Mục 4 Chương 3 Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
Mục 4. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VỀ THI HÀNH ÁN
Điều 25. Nguyên tắc báo cáo về thi hành án
1. Cơ quan thi hành án phải thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, đúng hạn các báo cáo về thi hành án dân sự. Việc chấp hành chế độ báo cáo, thống kê về thi hành án dân sự là một trong các điều kiện xét thi đua, khen thưởng hàng năm đối với các đơn vị.
2. Nội dung báo cáo về công tác thi hành án dân sự phải bảo đảm đầy đủ, trung thực, chính xác, khách quan, phản ánh đúng tình hình thực hiện các nhiệm vụ của đơn vị và theo yêu cầu báo cáo của người có thẩm quyền.
Điều 26. Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự
1. Báo cáo thường xuyên theo quy định;
2. Báo cáo theo kế hoạch công tác của ngành, của đơn vị;
3. Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự cấp trên và cơ quan quản lý thi hành án dân sự; báo cáo theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
Điều 27. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo
1. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật và theo yêu cầu của người có thẩm quyền.
2. Báo cáo tài chính, kế toán thực hiện theo quy định của pháp luật về tài chính, kế toán; chế độ kế toán nghiệp vụ thi hành án dân sự.
3. Báo cáo thống kê thi hành án thực hiện theo quy định của pháp luật về thống kê, thống kê thi hành án dân sự.
Điều 28. Trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án
1. Thủ trưởng cơ quan nơi thực hiện báo cáo chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác, kịp thời và nội dung báo cáo.
2. Để đảm bảo tính chính xác của các thông tin trong báo cáo, cơ quan nhận báo cáo theo quy định của pháp luật, Thủ trưởng cơ quan nơi đã yêu cầu báo cáo tiến hành thẩm tra báo cáo nếu thấy cần thiết.
Thông tư 01/2016/TT-BTP hướng dẫn thực hiện thủ tục về quản lý hành chính và biểu mẫu nghiệp vụ trong thi hành án dân sự do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 01/2016/TT-BTP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 01/02/2016
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Phan Chí Hiếu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 187 đến số 188
- Ngày hiệu lực: 16/03/2016
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 3. Nguyên tắc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 4. Nội dung, hình thức công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 5. Trình tự, thủ tục công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 6. Thay đổi, chấm dứt công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 7. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thi hành án dân sự
- Điều 8. Trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh và tương đương
- Điều 9. Trách nhiệm của cơ quan Thi hành án dân sự cấp huyện
- Điều 10. Giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành
- Điều 11. Giao nhận vật chứng, tài sản
- Điều 12. Bảo quản vật chứng, tài sản
- Điều 13. Xử lý đối với vật chứng, tài sản tạm giữ và một số vấn đề liên quan đến án phí, tiền phạt
- Điều 14. Biên lai thu tiền thi hành án
- Điều 15. Cách ghi biên lai thu tiền thi hành án
- Điều 16. Nộp tiền thi hành án vào quỹ cơ quan thi hành án dân sự
- Điều 17. Thủ tục thanh toán tiền, trả tài sản thi hành án
- Điều 18. Nộp tiền vào ngân sách Nhà nước
- Điều 19. Nguyên tắc kiểm tra
- Điều 20. Căn cứ xây dựng Kế hoạch kiểm tra
- Điều 21. Lập kế hoạch kiểm tra
- Điều 22. Nội dung kiểm tra
- Điều 23. Phương thức kiểm tra
- Điều 24. Kết luận kiểm tra
- Điều 25. Nguyên tắc báo cáo về thi hành án
- Điều 26. Các loại báo cáo trong thi hành án dân sự
- Điều 27. Nội dung, phạm vi, thời hạn, phương thức báo cáo
- Điều 28. Trách nhiệm thực hiện báo cáo, thẩm tra báo cáo về thi hành án
- Điều 29. Lập, sử dụng và bảo quản các loại sổ thi hành án
- Điều 30. Lập và bảo quản hồ sơ thi hành án
- Điều 31. Lưu trữ sổ, hồ sơ về thi hành án