủ tục công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 6. Thay đổi, chấm dứt công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thi hành án dân sự
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và tương đương
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện
- Điều 10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 11. Giao nhận vật chứng, tài sản
- Điều 12. Bảo quản vật chứng, tài sản
- Điều 13. Xử lý đối với vật chứng, tài sản tạm giữ và một số vấn đề liên quan đến án phí, tiền phạt
- Điều 14. Biên lai thu tiền thi hành án
- Điều 15. Cách ghi biên lai thu tiền thi hành án
- Điều 16. Nộp tiền thi hành án vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 17. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
- Điều 18. Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
- Điều 19. Nguyên tắc kiểm tra
- Điều 20. Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra
- Điều 21. Lập kế hoạch kiểm tra
- Điều 22. Nội dung kiểm tra
- Điều 23. Phương thức kiểm tra
- Điều 24. Kết luận kiểm tra
- Điều 25. Nguyên tắc báo cáo về thi hành án
- Điều 26. Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự
- Điều 27. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo
- Điều 28. Trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án
- Điều 29. Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án
- Điều 30. Lập và bảo quản hồ sơ thi hành án
- Điều 31. Lưu trữ sổ, hồ sơ về thi hành án