Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 920/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

n cứ Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23 tháng 11 năm 2018 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định số 18/2020/QĐ-UBND ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 4624/QĐ-UBND ngày 14 tháng 10 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội;

Căn cứ Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 10 tháng 11 năm 2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 199/TTr-SGDĐT ngày 20 tháng 01 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này 08 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội, gồm: 03 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp Thành phố; 05 quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính cấp huyện (chi tiết tại các Phụ lục kèm theo).

Điều 2. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định này xây dựng quy trình điện tử để phục vụ việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành Thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT UBND Thành phố: Chử Xuân Dũng, Lê Hồng Sơn;
- Văn phòng: Thành ủy, Đoàn ĐBQH TP, HĐND TP;
- VPUBTP: CVP, PVP Lê Tự Lực;
các Phòng: TKBT, KGVX, HC-TC, KSTTHC, TTTH-CB;
- Cổng giao tiếp điện tử Hà Nội;
- Lưu: VT, KSTTHC Thg
2982

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Chử Xuân Dũng

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

A. DANH MỤC QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP THÀNH PHỐ

STT

Tên quy trình nội bộ

Ký hiệu

1

Chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

QT.01-02.2021

2

Chuyển đổi trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do nhà đầu tư trong nước đầu tư và trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

QT.02-02.2021

3

Xét cấp học bổng chính sách

QT.03-02.2021

B. DANH MỤC QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

STT

Tên quy trình nội bộ

Ký hiệu

1

Chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

QT.04-02.2021

2

Chuyển đổi trường tiểu học tư thục, trường trung học cơ sở tư thục và trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

QT.05-02.2021

3

Trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp

QT.06-02.2021

4

Hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp

QT.07-02.2021

5

Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo

QT.08-02.2021

 

PHỤ LỤC II

NỘI DUNG QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 920/QĐ-UBND ngày 24 tháng 02 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội)

A. NỘI DUNG QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP THÀNH PHỐ

1. Quy trình: Chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (QT.01-02.2021)

1

Mục đích:

Quy định trình tự, cách thức thực hiện thủ tục chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

2

Phạm vi:

Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; công chức Sở Giáo dục và Đào tạo.

3

Nội dung quy trình

3.1

Cơ sở pháp lý

 

1. Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

2. Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2020 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

3. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

4. Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

5. Quyết định số 2284/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

6. Quyết định 4624/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

3.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

- Tờ trình đề nghị chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải chuyển đổi: Tôn chỉ, mục đích, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần góp vốn, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục (nếu có).

x

 

- Văn bản cam kết của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, bảo đảm thực hiện hoạt động không lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hàng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục.

x

 

 

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; dự thảo quy chế tài chính nội bộ của nhà trẻ, trường mẫu giáo; trường mầm non tư thục không vì lợi nhuận.

x

 

 

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu báo cáo kết quả kiểm toán; thỏa thuận giải quyết phần vốn góp cho nhà đầu tư không đồng ý chuyển đổi sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (nếu có); các giấy tờ, tài liệu về đất đai, tài sản, tài chính, tổ chức và nhân sự của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục chuyển đổi sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

 

x

 

- Báo cáo đánh giá tác động của việc chuyển đổi về nhân sự, tài chính, tài sản và phương án xử lý.

x

 

 

- Quyết định thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục, quyết định công nhận hội đồng trường đương nhiệm, quyết định công nhận hiệu trưởng đương nhiệm của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

 

x

3.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

3.4

Thời gian xử lý

 

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, số 23A Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.

3.6

Lệ phí

 

Không

3.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/ Kết quả

B1

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Bộ phận TN&TKQ

Giờ hành chính

Theo mục 3.2

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

B2

Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn

Phòng TCCB

Giờ hành chính

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B3

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Phòng TCCB

01 ngày

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B4

Thẩm định hồ sơ

Chuyên viên Phòng TCCB

05 ngày

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ/Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.

- Thông báo đủ điều kiện giải quyết giải quyết.

B5

Tổng hợp hồ sơ; dự thảo kết quả

Phòng TCCB

03 ngày

Hồ sơ trình

B6

Xem xét, ký các văn bản liên quan

Lãnh đạo Sở GDĐT

03 ngày

Tờ trình kèm theo hồ sơ

B7

Chủ tịch UBND Thành phố xem xét giải quyết và trả kết quả về Sở GDĐT

Chủ tịch UBND TP

07 ngày

Quyết định

B8

Tiếp nhận kết quả, vào sổ và chuyển kết quả về Bộ phận TN&TKQ

Bộ phận TN&TKQ

01 ngày

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

- Sổ theo dõi hồ sơ.

4

Biểu mẫu

 

Biểu mẫu theo dõi, giải quyết thủ tục hành chính ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mẫu số 01-06):

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ;

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

2. Quy trình: Chuyển đổi trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do nhà đầu tư trong nước đầu tư và trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (QT.02-02.2021)

1

Mục đích

Quy trình trình tự, cách thức thực hiện thủ tục chuyển đổi trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do nhà đầu tư trong nước đầu tư và trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

2

Phạm vi

Áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển đổi trường trung học phổ thông tư thục, trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông do nhà đầu tư trong nước đầu tư và trường phổ thông tư thục do nhà đầu tư nước ngoài đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; công chức Sở Giáo dục và Đào tạo.

3

Nội dung quy trình

3.1

Cơ sở pháp lý

 

1. Luật Giáo dục ngày 14/6/2019; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009;

2. Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2020 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

3. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

4. Thông tư 04/2020/TT-BGDĐT ngày 18/3/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 06/6/2018 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục;

5. Quyết định số 2284/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

6. Quyết định 4624/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

3.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

- Tờ trình đề nghị chuyển đổi cơ sở giáo dục phổ thông tư thục sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải chuyển đổi; tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của nhà trường (nếu có).

x

 

- Văn bản cam kết của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục phổ thông tư thục chuyển sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, bảo đảm thực hiện hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục phổ thông tư thục.

x

 

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; dự thảo quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

x

 

 

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu báo cáo kết quả kiểm toán; thỏa thuận giải quyết phần vốn góp cho nhà đầu tư không đồng ý chuyển đổi sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (nếu có); các giấy tờ, tài liệu về đất đai, tài sản, tài chính, tổ chức và nhân sự của cơ sở giáo dục phổ thông tư thục chuyển đổi sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận

 

x

 

- Báo cáo đánh giá tác động của việc chuyển đổi về nhân sự, tài chính, tài sản và phương án xử lý.

x

 

 

- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục phổ thông tư thục, quyết định công nhận hội đồng trường đương nhiệm, quyết định công nhận hiệu trưởng đương nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông tư thục và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

 

x

3.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

3.4

Thời gian xử lý

 

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, số 23A Quang Trung, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội

3.6

Lệ phí

 

Không

3.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ

Bộ phận TN&TKQ

Giờ hành chính

Theo mục 3.2

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả

B2

Chuyển hồ sơ cho phòng chuyên môn

Phòng TCCB

Giờ hành chính

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B3

Phân công xử lý hồ sơ

Lãnh đạo Phòng TCCB

01 ngày

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B4

Thẩm định hồ sơ

Chuyên viên Phòng TCCB

05 ngày

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ/Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ.

- Thông báo đủ điều kiện giải quyết giải quyết.

B5

Tổng hợp hồ sơ; dự thảo kết quả

Phòng TCCB

03 ngày

Hồ sơ trình

B6

Xem xét, ký các văn bản liên quan

Lãnh đạo Sở GDĐT

03 ngày

Tờ trình kèm theo hồ sơ

B7

Chủ tịch UBND Thành phố xem xét giải quyết và trả kết quả về Sở GDĐT

Chủ tịch UBND TP

07 ngày

Quyết định

B8

Tiếp nhận kết quả, vào sổ và chuyển kết quả về Bộ phận TN&TKQ

Bộ phận TN&TKQ

01 ngày

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

- Sổ theo dõi hồ sơ.

4

Biểu mẫu

 

 

 

 

Biểu mẫu theo dõi, giải quyết thủ tục hành chính ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mẫu số 01-06):

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ;

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

3. Quy trình: Xét cấp học bổng chính sách (QT.03-02.2021)

1

Mục đích

Quy định trình tự, cách thức thực hiện thủ tục xét cấp học bổng chính sách

2

Phạm vi

Áp dụng đối với các cá nhân có nhu cầu xét cấp học bổng chính sách; công chức Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện.

3

Nội dung quy trình

3.1

Cơ sở pháp lý

 

1. Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;

2. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

3. Quyết định 2284/QĐ-UBND ngày 10/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

4. Quyết định 4624/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

3.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

a

Đối với sinh viên trường cao đẳng theo chế độ cử tuyển có đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố Hà Nội (trừ sinh viên trường cao đẳng sư phạm)

 

 

 

- Bản cam kết của sinh viên, có xác nhận của nhà trường nơi đang theo học (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP).

x

 

b

Đối với học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật trên địa bàn Thành phố:

 

 

 

- Đơn đề nghị cấp học bổng chính sách (theo Mẫu số 02 hoặc Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP).

x

 

 

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy khai sinh.

 

x

 

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu giấy xác nhận khuyết tật do UBND xã, phường, thị trấn cấp đối với học viên là người khuyết tật.

Trường hợp học viên chưa có giấy xác nhận khuyết tật thì bổ sung bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu quyết định của UBND cấp huyện về việc trợ cấp xã hội đối với người khuyết tật.

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu thẻ thương binh đối với học viên là thương binh.

 

x

3.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

3.4

Thời gian xử lý:

 

Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Học bổng chính sách được cấp hai lần trong năm học, mỗi lần cấp 06 tháng, lần thứ nhất cấp vào tháng 10, lần thứ hai cấp vào tháng 3. Trường hợp học sinh, sinh viên, học viên chưa nhận được học bổng chính sách theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ cấp học bổng tiếp theo.

3.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

- Đối với sinh viên trường cao đẳng theo chế độ cử tuyển có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội (trừ sinh viên trường cao đẳng sư phạm): Sinh viên nộp hồ sơ tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hà Nội.

- Đối với học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập dành cho thương binh, người khuyết tật trên địa bàn thành phố: Nộp hồ sơ tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập nơi học viên theo học.

- Đối với học viên cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục dành cho thương binh, người khuyết tật trên địa bàn thành phố: Nộp hồ sơ tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện nơi học viện có hộ khẩu thường trú.

3.6

Lệ phí

 

Không

3.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

 

a

Tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

 

B1

Tiếp nhận hồ sơ và chuyển đến phòng chuyên môn

Bộ phận Một cửa

0.5 ngày

Theo mục 3.2

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

B2

Lãnh đạo phòng tiếp nhận, phân công

Lãnh đạo Phòng Dạy nghề

0.5 ngày

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B3

Chuyên viên thụ lý hồ sơ.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thông báo cho người học trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Chuyên viên phòng Dạy nghề

10 ngày

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

- Thông báo hồ sơ không đủ điều kiện giải quyết/thông báo trả lại hồ sơ

B4

Lãnh đạo phòng chuyên môn kiểm tra kết quả giải quyết hồ sơ của chuyên viên và phê duyệt.

Lãnh đạo phòng

03 ngày

Hồ sơ trình lãnh đạo phòng

B5

Chuyên viên phòng chuyên môn tiếp nhận kết quả, lưu trữ hồ sơ, chuyển kết quả cho Bộ phận một cửa để trả cho học viên đồng thời phối hợp với bộ phận nghiệp vụ liên quan tổ chức chi trả học bổng chính sách theo quy định.

Chuyên viên Phòng Dạy nghề

01 ngày

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

- Sổ theo dõi hồ sơ

B6

Tổ chức chi trả học bổng chính sách theo quy định.

Học bổng chính sách được cấp cho người học nhận học bổng theo các hình thức: trực tiếp chuyển kinh phí cho cơ sở giáo dục, cấp tiền mặt trực tiếp hoặc chuyển qua tài khoản ngân hàng. Người học nhận học bổng chính sách hai lần trong năm học, mỗi lần cấp 6 tháng, lần thứ nhất cấp vào tháng 10, lần thứ hai cấp vào tháng 3.

Trường hợp người học chưa nhận được học bổng chính sách theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ cấp học bổng tiếp theo.

Chuyên viên Phòng Dạy nghề (hoặc bộ phận nghiệp vụ Kế toán)

Giờ hành chính

Chứng từ thể hiện việc chi trả

b

Tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp dành cho thương binh, người khuyết tật

 

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tổ chức thẩm định hồ sơ, tổng hợp, lập danh sách và dự toán kinh phí thực hiện chế độ hỗ trợ chi phí học tập cho sinh viên trình cơ quan quản lý trực tiếp phê duyệt, tổng hợp gửi cơ quan tài chính trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, Cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập có trách nhiệm thông báo cho người học trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ.

Hiệu trưởng cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập

15 ngày

Hồ sơ theo quy định

c

Tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện

Đối với trường hợp theo học cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục dành cho thương binh, người khuyết tật

B1

Tiếp nhận hồ sơ đề nghị xét, cấp học bổng chính sách, xác nhận vào đơn theo mẫu và hướng dẫn học viên gửi hồ sơ theo quy định.

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp tư thục

10 ngày

Xác nhận đơn theo mẫu số Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP

B2

Tiếp nhận hồ sơ, chuyển đến bộ phận chuyên môn và giải quyết theo thẩm quyền.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

15 ngày

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

4

Biểu mẫu

 

1. Bản cam kết của sinh viên, có xác nhận của nhà trường nơi đang theo học (theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP).

2. Đơn đề nghị cấp học bổng chính sách (theo Mẫu số 02; Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 84/2020/NĐ-CP).

3. Biểu mẫu theo dõi, giải quyết thủ tục hành chính ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mẫu số 01-06):

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ;

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 01

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

BẢN CAM KẾT

Tôi là.............................................................................................................................

Sinh viên lớp:........................................... Khóa:.......................... Khoa:........................

Trường:.........................................................................................................................

Địa chỉ thường trú..........................................................................................................

Số chứng minh nhân dân (Thẻ căn cước công dân): ........................... ngày cấp: ............... nơi cấp: ................................

Tôi đã nghiên cứu kỹ và xin cam kết thực hiện các nội dung về học bổng chính sách đối với sinh viên theo chế độ cử tuyển được quy định tại Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày... tháng.... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục.

Nếu trong trường hợp phải bồi hoàn, tôi xin cam kết hoàn trả số tiền học bổng được nhận theo đúng với các quy định của pháp luật.

 

 

……....., ngày.... tháng.... năm....
NGƯỜI VIẾT CAM KẾT
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

GIẤY XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG

Trường..........................................................................................................................

Địa chỉ:..........................................................................................................................

Số điện thoại:................................................................................................................

Xác nhận anh/chị (Chữ in hoa, có dấu) .......................... là sinh viên năm thứ: .... Khoá: ...... Khoa: .................

Giấy xác nhận này để làm căn cứ xét, cấp học bổng chính sách theo quy định hiện hành.

Trong trường hợp sinh viên bị kỷ luật, đình chỉ học tập hoặc buộc thôi học, nhà trường sẽ gửi thông báo kịp thời về địa phương.

 

 

…………, ngày.... tháng.... năm....
TM. NHÀ TRƯỜNG
(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu số 02

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP HỌC BỔNG CHÍNH SÁCH

Kính gửi: .....................

Họ và tên: ............................................................................ Dân tộc:...........................

Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................................................

Nơi sinh:........................................................................................................................

Lớp:.................................................................. Khóa:..................................................

Mã số học viên (nếu có):................................................................................................

Thuộc đối tượng:...........................................................................................................

(ghi rõ đối tượng được hưởng học bổng chính sách)

Căn cứ Nghị định số.... /2020/NĐ-CP ngày.... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xem xét để cấp học bổng chính sách theo quy định.

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Quản lý học sinh, sinh viên)

………, ngày.... tháng.... năm....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP HỌC BỔNG CHÍNH SÁCH

Kính gửi: Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội

Họ và tên: ............................................................... Dân tộc: .......................................

Ngày, tháng, năm sinh:...................................................................................................

Nơi sinh:........................................................................................................................

Lớp:...................................................................... Khóa:...............................................

Họ tên cha/mẹ học viên:.................................................................................................

Hộ khẩu thường trú:.......................................................................................................

Mã số học viên (nếu có):................................................................................................

Thuộc đối tượng:...........................................................................................................

(ghi rõ đối tượng được hưởng chính sách)

Căn cứ Nghị định số..../2020/NĐ-CP ngày.... tháng... năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục, tôi làm đơn này đề nghị được Nhà trường xem xét để cấp học bổng chính sách theo quy định.

 

 

…..…, ngày.... tháng.... năm…
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TƯ THỤC

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp: ........................................................................................

Xác nhận anh/chị: ..........................................................................................................

Hiện là học viên lớp: ........ Khóa: .......................

Thời gian khóa học: …….. (năm)

Hệ đào tạo: ................................................................... của nhà trường.

Kỷ luật:................................................. (ghi rõ mức độ kỷ luật nếu có).

Đề nghị Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét cấp học bổng chính sách cho anh/chị theo quy định.

 

 

....., ngày.... tháng.... năm....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký, đóng dấu)

 

B. NỘI DUNG QUY TRÌNH NỘI BỘ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP HUYỆN

1. Quy trình: Chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (QT.04-02.2021)

1

Mục đích:

Quy định trình tự, cách thức thẩm định, cấp Quyết định chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

2

Phạm vi:

Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện phê duyệt việc chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

3

Nội dung quy trình

3.1

Cơ sở pháp lý

 

1. Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;

2. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

3. Quyết định số 2284/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

4. Quyết định 4624/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

3.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

- Tờ trình đề nghị chuyển đổi nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải chuyển đổi; tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục (nếu có).

x

 

- Văn bản cam kết của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục chuyển sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, bảo đảm thực hiện hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục.

x

 

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; dự thảo quy chế tài chính nội bộ của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

x

 

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu báo cáo kết quả kiểm toán; thỏa thuận giải quyết phần vốn góp cho nhà đầu tư không đồng ý chuyển đổi sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (nếu có); các giấy tờ, tài liệu về đất đai, tài sản, tài chính, tổ chức và nhân sự của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục chuyển đổi sang nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

 

x

- Báo cáo đánh giá tác động của việc chuyển đổi về nhân sự, tài chính, tài sản và phương án xử lý.

x

 

- Quyết định thành lập nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục, quyết định công nhận hội đồng trường đương nhiệm, quyết định công nhận hiệu trưởng đương nhiệm của nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

 

x

3.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

3.4

Thời gian xử lý

 

20 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận Một cửa/Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - UBND cấp huyện

3.6

Lệ phí

 

Không

3.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả.

Tổ chức/ cá nhân

0.5 ngày

Hồ sơ theo mục 5.1

B2

- Tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận Một cửa/Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại quy trình Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận lập Phiếu kim soát quá trình giải quyết hồ sơ làm 02 bản, bàn giao hồ sơ và phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho Công chức đầu mối Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Bộ phận TN&TKQ

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

B3

Lãnh đạo phòng phân công cán bộ chuyên môn thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày

 

B4

Thẩm định hồ sơ: Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ và tiến hành xác minh tại cơ sở:

- Trường hợp hồ sơ, cơ sở không đáp ứng yêu cầu cần giải trình và bổ sung thêm, cán bộ thụ lý hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản hoặc qua điện thoại, để công dân bổ sung hoàn thiện.

- Trường hợp đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo.

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

10 ngày

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B5

Gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan về việc thành lập trường

Phòng Giáo dục và Đào tạo; các cơ quan liên quan

03 ngày

Văn bản cho ý kiến

B6

Tổng hợp văn bản lấy ý kiến, hoàn thiện hồ sơ

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

01 ngày

- Tờ trình

- Hồ sơ trình

B7

Dự thảo tờ trình và kết quả trình lãnh đạo phòng

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

01 ngày

B8

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, ký xác nhận văn bản chuyển chuyên viên trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký duyệt

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.5 ngày

B9

Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, ký quyết định thành lập trường

Chủ tịch UBND cấp huyện

02 ngày

Quyết định hành chính

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ

B10

Tiếp nhận kết quả từ Lãnh đạo UBND cấp huyện, chuyển văn thư đóng dấu và ký bàn giao kết quả tại Bộ phận Một cửa/Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả (hoàn thiện hồ sơ)

Lưu hồ sơ theo dõi

Phòng Giáo dục và Đào tạo

0.5 ngày

B11

Trả kết quả cho công dân

Bộ phận TN&TKQ

4

Biểu mẫu

 

Biểu mẫu theo dõi, giải quyết thủ tục hành chính ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mẫu số 01-06):

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ;

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

2. Quy trình: Chuyển đổi trường tiểu học tư thục, trường trung học cơ sở tư thục và trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (QT.05-02.2021)

1

Mục đích:

Quy định trình tự, cách thức thẩm định, cấp Quyết định chuyển đổi trường tiểu học tư thục, trường trung học cơ sở tư thục và trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

2

Phạm vi:

Áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có nhu cầu thực hiện phê duyệt việc chuyển đổi trường tiểu học tư thục, trường trung học cơ sở tư thục và trường phổ thông tư thục có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở do nhà đầu tư trong nước đầu tư sang trường phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận; công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

3

Nội dung quy trình

3.1

Cơ sở pháp lý

 

1. Luật Giáo dục ngày 14/6/2019;

2. Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục;

3. Quyết định số 2284/QĐ-BGDĐT ngày 10/8/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

4. Quyết định 4624/QĐ-UBND ngày 14/10/2020 về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

3.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

- Tờ trình đề nghị chuyển đổi cơ sở giáo dục phổ thông tư thục sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, trong đó nêu rõ sự cần thiết phải chuyển đổi; tôn chỉ, mục đích hoạt động không vì lợi nhuận; phần vốn góp, phần tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia của nhà trường (nếu có).

x

 

- Văn bản cam kết của các nhà đầu tư đại diện ít nhất 75% tổng số vốn góp đối với cơ sở giáo dục phổ thông tư thục chuyển sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận, bảo đảm thực hiện hoạt động không vì lợi nhuận, không rút vốn, không hưởng lợi tức; phần lợi nhuận tích lũy hằng năm thuộc sở hữu chung hợp nhất không phân chia để tiếp tục đầu tư phát triển cơ sở giáo dục phổ thông tư thục.

x

 

- Dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động; dự thảo quy chế tài chính nội bộ của cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

x

 

- Bản sao được cấp từ sổ gốc, bản sao được chứng thực từ bản chính hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu báo cáo kết quả kiểm toán; thỏa thuận giải quyết phần vốn góp cho nhà đầu tư không đồng ý chuyển đổi sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận (nếu có); các giấy tờ, tài liệu về đất đai, tài sản, tài chính, tổ chức và nhân sự của cơ sở giáo dục phổ thông tư thục chuyển đổi sang cơ sở giáo dục phổ thông tư thục hoạt động không vì lợi nhuận.

 

x

- Báo cáo đánh giá tác động của việc chuyển đổi về nhân sự, tài chính, tài sản và phương án xử lý.

x

 

- Quyết định thành lập cơ sở giáo dục phổ thông tư thục, quyết định công nhận hội đồng trường đương nhiệm, quyết định công nhận hiệu trưởng đương nhiệm của cơ sở giáo dục phổ thông tư thục và các tài liệu liên quan khác (nếu có).

 

x

3.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

3.4

Thời gian xử lý

 

20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

3.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận Một cửa/Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - UBND cấp huyện

3.6

Lệ phí

 

Không

3.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả - UBND cấp huyện.

Cơ sở giáo dục mầm non

0.5 ngày

Hồ sơ theo mục 5.1

B2

- Tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận một cửa tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại quy trình Giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ làm 02 bản, bàn giao hồ sơ và phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho công chức đầu mối Phòng Giáo dục và Đào tạo.

Bộ phận TN&TKQ

 

B3

Lãnh đạo phòng phân công cán bộ chuyên môn thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo phòng

0.5 ngày

 

B4

Thẩm định hồ sơ:

Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ và tiến hành xác minh tại cơ sở:

- Trường hợp hồ sơ, cơ sở không đáp ứng yêu cầu cần giải trình và bổ sung thêm, cán bộ thụ lý hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản hoặc qua điện thoại, để công dân bổ sung hoàn thiện.

- Trường hợp đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo.

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

10 ngày

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B5

Gửi văn bản lấy ý kiến các cơ quan liên quan về việc thành lập trường

Phòng Giáo dục và Đào tạo; cơ quan liên quan

03 ngày

Văn bản cho ý kiến

B6

Tổng hợp văn bản lấy ý kiến, hoàn thiện hồ sơ

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

01 ngày

- Tờ trình

- Hồ sơ trình

B7

Dự thảo tờ trình và kết quả trình lãnh đạo phòng

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

01 ngày

B8

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét, ký xác nhận văn bản chuyển chuyên viên trình Chủ tịch UBND cấp huyện ký duyệt

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

1.5 ngày

B9

Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, ký quyết định thành lập trường

Chủ tịch UBND cấp huyện

02 ngày

- Quyết định hành chính.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

B10

Tiếp nhận kết quả từ Lãnh đạo UBND, chuyển văn thư đóng dấu và ký bàn giao kết quả tại Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả (hoàn thiện hồ sơ).

Lưu hồ sơ theo dõi.

Phòng Giáo dục và Đào tạo

0.5 ngày

B11

Trả kết quả cho công dân

Bộ phận TN&TKQ

4

BIỂU MẪU

 

Biểu mẫu theo dõi, giải quyết thủ tục hành chính ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mẫu số 01-06):

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ;

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

3. Quy trình: Trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp (QT.06-02.2021)

1

Mục đích:

Quy định trình tự, cách thức thẩm định, cấp trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp.

2

Phạm vi:

Áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non thực hiện yêu cầu trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động làm việc tại khu công nghiệp; công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

3

Nội dung quy trình

3.1

Cơ sở pháp lý

 

- Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;

- Quyết định số 2984/QĐ-BGDĐT ngày 09/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

3.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

 

- Đơn đề nghị trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp (Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP), có xác nhận của đơn vị sử dụng lao động nơi cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em đang công tác;

x

 

- Giấy khai sinh hoặc sổ hộ khẩu hoặc giấy xác nhận tạm trú của trẻ em (bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực).

 

x

3.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

3.4

Thời gian xử lý

 

- 24 ngày làm việc, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ, UBND cấp huyện phê duyệt danh sách trẻ em mẫu giáo được hỗ trợ ăn trưa.

- Cơ sở giáo dục mầm non thực hiện chi trả 02 lần trong năm học: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.

3.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận Một cửa/Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - UBND cấp huyện

3.6

Lệ phí

 

Không

3.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tháng 8 hằng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách nộp hồ sơ đề nghị trợ cấp;

Trong vòng 15 ngày làm việc kể từ ngày cơ sở giáo dục mầm non thông báo, cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, cơ sở giáo dục mầm non chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả - UBND cấp huyện.

Cơ sở giáo dục mầm non

01 ngày

Hồ sơ theo mục 3.2

B2

- Tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ làm 02 bản, bàn giao hồ sơ và phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho Công chức đầu mối Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định.

Bộ phận TN&TKQ

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

B3

Lãnh đạo phòng phân công chuyên viên thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo phòng

01 ngày

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B4

Thẩm định hồ sơ: Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ và tiến hành xác minh tại cơ sở:

- Trường hợp hồ sơ, cơ sở không đáp ứng yêu cầu, thông báo cho cơ sở giáo dục mầm non một lần bằng văn bản để công dân bổ sung hoàn thiện

- Trường hợp đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo.

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

15 ngày

 

B5

Lập tờ trình, dự thảo Quyết định hành chính trình lãnh đạo phòng xem xét.

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

01 ngày

- Tờ trình

- Hồ sơ trình

B6

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét ký xác nhận văn bản và chuyển Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét.

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

01 ngày

Quyết định hành chính

B7

Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét phê duyệt danh sách trẻ em mẫu giáo được trợ cấp.

Lãnh đạo UBND cấp huyện

04 ngày

Quyết định hành chính

B8

- Chuyển hồ sơ đã ký duyệt cho bộ phận Văn thư đóng dấu văn bản và bàn giao kết quả về Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Lưu hồ sơ theo dõi

Phòng Giáo dục và Đào tạo

01 ngày

- Kết quả

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

B9

Trả kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non

Bộ phận TN&TKQ

- Kết quả

- Sổ theo dõi hồ sơ.

4

BIỂU MẪU

 

1. Đơn đề nghị trợ cấp đối với trẻ em mầm non trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp (Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP);

2. Biểu mẫu theo dõi, giải quyết thủ tục hành chính ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mẫu số 01-06):

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ;

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 03

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân, người lao động tại khu công nghiệp

Kính gửi: Cơ sở giáo dục mầm non                    (1)

Họ và tên.................................................. (2):

Số chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân...................................... cấp ngày... tại...

Đang công tác tại................................................................................... (3)

Là cha/mẹ (hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng) của.......................................................... (4)

Sinh ngày:................................................................ Hiện đang học tại............................ (5)

Thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp theo quy định tại Nghị định số ...../2020/NĐ-CP ngày ..... tháng.... năm 2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non.

Tôi làm đơn này đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân theo quy định hiện hành./.

 

 

...., ngày ..... tháng .... năm.....
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
NƠI CHA/MẸ/NGƯỜI CHĂM SÓC, NUÔI DƯỠNG TRẺ EM
ĐANG CÔNG TÁC

Tên đơn vị............................................................... (3)

Xác nhận ông/bà:........................................................................... (2)... đang làm việc tại đơn vị/cơ quan.

Các chi tiết nêu trong đơn là phù hợp với hồ sơ mà đơn vị đang quản lý.

Đề nghị các cấp quản lý xem xét, giải quyết chế độ trợ cấp đối với trẻ em mầm non là con công nhân theo quy định hiện hành./.

 

 

......, ngày ..... tháng .... năm.....
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, đóng dấu)

 

(1) Tên đầy đủ của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục nơi trẻ mầm non đang theo học

(2) Cha/mẹ/người chăm sóc trẻ em là công nhân lao động đang công tác tại khu công nghiệp.

(3) Tên đơn vị/công ty/nhà máy trong khu công nghiệp, khu chế xuất nơi trực tiếp quản lý cha/mẹ/người chăm sóc trẻ.

(4) Họ và tên trẻ.

(5) Ghi rõ tên nhóm/lớp và cơ sở giáo dục mầm non trẻ đang học (1).

 

4. Quy trình: Hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp (QT.07-02.2021)

1

Mục đích:

Quy định trình tự, cách thức thẩm định, cấp hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.

2

Phạm vi:

Áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non thực hiện yêu cầu hỗ trợ đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp; công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

3

Nội dung quy trình

3.1

Cơ sở pháp lý

 

- Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;

- Quyết định số 2984/QĐ-BGDĐT ngày 09/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

3.2

Thành phần hồ

Bản chính

Bản sao

 

- Danh sách giáo viên được hưởng chính sách (Mẫu số 05 tại Phụ lục kèm theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP).

x

 

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Hợp đồng lao động của giáo viên được hưởng chính sách.

 

x

3.3

Số lượng hồ sơ

 

01 bộ

3.4

Thời gian xử lý

 

- 17 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Thời gian chi trả thực hiện 02 lần trong năm học: Lần 1 chi trả vào tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 5 hằng năm. Trường hợp giáo viên chưa nhận được kinh phí hỗ trợ theo thời hạn quy định thì được truy lĩnh trong kỳ chi trả tiếp theo. Trường hợp giáo viên nghỉ việc, cơ sở giáo dục mầm non có trách nhiệm báo cáo phòng giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo trình UBND cấp huyện dừng thực hiện chi trả chính sách.

3.5

Nơi tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận Một cửa/Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - UBND cấp huyện

3.6

Lệ phí

 

Không

3.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tháng 8 hằng năm, người đại diện theo pháp luật của cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nộp tại Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả - UBND cấp huyện.

Cơ sở giáo dục mầm non

01 ngày

Hồ sơ theo mục 3.2

B2

- Tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ làm 02 bản, bàn giao hồ sơ và phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho Công chức đầu mối Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định

Bộ phận TN&TKQ

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B3

Lãnh đạo phòng phân công chuyên viên thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo phòng

01 ngày

Phiếu kiểm soát quá hình giải quyết hồ sơ

B4

Thẩm định hồ sơ: Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ và tiến hành xác minh tại cơ sở:

- Trường hợp hồ sơ, cơ sở không đáp ứng yêu cầu, thông báo cho cơ sở giáo dục mầm non một lần bằng văn bản để công dân bổ sung hoàn thiện.

- Trường hợp đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo.

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

10 ngày

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

B5

Lập tờ trình, dự thảo Quyết định hành chính trình lãnh đạo phòng xem xét

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

01 ngày

- Tờ trình

- Hồ sơ trình

B6

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét ký xác nhận văn bản và chuyển Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

01 ngày

Quyết định hành chính

B7

Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét phê duyệt danh sách giáo viên được hưởng trợ cấp.

Lãnh đạo UBND cấp huyện

02 ngày

Quyết định hành chính

B8

- Chuyển hồ sơ đã ký duyệt cho bộ phận Văn thư đóng dấu văn bản và bàn giao kết quả về Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Lưu hồ sơ theo dõi

Phòng Giáo dục và Đào tạo

01 ngày

- Kết quả.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

B9

Trả kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non.

Bộ phận TN&TKQ

- Kết quả.

- Sổ theo dõi hồ sơ.

4

BIỂU MẪU

 

1. Danh sách giáo viên được hưởng chính sách (Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục kèm theo Nghị định 105/2020/NĐ-CP).

2. Biểu mẫu theo dõi, giải quyết thủ tục hành chính ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mẫu số 01-06):

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ;

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 05

CƠ QUAN QUẢN LÝ CẤP TRÊN TRỰC TIẾP
TÊN CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON ............
--------

 

 

DANH SÁCH GIÁO VIÊN MẦM NON DÂN LẬP, TƯ THỤC ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ HỖ TRỢ Ở ĐỊA BÀN CÓ KHU CÔNG NGHIỆP

(Dùng cho Cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục)

Tổng số giáo viên của cơ sở GDMN:..................................

Tổng số giáo viên được hưởng chính sách..................................

Đơn vị: Triệu đồng

STT

Họ và tên

Ngày tháng năm sinh

Trình độ đào tạo

Dạy tại nhóm/lớp

Tổng số trẻ trong nhóm/lớp

Số trẻ là con công nhân trong nhóm/lớp

Mức tiền được hưởng/tháng

Số tháng được hưởng

Tổng số tiền

1

Nguyễn Thị A

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP BIỂU

......, ngày.... tháng.....năm......
HIỆU TRƯỞNG
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)

 

5. Quy trình: Hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo (QT.08-02.2021)

1

Mục đích:

Quy định trình tự, cách thức thẩm định, cấp Quyết định hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo.

2

Phạm vi:

Áp dụng đối với cơ sở giáo dục mầm non thực hiện việc xét hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo; công chức Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện.

3

Nội dung quy trình

3.1

Cơ sở pháp lý

 

- Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 08/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non;

- Quyết định số 2984/QĐ-BGDĐT ngày 09/10/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành; thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

- Quyết định số 5039/QĐ-UBND ngày 10/11/2020 của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội về việc công bố Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành; được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực giáo dục mầm non thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội.

3.2

Thành phần hồ sơ

Bản chính

Bản sao

a

Đối với trẻ em thường trú ở thôn đặc biệt khó khăn, xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ thì cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp một trong số các loại giấy tờ sau:

 

 

 

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực sổ hộ khẩu hoặc cung cấp thông tin về số định danh cá nhân của trẻ em hoặc của cha hoặc mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em;

 

x

 

- Giấy xác nhận của cơ quan công an về việc đăng ký thường trú của trẻ em (trường hợp sổ hộ khẩu bị thất lạc).

x

 

b

Đối với trẻ em không có nguồn nuôi dưỡng được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội thì cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nộp một trong số các loại giấy tờ sau:

 

 

 

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện;

 

x

 

- Bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Văn bản xác nhận của UBND cấp xã hoặc cơ sở bảo trợ xã hội về tình trạng trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ thuộc các trường hợp khác quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;

 

x

 

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận nuôi con nuôi đối với trẻ mồ côi, bị bỏ rơi hoặc trẻ em thuộc các trường hợp khác quy định khoản 1 Điều 5 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội.

 

x

c

Đối với trẻ em thuộc đối tượng là con liệt sĩ, con Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con thương binh, con người hưởng chính sách như thương binh, con bệnh binh; con một số đối tượng chính sách khác theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng (nếu có):

 

 

 

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công và Giấy khai sinh của trẻ em;

 

x

 

- Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận của cơ quan quản lý đối tượng người có công và Giấy khai sinh của trẻ em.

 

x

d

Đối với trẻ em thuộc đối tượng là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ:

 

 

 

- Bản sao và mang bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hoặc Giấy xác nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo do UBND cấp xã cấp;

 

x

 

- Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng năm học.

 

x

đ

Đối với trẻ em thuộc đối tượng là trẻ em khuyết tật học hòa nhập:

 

 

 

Bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực Giấy xác nhận khuyết tật do UBND cấp xã cấp hoặc Quyết định về việc trợ cấp xã hội của Chủ tịch UBND cấp huyện.

 

x

3.3

Số lượng hồ sơ

 

Mỗi đối tượng nộp 01 bộ hồ sơ cho 01 lần đầu đề nghị hỗ trợ trong cả thời gian học tại cơ sở giáo dục mầm non. Riêng đối với đối tượng trẻ em là nhân khẩu trong gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nộp bổ sung Giấy chứng nhận hộ nghèo, hộ cận nghèo theo từng năm học.

3.4

Thời gian xử lý

 

- Tối đa 24 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

 

- Việc chi trả kinh phí hỗ trợ ăn trưa được thực hiện 2 lần trong năm học do cơ sở giáo dục mầm non chi trả: Lần 1 chi trả đủ 4 tháng vào tháng 11 hoặc tháng 12 hằng năm; lần 2 chi trả đủ các tháng còn lại vào tháng 3 hoặc tháng 4 hằng năm.

3.5

i tiếp nhận và trả kết quả

 

Bộ phận Một cửa/Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả - UBND cấp huyện

3.6

Lệ phí

 

Không

3.7

Quy trình xử lý công việc

TT

Trình tự

Trách nhiệm

Thời gian

Biểu mẫu/Kết quả

B1

Tháng 8 hằng năm, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức phổ biến, thông báo rộng rãi và hướng dẫn cho cha mẹ hoặc người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em thuộc đối tượng được hưởng chính sách nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ ăn trưa.

Cơ sở giáo dục mầm non lập hồ sơ theo quy định; sau khi hoàn thiện nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả.

Cơ sở giáo dục mầm non

01 ngày

Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả.

B2

- Tiếp nhận hồ sơ: Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ theo quy định tại Quy trình giải quyết TTHC theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông.

- Chuyển hồ sơ cho Phòng Giáo dục và Đào tạo: Sau khi tiếp nhận hồ sơ, công chức tiếp nhận lập Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ làm 02 bản, bàn giao hồ sơ và phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ cho Công chức đầu mối Phòng Giáo dục và Đào tạo thẩm định.

Bộ phận TN&TKQ

- Giấy biên nhận

- Phiếu chuyển hồ sơ

B3

Lãnh đạo phòng phân công chuyên viên thụ lý hồ sơ

Lãnh đạo phòng

01 ngày

Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ

B4

Thẩm định hồ sơ: Chuyên viên thụ lý hồ sơ tiến hành thẩm định hồ sơ và tiến hành xác minh tại cơ sở:

- Trường hợp hồ sơ, cơ sở không đáp ứng yêu cầu, thông báo cho cơ sở giáo dục mầm non một lần bằng văn bản để công dân bổ sung hoàn thiện.

- Trường hợp đạt yêu cầu tiến hành bước tiếp theo.

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

15 ngày

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

B5

Lập tờ trình, dự thảo Quyết định hành chính trình lãnh đạo phòng xem xét.

Chuyên viên thụ lý hồ sơ

01 ngày

- Tờ trình

- Hồ sơ trình

B6

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo xem xét ký xác nhận văn bản và chuyển Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét.

Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo

01 ngày

Quyết định hành chính

B7

Lãnh đạo UBND cấp huyện xem xét phê duyệt Quyết định.

Lãnh đạo UBND cấp huyện

02 ngày

Quyết định hành chính

B8

- Chuyển hồ sơ đã ký duyệt cho bộ phận Văn thư đóng dấu văn bản và bàn giao kết quả về Bộ phận Một cửa/Tiếp nhận và Trả kết quả.

- Lưu hồ sơ theo dõi.

Phòng Giáo dục và Đào tạo

01 ngày

- Kết quả.

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ.

B9

Trả kết quả cho cơ sở giáo dục mầm non

Bộ phận TN&TKQ

- Kết quả.

- Sổ theo dõi hồ sơ.

4

Biểu mẫu

 

Biểu mẫu theo dõi, giải quyết thủ tục hành chính ban hành kèm theo Thông tư số 01/2018/TT-VPCP ngày 23/11/2018 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ (Mẫu số 01-06):

- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả;

- Phiếu yêu cầu bổ sung, hoàn thiện hồ sơ;

- Phiếu từ chối tiếp nhận giải quyết hồ sơ;

- Phiếu xin lỗi và hẹn lại ngày trả kết quả;

- Phiếu kiểm soát quá trình giải quyết hồ sơ;

- Sổ theo dõi hồ sơ.

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 920/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt quy trình nội bộ giải quyết thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội

  • Số hiệu: 920/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 24/02/2021
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Chử Xuân Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản